Chủ thể của bức tranh Quan Sơn ngộ tiên đồ là quách điện bên trong mộ cổ Ô Dương vương, phía dưới bức tranh là mộ đạo đằng trước gian điện, có rất nhiều kẻ trộm mộ ăn mặc như phường hát kịch, đang vận chuyển hàng đống minh khí chất như núi, còn bên trong quách điện, lại là một cảnh tượng kinh tâm động phách hoàn toàn trái ngược.
Quách đá bên trong quách điện bị bậy tung, xung quanh có năm sáu tên trộm mộ nằm nghiêng ngả, kẻ nào kẻ nấy đều máu thịt bầy nhầy, tử trạng cực kỳ thê thảm, hai người trong đó đeo lệnh bài Quan Sơn, có lẽ là anh em cùng họ hoặc môn đồ của Phong Soái Cổ, trong điện, chỉ có một người đàn ông trung niên mặc áo đen là vẫn còn sống. Nhìn khí chất và dáng điệu người này, thật đúng là "một tấm hắc bào tựa áng mây, hai mắt lạnh lùng xạ hàn tinh, tay cầm ba thước Thanh Phong kiếm, hơn cả Động Tân nhập Bát Tiên", so với đám trộm mộ bình thưòng kia, thật cũng có chút phong thái siêu nhiên như hạc giữa bầy gà, thiết tưởng, đây chính là địa tiên Phong Soái Cổ rồi.
Từ trong quách đá đã bị bậy nắp kia, một cỗ cương thi có đầu bằng vàng vươn nửa ngưòi ra, bức tranh vẽ rất tỉ mỉ, ở cổ cương thi có dây đai buộc chặt, từ đây có thể thấy xác chết không đeo mặt nạ vàng, mà là không có đầu, rồi được gắn vào một cái đầu bằng vàng mặt mũi dữ tợn; đây lại là quách điện bên trong mộ cổ ô Dương vương, vì vậy có thể khẳng định cỗ cương thi không đầu bên trong quách này chính là vị Di Sơn Vu Lăng vương có thân không đầu ấy.
Thân hình xác Ô Dương vương khôi vĩ tráng kiện hơn Xa người thường, móng tay đặc biệt dài, bên trên máu tươi nhỏ tong tỏng, lại dính cả thịt vụn, có thể đám trộm mộ chết xung quanh quách đá, đều bị nó hại lúc bậy nắp quan ra.
Phong Soái Cổ may mắn sống sót, không hề gọi đồng bọn bên ngoài mộ đạo vào, mà xả thân lao lên, một tay cầm kiếm đâm xuyên qua lồng ngực cái xác cổ, tay kia vung dây thừng trói xác, tung ra thiên la địa võng, tròng cả quách đá lẫn tử thi vào.
Tôi xem bức tranh này, trong lòng ngạc nhiên khôn tả, cảnh tượng miêu tả trong Quan Sơn ngộ tiên đồ thực khiến người ta khó mà tin được. Cương thi vồ người đa phần là do ảnh hưởng của điện sinh vật. Cương thi là vật chết mà không hóa, trong khoảnh khắc tiếp xúc với vật sống, có thể sẽ nảy sinh đột biến mạnh mẽ mà xuất hiện những hiện tượng đáng sợ kiểu như thi biến, hay xác chết bật dậy. Nhưng có một điểm, đầu lâu là tổ của trăm mạch tứ chi, dưới gầm trời này, tuyệt đối không thể có chuyện cương thi không đầu bật dậy hại người, tình huống trong tranh, có thể nói là cổ kim hiếm thấy.
Ông nội tôi là nhân vật xuất thân từ xã hội cũ, từng kể cho tôi rất nhiều sự việc hiếm lạ thời xưa. Ông cũng có thể coi như một nửa truyền nhân của Mô Kim hiệu úy, nhưng tôi chưa từng nghe ông nhắc đến chuyện này bao giờ; ngoài ra, đến cả thủ lĩnh phái Xả Lĩnh là lão Trần mù, cùng với cuốn nhật ký Ban Sơn đạo nhân Gà Gô lưu lại, cũng không đề cập chuyện nào tương tự như vậy. Điều này chứng tỏ rằng, từ cổ chí kim, những kẻ trộm thuộc các phái Phát Khưu Mô Kim, Ban Sơn Xả Lĩnh đều chưa gặp phải chuyện lạ cương thi không đầu có thể bật dậy vồ người.
