Dọc đường vào núi, chúng tôi đã bị mùi xác thối xông cho sắp điếc tới nơi, vậy mà lúc này vẫn cảm thấy mùi máu tanh nồng nặc xộc lên tận óc. Thi huyết dơ bẩn hôi thối, khác hẳn máu tươi thông thường, xem tình hình này, không khỏi khiến người ta lập tức liên tưởng đến thi tiên trong truyền thuyết ở núi Quan Tài, bên trong ngôi mộ này liệu có mai táng thi tiên hay không?
Theo lời Tôn Cửu gia, địa tiên chính là Phong Soái Cổ, người này dốc hết tâm huyết kiến tạo âm trạch trong núi Quan Tài hòng sau khi chết có thể đắc đạo, tu luyện thành thi tiên. Quan niệm sau khi chết độ xác thành tiên đã có từ thời xa xưa. Thi thể của những người tu đạo được gọi là vỏ xác, nếu sau khi chết đi mà "hình hồn không tan", vẫn có thể tụ lại trong "vỏ xác" trải qua tu luyện có thể siêu thoát khỏi luân hồi, trường sinh bất lão, thông thiên triệt địa.
Vì vậy, tôi cảm thấy nấm mộ ở sân sau trang viện này, rất có khả năng chính là nơi chôn xác địa tiên Phong Soái Cổ, có điều, nếu bảo lão ta là thần tiên thì tôi đây tuyệt đối không tin, nghĩ đoạn lập tức muốn phá nấm mộ này ra xem cho rõ ràng.
Shirley Dương nói: "Nấm mộ rỉ máu là điềm chẳng lành, vả lại trong thi huyết ắt có thi độc, không thể tùy tiện mạo hiểm khai quật được. Tòa lầu Quan Sơn Tàng Cốt này hướng vể phía nấm mộ, biết đâu bên trong lại có vài đầu mối có thể giúp chúng ta tìm hiểu xem nơi này rốt cuộc chôn cất thứ gì, đợi nắm được tình hình cụ thể rồi tính toán bước tiếp theo cũng chưa muộn mà."
Tôi nghĩ lại thấy Shirley Dương nói rất có lý, bèn bảo Tuyền béo và Út đợi trước lầu, tránh cả bọn cùng vào bị hốt trọn ổ, để tôi, Shirley Dương cùng Tôn Cửu gia tiến vào trước.
Cửa tòa lầu ba tầng bằng gỗ đóng kín mít, trên cửa lại có máy 6 khóa đồng khóa chặt cứng không một kẽ hở. Tòa lầu này cực kỳ đẹp đẽ, tinh xảo, rường cột đều được bố trí hợp lý, mộng gỗ gắn kết chắc chắn, áp dụng rất nhiều công nghệ đến nay đá gần như thất truyền, đồng thời còn có thể nhận ra niên đại của loại gỗ dùng để xây cát tòa lầu này hết sức cổ xưa, thảy đều là âm trầm mộc dưới lòng đất, nhưng toàn bộ vẫn được giữ gìn rất tốt. Phần yếu nhất của một tòa kiến trúc xưa chính là vật liệu gỗ, một khi gỗ mục nát thì gạch đá có cứng rắn máy cũng sẽ sụp đổ, nhưng cột chèo bằng gỗ trong tòa lầu này đều được bảo tổn hoàn hảo. Ngoài nguyên nhân vật liệu tốt, còn nhờ vào thiết kế chính xác, kết cấu nghiêm mật, các bộ phận cực kỳ ăn khớp, không có chút khe hở nào. Tương truyền, nếu là rường cột do cao thủ nghề mộc làm ra thời không bị mối mọt hay ngấm nước, lũ kiến trùng cũng không dám lại gần, càng có thế tránh sét tránh lửa... tòa lầu này mười phần chắc đến tám chính là loại kiến trúc ấy.
Cửa lầu là máy súc gỗ lớn bền chắc, rường, cột, đòn ngang, rui xà đều ghép với nhau nhờ rãnh mộng, cắn chặt vào nhau bằng khóa gỗ, vững như bàn thạch. Nhưng bên cạnh chúng tôi có nghệ nhân Phong Oa sơn tương trợ, mở khóa cậy cửa đều không tốn chút sức lực nào. Chi thấy Út lấy trong túi bách bảo đeo bên mình ra chiếc chìa khóa vạn năng, chọc chọc, móc móc mấy cái vào lỗ khóa, ổ khóa đầu tiên đã mở ra. Kế đó, cô lại dốc hết sở học bình sinh, né nặng tìm nhẹ, phá giải từng tầng khóa một. Vì điện đường cổ đại thường không dùng đinh sắt, sợ phá mất phong thủy, nên toàn bộ kết cấu đều được ghép với nhau bằng rãnh mộng và khóa gỗ. Công phu cơ bản của Phong Oa sơn chính là phá giải khóa Lỗ Ban, các loại mối nối như Lục Tử Liên Hoàn, Tam Tinh Quy Vị kiểu này, Út quá đỗi quen thuộc, chỉ trong giây lát, đã giải quyết xong mấy tầng cửa ở chính giữa tòa lâu, nhìn từ ngoài vào, chỉ thấy bên trong tối om như mực.
