Trở về nhà mình hiện tại đang ở Lý Đồng vào phòng Trương Hạo nghĩ ngơi. Còn Nhã Oanh với Hà Vị đang bắt đầu cùng nhau tập những lời thoại dẫn chương trình sắp tới. Tuy hai người chưa làm những việc này bao giờ nhưng Thiếu Kiệt nói chỉ có hai người với giọng nữ mới thu hút được những người tham quan trong triển lãm nên họ cũng phải học những câu mà Thiếu Kiệt đã biên soạn sẵn.

Thiếu Kiệt ngồi ở bàn phòng khách bắt đâu ghi chép những thứ gì đó. Hai người thấy hắn có vẻ như không muốn đi nghĩ ngơi cũng tiến lại nhìn. Những tờ giấy ghi chi chít những chữ. Cầm lên một tờ giấy trong đó Hà Vi thấy được đây là toàn bộ kế hoạch của Thiếu Kiệt đang triển khai một phần làm việc.

Thấy hắn giờ lại ghi ra những gì mình đang làm Hà Vi với Nhã Oanh cũng thắc mắc nên Nhã Oanh mới hướng Thiếu Kiệt hỏi.

- Anh làm gì vậy? Những thứ này không phải là những thứ anh đang triển khai sao. Giờ anh lại viết chúng ra để làm gì? Nhiều như thế này kế hoạch anh định làm gì với chúng.

Dừng lại viết đang ghi lại Thiếu Kiệt lúc này mới biết hai người đứng gần mình từ lúc nào. Vì hắn tập trung đem suy nghĩ của mình tạo thành một khôi suy nghĩ tính toán cho những bước đi sắp tới nên không để ý được xung quanh. Giờ nghe tiếng của Nhã Oanh hỏi cũng giật mình ngước lên nhìn hai người.

- Ừ đây là toàn bộ kế hoạch đang làm với sắp tới phải triển khai không sớm thì muộn nên hiện tại ghi ra để sắp xếp sau đó ghi nhớ các bước làm việc chứ như hiện tại anh cảm thây không ổn.

- Anh nói cũng đúng dạo gần đây em thấy anh có quá nhiều kế hoạch. Lần này lại làm cái việc mở công ty phát hành trò chơi. mà lại triển khai cực nhanh, nguồn vốn có hạn mà anh cứ thế này xoay tới xoay lui thế nào cũng mệt chết thôi.

Hà Vi lúc này cũng đưa ra ý kiến của mình. Dạo gần đây cô thấy hắn suy nghĩ nhiều hơn làm việc nhiều hơn. Những bước tính toán thận trọng của hắn dường như bị mất đi và có một sự chênh lệch gấp rút không hề nhỏ nên cũng lo lắng.

- Ừ dạo gần đây anh mới phát hiện ra càng nhiều việc suy tính thì càng dễ đưa ra phán đoán sai lầm nhưng hoàn cảnh bắt buộc nên giờ anh mới phải sắp xếp lại các thứ này.

Thiếu Kiệt cũng không ngại khi nói ra mình gấp rút trong chuyện này hắn biết cái hắn thiếu bây giờ là gì, mà muốn tranh đấu thì ít nhất hắn phải có một thứ lợi thế cần có. Nhã Oanh lúc này mới nói ra suy nghĩ của mình cho hắn biết.

- Em thấy anh có quá nhiều dự án. Công Ty linh kiện, trang giao dịch vàng, trang thương mại điện tử, trung tâm giao hàng, Rồi sắp tới làm trung hội nghị tiệc cưới, thêm cả những kho trung chuyển lưu giữ hàng hóa. Với cái công ty này nữa, quá nhiều thứ. Chưa kể công ty này quy mô còn lớn hơn những thứ trước đó rất nhiều nữa.

- Hai em cứ làm như anh không biết vậy lo lắng thái quá đi. Không sao đâu anh biết sắp xếp cho những gì mình phải làm.

Thiếu Kiệt thấy hai người quan tâm cho những gì mình làm hắn biết hai người cũng chỉ muốn tốt cho mình. Nhưng với sự tính toán cần thiết của mình hắn biết mình làm những gì và không nên làm những gì. Nhã Oanh lúc này mới ngồi xuống nói với Thiếu Kiệt.

- Em chỉ sợ anh rót tiền sai chỗ thôi. Em cũng đã đọc qua một số bài viết về kinh doanh nên cũng hiểu được một chút ít việc này.Ở giai đoạn khởi đầu, nhiều doanh nghiệp đang cầm một cọc tiền trong tay, hứng khởi với những kế hoạch mở rộng quy mô về sau, bắt đầu rót tiền chuẩn bị nhà xưởng, thuê văn phòng dài hạn, đầu tư máy móc, trang thiết bị v.v... Đây là sai lầm mà em thấy anh đang dính vào đó.