Lại nói thêm nữa, càng khiến người ta không thể hiểu nổi là bức Quan Sơn ngộ tiên đồ này gọi là ngộ tiên đồ, nhưng nhìn ngang nhìn dọc chẳng thấy tiên nhân đâu cả? Thà gọi là Quan Sơn đạo mộ đồ hay Quan Sơn hàng thi đồ còn chuẩn xác hơn. Nếu đã đặt tên như vậy, bên trong ắt có nguyên nhân, nhưng trong tranh dường như ẩn chứa huyền cơ, khiến người ta không thể suy đoán theo lẽ thường được. Quan Sơn ngộ tiên đồ và Quan Sơn tướng trạch đồ, Binh chúc dạ hành đồ rốt cuộc có quan hệ như thế nào?
Shirley Dương cũng thấy khó hiểu, bèn hỏi tôi và giáo sư Tôn nghĩ thế nào về bức tranh này. Tôn Cửu gia nhìn chăm chăm vào bức Quan Sơn ngộ tiên đồ hồi lâu, sắc mặt càng lúc càng khó coi. Lão ta bảo hai chúng tôi: "Nếu nội dung trong bức tranh này là thật... nhìn ba bức tranh trước, thiết tưởng tình huống trong bức Quan Sơn ngộ tiên đồ này cũng không phải là chuyện bịa tạc vô căn cứ. Có điều, xem tranh thì đây không hề giống chuyện gặp tiên chút nào, trừ phi ô Dương vương gắn đầu lâu vàng này không phải cương thi."
Tôi ngạc nhiên nói: "Không phải cương thi thì là gi? Chẳng lẽ là tiên gia? Nếu là tiên thật thì sao chết rồi vẫn bị người ta bỏ vào quan tài ?" Tôn Cửu gia thần sắc nặng nề, chậm rãi nói: "Chắc chắn không phải là cương thi, lúc Quan Sơn thái bảo bật nắp quách đá trong gian điện ấy, Ô Dương vương có thể vẫn còn sống"
Tôi không đổng ý với luận điệu này, ngờ rằng không biết não Tôn Cửu gia có bị úng thủy hay không, bèn bảo lão ta: "Ô Dương vương dã mất đầu, làm sao có thể nói ông ta vẫn sống đến lúc mở quan tài được? Vả lại, nếu Vu Lăng vương vẫn còn sống thì mấy nghìn năm trước cũng không thể nào bị bỏ vào trong quách đá. Trông bộ dạng này thì ông ta không giống kẻ bạo quân vô đạo bị chôn sống trong quan tài đâu, vì cái đầu lâu vàng ròng kia rất tinh xảo đẹp đẽ, tuyệt đối không phải là thứ làm tạm làm bợ".
Tôn Cửu gia nói: "Cậu nói không sai, nhưng hãy nhìn kỹ bức tranh này mà xem, trên người Vu Lăng vương ở chỗ Phong Soái Cổ đâm kiếm vào rõ ràng có máu tươi ứa ra, chảy dọc theo lưỡi kiếm. Cương thi nghìn năm không thối rữa, đương nhiên không thể có máu tươi chảy ra, dù có máu thì cũng là thi huyêt đen ngòm, chi tiết này đủ để chứng minh lúc ông ta từ trong quách đá bò ra vẫn không khác gì người sống."
Tôi chăm chú xem xét chi tiết Tôn Cửu gia vừa nói, nhưng vẫn không chịu tin: "Tay nghề hội họa của lão Phong Soái Cổ này không tệ, cũng biết thủ pháp cường điệu hóa trong nghệ thuật đấy, nhưng vẽ cương thi chảy máu như suối thì không phải là thái độ chính xác đối với sự thật lịch sử đâu."
Shirley Dương lại hỏi Tôn Cửu gia: "Ý ông là Ô Dương vương trong cỗ quách kia vẫn còn sống, tình cảnh gặp tiên miêu tả trong Sơn ngộ tiên đồ chính là chỉ việc Phong Soái Cổ gặp được người bát tử trong lúc đạo mộ khai quan?"