Trình độ lão luyện của cô khiến chúng tôi đều phải trố mắt ra nhìn. Tuyền béo nói: "Tay nghể cô em thật không phải vừa, dẫu là Phật gia trâu bò nhất thành Bắc Kinh chỉ sợ cũng không được nhanh nhẹn thế đâu. Có biết mở két bảo hiểm không thế ?"
Phật gia là cách gọi bọn ăn trộm móc túi ở Bắc Kinh. Phong Oa sơn trăm nghìn năm nay chuyên nghiên cứu các loại cơ quan, chót khóa, mấy chiêu cậy cửa bẻ khóa này chỉ là kỹ thuật hạng ruồi trong đó mà thôi, Út học được rất nhiều kỹ thuật chân truyền, đã ra tay tất nhiên phải gọn gàng nhanh nhẹn. Cô không biết Phật gia mà Tuyền béo nói có ý gì, còn tưởng là câu khen ngợi, lấy làm dương dương tự đắc, xét cho cùng, những ngón nghề gần như đã thất truyền này ở thị trấn nhỏ vùng núi ấy căn bản không có đất thi triển, học rồi cũng chỉ như thuật giết rồng, nhìn thì oách chứ chẳng dùng được, không ngờ đến đây lại có đất dụng võ.
Lúc này, Shirley Dương đã giương Ô Kim Cang, nhè nhẹ đẩy cửa bước vào trong lầu Tàng Cốt, Tôn Cửu gia cũng theo sau cô.
Tỏi dặn Tuyén béo canh phòng bên ngoài phải cẫn thận, đừng để đường lui của cả bọn bị chặn mất. Tuyén béo nói: "Nhất ơi là Nhất, cậu cố ý đúng không? Đói với người có trách nhiệm như tôi đây mà còn phải dặn dò những điều ấy à? Đã bao giờ tôi khiến các cậu không yên tâm chưa? Tôi cũng phải dặn dò cậu một câu này, vào trong đó nếu trông thấy minh khí thì ngàn vạn lấn đừng khách khí với Tôn Lão Cửu kia làm gì, thằng cha ấy nợ chúng ta, có món gì tốt thì cứ tiện tay vớ luôn đi. Tuy rằng tìm kim đơn là việc chính, nhưng một con dê cũng phải dắt, hai con dê cũng phải dắt, có thể không bỏ lỡ thì đừng bỏ lỡ làm gì."
Nghe Tuyền béo nhắc đến hai chữ kim đơn, lòng tôi không khỏi chùng xuống, nom tình hình kỳ dị ở núi Quan Tài, chỉ sợ lần này muốn dắt một con dê đi cũng khó. Tôi thầm mắng lão giáo sư Tôn này thật quá giỏi ngụy trang, có lẽ chính vì tính tình lắm lì quái gở, rất ít tiếp xúc với người khác, nên khi lão giả bộ ngây ngô thậm chí còn ngây ngô hơn cả trẻ con nữa. Tôi đúng là quanh năm bắn nhạn, rốt cuộc cũng có ngày bị nhạn mổ mù mắt, bị lão chơi cho một vố. Hiện giờ, khả năng trong thôn Địa Tiên có thi đơn nghìn năm đã giảm xuống mức thấp nhất, lần này lạc vào núi Quan Tài, thực đúng là chuốc phải kiếp nạn lẽ ra không dành cho chúng tôi, hơn nữa còn bị lão Tôn Cửu gia chết tiệt kia kéo sâu xuống vũng bùn lẳy, khó lòng rút chân ra nổi.
Mặc dù bản thân khỏng thừa nhận, nhưng trong tôi có lẽ thực sự có gan chỉ sợ thiên hạ không đại loạn, sâu trong tiềm thức, tôi rất muốn biết bí mật của Đại Minh Quan Sơn thái bảo, đồng thời cũng mang tâm lý cầu may, hy vọng có thể tìm được kim đơn trong thôn Địa Tiên này, vì vậy mới hạ quyết tâm không tính toán được mất nữa. Nghĩ tới đây, tôi quay sang dặn dò qua loa Tuyền béo mấy câu, rút xẻng công binh đi qua hai cánh cửa khép hờ, lần dò vào lầu Quan Sơn Tàng Cốt tối đen.