Nghe Nhã Oanh nói như thế hắn cũng nhìn cô. Đây là lần đầu tiên hắn thấy cô nói về vấn đề này. Xem ra Nhã Oanh có một chút gì đó hiểu biết về vấn đề kinh doanh không phải như vẻ bên ngoài của mình nên mới cười nói.

- Ấy vậy em nói xem anh đang sai lầm ra sao nào? Để xem coi nhận định của em thế nào về việc này.

Hà Vi thấy Thiếu Kiệt hứng thú với những gì Nhã Oanh nói nên cũng ngồi xuống lắng nghe. Cô vốn không hiểu gì về những thứ này nên ngồi nghe để hiểu thêm những thứ khác sau này giúp đỡ Thiếu Kiệt là điều mà cô không thể bỏ qua. Thấy Thiếu Kiệt ủng hộ mình Nhã Oanh mới từ từ nói.

- Với bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn vốn là dòng máu nuôi sự sống. Khi doanh nghiệp chỉ lên kế hoạch cho số vốn khởi động, đầu tư tiền vào những khoảng "chết" như máy móc, nhà xưởng, văn phòng... thì đến khi sản xuất sẽ hết vốn trong khi khách hàng thường có xu hướng yêu cầu giao hàng trước mới trả tiền. Đây là thất bại.

- Vậy theo em để hạn chế việc rót sai tiền này thì cần làm như thế nào?

Thiếu Kiệt không bát bỏ ý kiến của Nhã Oanh bởi hắn hiểu cô nói đúng không sai. Nhưng đó là đúng với những doanh nghiệp bắt đầu mà không có những điều kiện khác.

- Theo em mình chỉ tập trung vào việc kinh doanh chính, giảm tối đa các chi phí không cần thiết. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất linh kiện vi tính thì chỉ tập trung chi phí vào việc sản xuất sản phẩm thôi, đừng tốn quá nhiều tiền để thuê nhà, thuê xưởng, trả trước, chôn vốn rồi sau đó rơi vào tình cảnh cạn vốn.

- Điều này em nói đúng ở phương diện là một công ty sản xuất kinh doanh. Nếu công ty của anh sản xuất sản phẩm thì đúng thật là ý kiến của em không sai. Nhưng công ty của anh lại là công ty phân phối nó khác biệt với công ty sản xuất.

Lúc này Thiếu Kiệt mới cười cười nói với Nhã Oanh bởi hắn thấy cô hiểu sai khai niệm công ty hắn hoạt động. Nên mới chỉnh lý lại một chút vì ý kiến của Nhã Oanh đúng thật đứng ở một công ty bắt đầu trong việc sản xuất thì chắc chắn sẽ phải làm.

- Em nên biết nhà phân phối là một đơn vị trung gian kết nối sản phẩm từ công ty đi đến các đại lý hoặc người tiêu dùng. Hoặc đơn giản có thể hiểu như sau. Nhà phân phối là người mua trữ hàng vào kho và phân phối bán lại cho các đại lý hay nhà phân phối bán lẻ. Họ thường cung cấp thông tin kỹ thuật, hay dịch vụ bảo hành nếu có cho các mặt hàng này.

Lúc này Nhã Oanh mới biết được mình sai chỗ nào mà Thiếu Kiệt chỉnh sửa. Cô cũng hiểu được thêm một khái niệm khác nhau giữa nhà phân phối và công ty sản xuất là như thế nào.

- Thì ra là vậy. Nếu thế thì em hiểu sai khái niệm mất.

- Không ý kiến của em về lĩnh vực này của em rất hay. Để xem hôm nay anh khảo vấn kiến thức kinh doanh của em như thế nào sau này còn giúp anh trong những chuyện khác nữa chứ.

Thấy Thiếu Kiệt thích thú với những gì mình đưa ra Nhã Oanh cũng có chút gì đó vui vẻ. Cô sợ những ý kiến của mình không được Thiếu Kiệt chấp nhận giờ đây thấy hắn đồng ý khảo nghiệm mình nên Nhã Oanh cũng khá vui.

Còn Thiếu Kiệt thì lại muốn biết Kiến thức của Nhã Oanh tới đâu để hắn có thể để cô thay mình những lúc mình vắng mặt. Nên hắn dành thời gian này để xem Nhã Oanh thật sự có tố chất trong việc này hay không.

- Vậy nhé Anh phải nghe đấy! những gì em sai thì anh sửa lại để sau này em rút kinh nghiệm cho mình.