Tôn Cửu gia khẽ gật đầu đáp: "Chắc là vậy, nhưng tôi nghi bên trong vẫn còn ẩn tình gì đó, xét cho cùng thì Quan Sơn ngộ tiên đồ chỉ miêu tả lại một khoảnh khắc mà thôi. Tuy rằng có thể khẳng định đến chín mươi phần trăm đây chính là tình cảnh Phong Soái Cổ đã tự mình trải qua, nhưng sau khi giết chết ô Dương vương bất tử nghìn năm, ông ta đã gặp phải chuyện gì?.Rốt cuộc điều gì đã khiến ông ta thay nết đổi tính, vào núi Quan Tài lánh đời cầu tiên? Những chuyện này chúng ta khó lòng chông qua bức tranh mà biết được."
Chúng tôi thực tình không phát hiện được thêm gì nữa, bèn lấy hai bức Quan Sơn tướng trạch đồ treo trên tường xuống, sau đó đi thẳng lên tầng cao nhất. Không gian tầng này nhỏ hơn rất nhiều, chỉ có một chiếc tủ đá trông như khám thờ, bày khá nhiều đồ vật, có mười mấy cuốn sách, vài bình sứ đủ kiểu, ngoài ra còn một thanh bảo kiếm nằm trong vỏ nữa.
Xem ra đây đều là vật tùy thân của địa tiên Phong Soái Cổ. Tôi thầm nhủ, chỉ dựa vào điểm này cũng đủ thấy Phong Soái Cổ không phải thần tiên thực sự, người này hoàn toàn khòng ngờ rằng con cháu ông ta lại dẫn Mô Kim hiệu úy vào mộ có Địa Tiên, đồ đạc quý giá cứ bày ra đó không che đậy gì. Chúng tôi đá nhiều lần bị Quan Sơn thái bảo che mắt, không vơ vét mấy món đồ giá trị, làm sao chịu được cơ chứ?
Nghĩ tới đây, tòi bèn vươn tay cắm thanh bảo kiếm lên, án chốt rút kiếm khỏi vỏ, chỉ thấy lưỡi kiếm sáng bóng lạnh lẽo, thực là một món vũ khí sắc bén. Tôi bảo Tôn Cửu gia: "Đồ của Quan Sơn thái bảo toàn nhờ đổ đấu mà có, cũng không biết chính chủ là cổ nhân trong ngôi mộ nào nữa. Giờ tôi tịch thư cái này, tuy tôi không biết kiếm thuật, nhưng vẫn nghe nói bảo kiếm có thể trấn trạch trừ tà, mang về treo trong nhà còn hơn để đây cho gỉ ra.
Tôn Cửu gia bực bội nói: "Thằng nhãi nhà cậu còn ăn trộm của trộm, không biết dơ mặt! Có điều, chỉ cần cậu giúp tôi tìm được nơi địa tiên náu thân, đồ đạc của ông ta cậu cứ thoải mái mang về."
Tôi thầm nhủ, may mà ông nói được câu này, đang định châm chọc lão ta mấy câu nữa, chợt thấy Shirley Dương đã tìm được một cuốn Quan Sơn quật tàng lục trong mấy cuốn sách trong tủ. Sách này được địa tiên Phong Soái Cổ viết tay ghi lại những chuyện trong cuộc đời ông ta, đồng thời nhất nhất liệt kê ra những mộ cổ mà bao đời Quan Sơn thái bảo đào trộm. Tôn Cửu gia trông thấy, mừng như bắt được vàng: "Chính là nó rồi bí mật của núi Quan Tài chắc chắn đều ghi cả trong đây." Nói đoạn, lão ta lập rức rọi đèn, vội vội vàng vàng lật giở ra xem.
Tôi liền nói, ông đừng chăm chăm xem một mình thế những sự việc vé Quan Sơn thái bảo, tôi và Shirlcy Dương cũng rát quan tàm đẫy, trong sách Phong Soái Cổ viết gì vậy? Tôn Cửu gia đành vừa xem vừa giảng giải sơ qua cho chúng tôi nghe.
Thì ra, từ Phong Vương Lễ trở đi, các thế hệ Quan Sơn thái bảo đều được nhận hoàng ân, ở bên cạnh hoàng thượng nghe sai bảo. Nhưng vạn vật trên đời đều có thịnh suy hưng vong, đến thời Vạn Lịch hoàng đế, triều đình Đại Minh đã rơi vào cảnh loạn trong giặc ngoài. Ở Quan Ngoại, có nhà Hậu Kim khởi binh tấn công, khắp nơi đều có tham quan Ô lại vơ vét đục khoét, khiến dân chúng nổi dậy không ngừng; trong triều lại chia bè kéo cánh, bao nguy cơ đều ập đến cùng một lúc, cơ nghiệp từ thời Thái Tổ Thành Tổ truyển xuống, bấy giờ đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sụp đổ.
Thế nhưng, hoàng đế đương triểu đầu óc u mê, lại rất thích luyện đan luyện dược, chiêu mộ rất nhiều thuật sĩ chuyên phụ trách việc phối chế đủ thứ bí dược dưỡng sinh cho. Vị hoàng đế này cũng rất hay đem chuyện trường sinh bất tử ra hỏi han Phong Soái Cổ.
Bấy giờ, Phong Soái Cổ là gia chủ của Quan Sơn thái bảo, một lòng trung thành với hoàng thượng, nhưng khi ấy ông ta vẫn chưa tin tưởng vào mấy chuyện luyện đơn nấu thuốc. Ông ta cho rằng trên đời không có người bất tử, thế gian cũng không có ngôi mộ nào là không bị đào lên, phàm là người thì phải có sinh lão bệnh tử, là lăng mộ thì sớm muộn củng có ngày bị người ca khai quật. Nếu đã không có ngôi mộ nào không bị đào bới, vậy thì đồ trong mộ cổ ai vơ vét mà chẳng giống nhau? vì vậy, ông ta một mặt chủ trì việc tu tạo hoàng lăng, một mặt ngấm ngầm phái người đi khắp nơi trộm mộ, chủ yếu là để thu gom các kinh sách điển tịch trong mộ cổ, đặc biệt là các giáp cốt, thẻ tre ghi chép đủ thứ kỳ môn dị thuật, bao nhiêu củng không thấy đủ. Đây cũng là truyền thống quang vinh được kế thừa từ tổ tiên nhà ông ta. Đối với sở thích dùng đơn dược của Vạn Lịch hoàng đế, Phong Soái Cổ rất không đồng tình. Thuật luyện đơn xưa nay đã hại người không ít, ai cũng nói đơn dược là đạo thành tiên của tiên nhân thời cổ lưu lại hòng tế thế cứu đời, nhưng thử xem từ cổ chí kim, ai đã tận mắt chứng kiến? Những kẻ uống đơn dược mong cầu thành tiên, đa phần đều bị đơn dược làm hại, không nói đâu xa, chỉ riêng hoàng đế các triều mất mạng vì chuyện này tính ra cũng không ít, tiếc rằng lòng người quá dễ mê muội, không hiểu được điểm quan trọng này.
Vì điều này, ông ta nhiều lần tâu lên Vạn Lịch hoàng đế, chuyện tiên dược bất tử rốt cuộc chỉ là huyền hoặc hư ảo, rất khó cưỡng cầu, đồng thời khuyên hoàng thượng hãy di dời mộ tổ ở An Huy. Kết quả, khiến hoàng đế mặt rồng không vui, cho rằng nhà họ Phong không có tài cán thực sự, từ đó bắt đầu xem nhẹ ông ta. Ngoài ra, còn một chuyện khác, Phong Soái Cổ sai người đào trộm mộ phần của một nữ nhân quý tộc họ Lưu ở gần thành Bắc Kinh. Nhà họ Lưu này cũng rất có lai lịch, chính là hậu duệ của kỳ nhân thuật số Lưu Bỉnh Trung, trong mộ bố trí rất nhiều cơ quan cạm bẫy, lại có một số điển tịch thuật số nên mới bị Quan Sơn thái bảo để mắt tới, lén lút khoân cả ngôi mộ. Nhưng đất kinh thành dưới chân thiên tử là nơi rồng rắn hỗn tạp, Quan Sơn thái bảo hành sự tuy rằng chu đáo cẩn mật, nhưng cũng có lúc để lộ phong thanh. Con cháu họ Lưu cũng làm quan trong triều, nghe được chuyện này liền lấy làm tức giận, khổ nỗi lại không tìm được chứng cứ Phong Soái Cổ đào trộm mộ, đành âm thầm vu oan hãm hại Quan Sơn thái bảo.