- Ừ bảo đảm nghe cái nào không đúng anh sẽ sửa lại.

Thiếu Kiệt cũng bảo đảm với Nhã Oanh để cho cô có một sự thoải mái đưa ra nhìn nhận của mình về những kiến thức kinh doanh của cô.

- Theo những gì em biết về những nhà sản xuất. Tại mỗi doanh nghiệp, dòng vốn lưu động rất lớn, thường gấp 5 – 6 lần mức vốn cố định. Ví dụ, để sản xuất ra một gói mì ăn liền tốn khoảng 3.000 đồng thì mức vốn lưu động phải tối thiểu 12.000 đồng thì mới duy trì được sản xuất. Vì một gói mì sản xuất trên dây chuyền đã hết 3.000 đồng, nguyên vật liệu đang chờ cũng khoảng 3.000 đồng, gói mì đang trên đường vận chuyển cho khách mất 3.000 đồng, khách hàng mua tuần sau mới trả tiền tốn thêm 3.000 đồng nữa.

Nhã Oanh nói ra ví dụ này Thiếu Kiệt cũng cười. Hắn hiểu quy trình để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua những việc như thế nào nó là một quy trình không thể thay đổi. Nhà sản xuất xuống nhà phần phối tiếp đến là đại lý rồi lại đi xuống cửa hàng bán lẻ cuối cùng mới đến người tiêu dùng. Những thứ này là một quy trình của bất cứ sản phẩm nào đề phải có.

Không thấy Thiếu Kiệt nói gì Nhã Oanh cũng tiếp tục. Hà Vi hiện tại cũng hiểu được một gói mì thôi mà phải tốn đến nhiều chi phí như thế.

- Đó là chưa kể các chi phí khác như nhân sự, marketing, vận chuyển khác nữa. một ông chủ có thể có hàng trăm triệu đồng để mở công ty nhưng chỉ cần người chủ công ty nợ lương công nhân hai triệu đồng là họ sẽ bỏ việc ngay. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng mình tầm quan trong của vôn lưu động rồi.

- Ủa Thiếu Kiệt tại sao chỉ với hai triệu là nhân viên bỏ việc lỡ như họ chỉ tra chậm thì sao. Nhân viên đó chịu chấp nhận mất việc chỉ vì hai triệu à.

Hà Vi lúc này cũng hướng Thiếu Kiệt hỏi thắc mắc của mình vì cô thấy nếu như một chủ công ty có thiếu nợ nhân viên hai triệu thì giá trị cũng không lớn lắm. Tại sao người nhân viên đó lại bỏ việc ngay mà không tiếp tục làm việc.

- Cái này là điều xác thực. Bạn không biết nếu một công ty sản xuất họ không chỉ có mỗi một công nhân và những người công nhân này họ cũng không phải là dại. Mỗi người khi bị công ty nợ hai triệu một người thì không sao nhưng nhiều người đó là số tiền lớn. Việc này cũng cho thấy công ty có số vốn không đủ để xoay vòng chưa kể đến đó là nếu họ cứ làm tiền lương ngay càng cộng dồn doanh nghiệp dẫn đên không chi trả được và sẽ phá sản công sức bỏ ra những tháng cố gắng bám trụ của họ sẽ không được bồi hoàn.

- Ừ công nhân hiện tại đều như thế. Có qua nhiều công ty tuyển dụng chỉ cần họ có kinh nghiệm một chút ở các cơ sở sản xuất mà họ có tay nghề là được nhận.

Nhã Oanh cũng gật đầu cả cô mơi đầu cũng không hiểu tại sao chỉ với hai triệu mà người công nhân viên đang làm việc lại chấp nhận nghĩ. Sau nay cô hỏi mẹ mình thì cũng được mẹ cô giải thích giống như Thiếu Kiệt. Thấy Hà Vi không thắc mắc nữa Nhã Oanh mới tiếp tục đề tài của mình.

- Rất nhiều người lên kế hoạch sai liên quan đến dòng tiền. Chúng ta hay nghĩ rằng làm 1 đồng, bán 1,1 đồng là có lời rồi. Không ai thấy có gì bất hợp lý. Tuy nhiên đây là vấn đề liên quan tới quy mô. Trong giai đoạn bắt đầu, thử nghiệm, chúng ta thường tận dụng nguồn lực có sẵn như gia đình, nhà đang ở. Nhưng cũng do sử dụng quá nhiều yếu tố “miễn phí”, lấy công làm lãi nên không tính được chính xác giá thành cung cấp dịch vụ.

Hà Vi lúc này mới hỏi Nhã Oanh vì cô thấy việc định giá sản phẩm bán ra cho dù qua biết bao nhiêu công đoạn cũng không nên qua cao.