Phong Soái Cổ là người tinh minh, lại thông hiểu huyền học, đương nhiên cũng rõ đạo phòng thân, trong lòng đã nảy sinh ý muốn rút khỏi triều đình, bèn chọn ngày triệu tập các anh em đồng tông đồng tộc đến bàn bạc. Ông ta nói với mọi người, từ cổ thường có câu bạn với vua như chơi với hổ, giờ đây xem chừng khí số Đại Minh sắp tận, loạn thế thời nguy, điền viên sắp hoang phế rồi, sao còn không trở về(29)? Chi bằng chúng ta nhân lúc hãy còn có thể rút lui an toàn, lui cả về cố hương, trông nom sản nghiệp mỏ muối của tổ tiên để lại, từ đây đóng cửa thanh tĩnh qua ngày, há không hơn suốt ngày ở bên vua bên chúa mà lòng thấp thỏm không yên sao ?
Vì Phong Soái Có biết dị thuật, người nhà họ Phong vẫn luôn kính ngưỡng ông ta như thần minh, không ai không nghe, lập tức thương lượng định ra đường lui. Phong Soái Cổ sau đấy liền cáo bệnh về quê, dẫn theo cả gia tộc rời khỏi kinh thành trở về cố hương Thanh Khê.
Trở về nhà cũ, Phong Soái Cổ đóng cửa ở lì trong nhà, vùi đầu nghiên cứu đủ loại dị thuật kỳ dị, những thuật này đa phần đều lấy được từ quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài, tuy rằng có rất nhiều nội dung thiếu khuyết, nhưng phần còn sót lại cũng đủ cho ông ta nghiên cứu ba đời không hết, Càng nghiên cứu sâu, Phong Soái Cổ càng cảm thấy những phương thuật có xưa ấy cao thâm khó lường, ảo diệu vô cùng vô tận.
Họ Phong người đông sản nghiệp lớn, lại được hoàng thượng đích thân phong hiệu, tuy rằng hành sự bí mật, tiếng tăm không lớn, nhưng ở địa phương vẫn nhất hô bá ứng, lôi kéo được vô số môn đồ đệ tử, chuyên làm những chuyện vẽ bùa trừ tà, cầu bình an... nghiễm nhiên trở thành một môn phái phù thủy lớn ở vùng Ba Thục.
Phong Soái Cổ có mấy người anh em dã tâm không nhỏ, thấy thế lực gia tộc càng lúc càng lớn, quan phủ cũng không làm gì được minh, liền khuyên Phong Soái Cổ tụ tập tạo phản, có thể học theo cách làm của quân Khăn Vàng ngày trước, tự xưng là Đại Đức Thiên Sư, đứng lên hô một tiếng, ắt hẳn sẽ có vô số kẻ đi theo, dù không làm nên đại nghiệp thì cát cứ một phương, vạch đất xưng vương cũng được.
Phong Soái Cổ không động lòng trước lời khuyên dụ ấy, nhà họ Phong sở dĩ có được khí tượng như vậy, đa phần đều nhờ vào sở trường ảo thuật, nói dễ nghe thì là thuật ảo hóa, kỳ thực chính là yêu thuật, toàn là những thứ bàng môn tả đạo, thử nghĩ kỹ lại xem, trong lịch sử chuyện hưng vong thành bại nhiều vô số kể, nhưng có mấy người nhờ vào phép chướng nhãn rắc đậu thành binh, cắt giấy làm ngựa mà giành được thiên hạ? Từ thời xa xưa, phàm kẻ nào dùng yêu thuật mê hoặc dân chúng mưu đổ tạo phản, thảy đều không có kết cục tốt, tuyệt đối không thể thành đại sự. Trong số mạng không có phúc phận thì chớ nên si tâm vọng tưởng, bằng không sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.
Thế nhân ai chẳng tranh danh đoạt lợi, ai có thể giữ đựợ thanh tịnh vô vi? Phong Soái Cổ tuy không có dã tâm mưu đồ tạo phản, nhưng ông ta thu nhận môn đồ rộng rãi, cũng có động cơ riêng.
Quan Sơn thái bảo trộm mộ khác với người thường, đám người này trước khi trộm mộ đều ăn mặc như đi diễn kịch, đóng giả thành Chung Quỳ, Vô Thường, Phán Quan, Diêm La, Đầu Trâu Mặt Ngựa... đại để toàn là nhân vật dưới âm ty, các thủ đoạn thường dùng có Yên thuật, phép tẩy xương, dùng người giấy, điều khiển thi trùng... cực kỳ ngụy dị thần bí.
Yên thuật, trên thực tấ là thuật điểu khiển thi thể gần giống như thuật đuổi xác ở Tương Tây, Quan Sơn thái bảo phun hơi nước vào trong huyệt mộ, liền có thể thôi miên thi thể trong mộ. Khói mù có hình người phủ trùm lên những xác người bồi táng, có thể khống chế thi thể ấy mở quan quách của mộ chủ ra, sau khi lấy được minh khí, thi thể lại tự nằm vật xuống đất, trong mộ thất quan quách có cơ quan cạm bẫy gì cũng bị đám tử thi kích hoạt phá hết, cuối cùng Quan Sơn thái bảo mới vào trong mộ vét sạch mọi thứ.
Nếu trong mộ thất không có xác có bồi táng, thì cũng có thế gấp người giấy, dùng Yên thuật điều khiển lũ trùng kiến đưa người giấy vào trong mộ đạo. Xét theo quan điểm hiện đại, bản chất của loại yêu thuật này kỳ thực chính là lợi dụng khói thuốc, thu hút một số sinh vật máu lạnh như côn trùng, kiến... khiến chúng bám vào xác chết hoặc người giấy để trộm mộ. Ngoài ra, Yên thuật không thể duy trì quá lâu, bằng không người dùng thuật này sẽ mất hồn mà chết. Trên giáp cốt trong quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài có ghi chép rất nhiều những kỳ môn dị thuật kiểu này, lại có cả phép tướng tinh chiêm bốc, được nhà họ Phong tổng quát hóa lại thành thuật Quan Sơn chỉ mê.
Sau khi Quan Sơn thái bảo đào phá rất nhiều mộ cổ, Phong Soái Cổ cảm thấy thu hoạch như vậy không phải lớn lắm, tuy cũng tìm được một số dị thuật cổ xưa, nhưng so ra thì không bằng số lẻ của những gì tổ tiên ông ta truyền lại. Cuối cùng, ông ta nhớ ra trong di huấn tổ tiên từng nhắc đến, ở hẻm núi Quan Tài có một ngôi mộ cổ lớn, lợi dụng hang động thiên nhiên đế kiến tạo, bên trong thành quách trùng trùng, trang nghiêm hùng vĩ, tương truyền là lăng mộ của ô Dương vương.
Hẻm núi Quan Tài có hơn mười vạn cỗ quan tài treo, là một quấn thể mộ táng cổ xưa cực lớn, mộ cổ o Dương vương nằm ở tận cùng bên trong sơn cốc. Theo truyền thuyết địa phương, Ô Dương vương sùng tín thuật phù thủy, lại cực kỳ tàn bạo khát máu, nhưng có công khơi dòng sông, đào giếng khai thác muối khoáng, có thể nói là công tội lẫn lộn, cuối cùng bị người ta sát hại, mất cả đầu, đành phải gắn đầu giả bằng vàng vào mà chôn cất.
Tổ tiên nhà họ Phong nhờ nghiên cứu các mảnh giáp cốt trộm được trong hẻm núi Quan Tài mà tìm ra vị trí chính xác của mộ cổ Ô Dương vương, nhưng đồng thời cũng biết rằng ngôi mộ này chứa đựng lời nguyền khủng khiếp, một khi phá vỡ sự yên tĩnh vĩnh hằng trong địa cung, người đời sẽ phải trả giá, máu sẽ chảy thành sông, thây sẽ chất thành núi.