- Vậy định giá cho một sản phẩm cần cho nó cái giá như thế nào cao hơn một chút nữa hay sao Nhã Oanh.

- Không việc định giá sản phẩm thường phải tính toán tất cả chi phí liên quan nữa. Nếu sản xuất 1 đồng thì phải bán ít nhất 3 đồng công ty mới tồn tại được. Nói ví dụ như khi bạn đi làm công ăn lương mỗi tháng kiếm được 10 triệu, ra tự kinh doanh kiếm được 20 triệu như thế là tốt rồi. Nhưng khi quy mô mở rộng, bạn phải thuê thêm nhân viên tốn khoảng 10 triệu nữa, trong khi lãi chỉ tăng thêm 5 triệu, vậy là “hụt” đi 5 triệu. Bạn sẽ thấy càng mở rộng, chi phí lại càng đội lên trong khi lợi nhuận không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận đúng theo quy mô đó.

Nghe Nhã Oanh nói nãy giờ bây giờ Thiếu Kiệt mới lên tiếng của mình. hắn thấy dù cho Nhã Oanh có hiểu biết được những thứ này những cũng không nắm bắt hết được những điều trong đó nên mới nói.

- Đối với những mô hình nhỏ, nhiều doanh nghiệp khác lại tận dụng các nguồn lực sẵn có như: nhà xưởng, điện nước, kế toán, giao hàng, vận hành... nên thường không tính toán được giá thành đầy đủ của sản phẩm và họ thường lấy công làm lời nên khi quy mô được mở rộng, phải bỏ vốn ra đầu tư thêm sẽ dễ dàng gặp rào cản khi giá thành sản phẩm không bù đắp nổi chi phí, dẫn tới kinh doanh thiếu hiệu quả và âm vốn. Như thế sẽ dẫn đến doanh nghiệp đi vào bế tắc và phá sản là điều chắc chắn. Nên việt tính toán kỹ giá thành rất quan trọng.

Nhã Oanh và Hà Vi lúc này cũng im lặng để tiếp thu những gì Thiếu Kiệt nói vì những kiến thức này nếu học qua sách vỡ thường không tốt bằng những trãi nghiệm thật sự của người kinh doanh. Mà ở đây Thiếu Kiệt là người kinh doanh đúng nghĩa đối với ba người ở đây.

- Đối với cách khắc phục của những doanh nghiệp như thế này là Tính toán lại giá thành để có mức giá phù hợp với chi phí sản xuất thực, đồng thời,phải có một nguồn tài chính gấp hàng chục lần hiện tại để nâng từ quy mô "lấy công làm lời" sang quy mô sản xuất vừa. Bởi lẽ, nếu không có đủ nguồn tài chính công ty sẽ không thể duy trì để đạt điểm hòa vốn cho quy mô mới khi mà lượng hàng tiêu thụ không ổn định, khoản lỗ kéo dài.

Suy nghĩ một lúc Hà Vi mới nhìn Thiếu Kiệt đưa ra những suy luận của mình.

- theo mình thấy họ có thể gọi huy động vốn được mà phải không Thiếu Kiệt. Những người đầu tư sẽ góp vốn giúp công ty lôi mọi người ra khỏi tình trạng này được mà.

- Thực tế việc gọi mời các nhà đầu tư cũng được nhưng phải huy động đủ số vốn cam kết ngay từ đầu để không lãng phí nguồn lực tài chính. Khi mở rộng thì nên ưu tiên vốn vay thay vì vốn góp. Các nhà đầu tư dù là cá nhân hay tổ chức khi góp tiền đều muốn xem dòng tiền quay vòng như thế nào, quy trình hoạt động ra sao, tính toán sổ sách thế nào… Các chi phí này quá lớn nếu số vốn góp vào nhỏ. Nên đối với quy mô ban đầu của một công ty khởi nghiệp thì nên sử dụng vốn vay nhiều hơn, các công ty mới thành lập trên thế giới đều hoạt động theo hình thức này.

Dừng lại một chút Thiếu Kiệt thấy hai người có vẻ hai lòng với ý kiến của Hà Vi đưa ra và được hắn trả lời khách quan như thế cũng coi như là hiểu được chút ít. Thiếu Kiêt bây giờ lại tiếp tục mĩm cười lắc đầu nói.

- Tuy nhiên, cũng có nhiều công ty đi vào khủng hoảng vì sự bất đồng quan điểm giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư "thiên thần". Do vậy, trước khi chấp nhận khoản thiền huy động từ nhà đầu tư, doanh nghiệp nên lập một bản hợp đồng thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Như thế mới không gặp phải tình trạng như thế này.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play