Tổ tiên nhà họ Phong biết rằng hẻm núi Quan Tài này từ cổ xưa là một mảnh đất thần bí khó lường, án chứa bí mật vô cùng vô tận, đã nhiều lần có dị tượng xuất hiện. Bọn họ đương nhiên không dám xúc phạm điều cấm kỵ cổ xưa này, nên mới để lại lời huấn thị, cảnh cáo con cháu đời sau dù thế nào cũng tuyệt đối không được tiến vào ngôi mộ cổ trong núi, bằng không ắt sẽ rước lấy họa diệt tộc, vi phạm lời huấn thị này, chính là đại tội bát hiếu khi sư diệt tổ. Trong quan niệm truyền thống của Trung Quỏc thời xưa, vạn diều ác thì dâm đứng đầu, trăm điều thiện thi hiếu là nhất, không ai có thể gánh nổi tội danh này. Con cháu nhà họ Phong đời đời đều tuân theo di huấn, bình thường thậm chí còn không dám có ý nghĩ vào hẻm núi Quan Tài trộm mộ. Nhưng Phong Soái Cổ tự cho mình thủ đoạn cao siêu, lại nghĩ rằng trong địa cung của Ô Dương vương ắt hẳn có rất nhiều thứ kỷ ảo nhiệm mâu. Ỏng ta vốn có bệnh nghiện trộm mộ, ý nghĩ này vừa nổi lên thì không sao đè nén xuống được nữa, bèn triệu tập hết con cháu đệ tử và anh em trong họ lại, nói rẳng mình xem thiên tượng thấy hung tinh phạm chủ, thiên hạ sắp có đại kiếp nạn, muốn giữ cho nhà cửa bình an thì phải vào hẻm núi Quan Tài trộm mộ, quẻ đồ Chu Thiên trong mộ có ô Dương vương ẩn chứa huyền cơ, có thể chỉ điểm bến mê, giúp nhà họ Phong tìm được miền đất thanh bình mà ẩn cư lánh đời.
Kỳ thực trong hẻm núi Quan Tài vốn không có quẻ đồ, Phong Soái Cổ chỉ mượn cớ hòng thuyết phục mọi người vào núi trộm mộ mà thôi. Một đám Quan Sơn thái bảo phá đá đào hang, giở ra đủ các thủ đoạn, tổn hao nhiều công sức thời gian mới đào tới quách điện.
Quách đá bên trong quách điện rất lớn, cả bọn suy đoán bên trong hẳn phải giấu rất nhiều báu vật, không ngờ vừa bật nắp lên, một luồng gió âm liền từ bên trong thổi ra, đèn đuốc toàn bộ đều tắt phụt. Phong Soái Cổ có mang dạ minh châu bên người, vội vàng lấy ra chiếu sáng, phát hiện mấy người đứng quây phía trước quách đá đều đã chết lăn dưới đất, trong quách thò ra một cái đầu người bằng vàng mặt mũi nanh ác dữ tợn.
Phong Soái Cổ là người từng trải sóng to gió lớn, có nhiều dị thuật thần thông, nào phải hạng tầm thường kém cỏi, lập tức quăng thừng trói xác, cầm kiếm đâm vào cương thi của Ô Dương vương, không ngờ thân thể Ô Dương vương gắn đầu vàng này lại chẳng khác gì người sống, sau khi trúng kiếm, máu tươi liền văng tung tóe.
Phong Soái Cổ kiến thức sâu rộng, biết rằng thời xưa có thuyết xác cổ hóa tiên, nhưng cũng không dám tin trên đời có chuyện lạ như vậy. Bấy giờ, ông ta rơi vào hiểm cảnh, không kịp nghĩ ngợi gì nhiều, lập tức chém Ô Dương vương bảy tám kiếm, lại thấy trong quách điện có nhiểu đổ cổ, liền bỏ cái xác ấy vào một khạp đồng xanh hình mặt thú, bịt chặt lại, rồi lấy hết minh khí quý giá bên trong quách đá đi.
Sau đấy, Phong Soái Cổ mới gọi đám đồng bọn trong mộ đạo vào thu dọn thi thể cho mấy người chết thảm. Chuyến trộm mộ này, đám người Quan Sơn thái bảo không chỉ vơ vét sạch minh khí cổ vật, ngay cả bích họa trong mộ cũng không buông tha.
Minh khí được bí mật vận chuyển đến trang viện nhà họ Phong ở trấn Thanh Khê, Phong Soái Cổ từ đấy đóng cửa không ra, ngày đêm nghiên cứu những vật trong mộ. Kỳ ngộ trong quách điện khiến ông ta tin rằng trên đời này thật sự có thi tiên tồn tại, cũng chẳng quan tâm xem mình phạm phải kỵ húy gì, chỉ dốc hết tâm cơ, khổ công tìm kiếm lời giải cho câu đố bất tử trong hẻm núi Quan Tài. Bí mật này, có lẽ được ẩn giấu bên trong cái đầu lâu bằng vàng gắn trên xác Ô Dương vương.