Shirley Dương và Tôn Cửu gia đang đợi bên trong, thấy tôi lách người vào, liền bật đèn chiếu chiến thuật gắn trên mũ, đẩy cánh cửa như ý bên trong nội đường ra. Tòa lầu này tối om, xòe tay trước mặt không thấy ngón, trong tiếng bản lề gỗ cót két, cửa gỗ nội đường táng một mở toang, không khí âm trầm bên trong thoang thoảng mùi đàn hương. Tôi biết trong các kiến trúc có đại, có một loại công nghệ sớm đã thất truyền, có thế khiến các đinh đài lầu các xây ra không bị chim đậu xuống hay mói muỗi bay vào, ngoài vật liệu kiến trúc đặc thù ra, còn phải sử dụng phương thuật có xưa của thợ mộc. Những kiến trúc này lúc nào củng thoang thoảng mùi hương, nghìn năm không tan, được gọi là Tiêu Dao Thần Tiên các. Quan Sơn Tàng Cốt lầu có thể chính là một tòa Tiêu Dao Thần Tiên các hiếm thấy. Xem chừng, vé kiến trúc, phong thủy, lăng mộ, v.v... Quan Sơn thái bảo đều có những thành tựu người thường khó lòng bì kịp.
Chúng tôi đứng trước cửa quan sát, chỉ thấy trong lầu có rất nhiều giá bằng gỗ đàn hương để bày đổ cổ, bên trên toàn là những mảnh mai rùa. Tôi bảo Shirley Dương và Tôn Cửu gia: "Những thứ Quan Sơn thái bảo trộm được trong quan tài treo ở hẻm núi Quan Tài, chắc đều ở đây cả."
Tôn Cửu gia gật gật đầu, dẫn chúng tôi tiến lên xem xét, phát hiện trên những mảnh mai rùa khắc đầy các ký hiệu nhật nguyệt tinh tú, đều là ký hiệu và hình vẽ cổ xưa, một số thứ khá giống với Hà đồ Lạc thư mà tôi từng xem qua, nhưng ảo diệu phức tạp hơn nhiều, có lẽ là những bí thuật phong thủy cực kỳ cổ xưa, nhưng không thấy có mười sáu quẻ đồ Chu Thiên. Thì ra, lâu Tàng Cốt dùng để tồn trữ những thứ này, rất có thể địa tiên Phong Soái Cổ không ở trong lầu.
Shirley Dương hỏi Tôn Cửu gia: "Thuật Quan Sơn chỉ mê của nhà họ Phong đều từ đây mà ra ư ?" Tôn Cửu gia nhìn những mảnh giáp cốt bày la liệt trên giá, gật đầu nói: "Đúng vậy, hẻm núi Quan Tài là nơi chôn xác rất nhiểu ẩn sĩ cao nhân thời cổ đại, những mảnh mai rùa tựa như thiên thư này bao la vạn tượng, ảo diệu vô cùng, ngoài thuật phong thủy tướng tinh cổ đại, còn ghi lại rất nhiều dị thuật ngoài sức tưởng tượng của con người. Có câu, phúc họa liền nhau, năm xưa tổ tiên tôi nhờ đó mà phát tích, đến tận cùng há chẳng phải lại bị hủy trong hai chữ 'trộm mộ" hay sao? Nếu tổ tiên không đào trộm những mảnh giáp cốt trong quan tài treo này, con cháu đời sau cũng đâu có người mê muội vọng tưởng, chuốc lấy họa diệt môn ?" Nói xong, lảo ta lại thở dài không thôi.
Nhưng trước mắt, thứ Tôn Cửu gia muốn tìm được nhất hiển nhiên vẫn là địa tiên Phong Soái Cổ, lão ta xem qua loa mấy mảnh giáp cốt, tâm tư không đặt ở đó, lại ngẩng mặt lên tiếp tục tiến vào nhà trong lục lọi. Tôi đưa mắt ra hiệu cho Shirley Dương, hai người theo sát phía sau, không ngờ vừa bước vào nhà trong, đã thấy Tôn Cửu gia quỳ sụp xuống đất.
Tôi thầm nhủ đang yên đang lành quỳ xuống làm gì, chẳng lẽ lại sắp thi biến rồi? Đang định vươn tay ra đỡ lão ta dậy, nhưng ngước mắt nhìn lên, liền thấy trong nội đường treo rất nhiều tranh chân dung. Ngưòi trong tranh ăn mặc phục sức đều không giống nhau, hình dáng khí chất cũng khác biệt, rõ ràng không phải người cùng một thời đại, phía trước mỗi bức tranh đều đặt bài vị. Hóa ra, bên trong này là từ đường thờ tổ tiên của nhà họ Phong.
Tôi và Shirley Dương nổi lòng hiếu kỳ, đứng đằng sau không kìm được cũng ngước lên nhìn. Chỉ thấy những người trong tranh kia, tổng cộng lại chắc cũng gần bằng một đại đội. Tuy rằng khí chất xuất chúng, nhưng người nào người nấy đều ăn mặc kỳ dị, thần tình lạnh lùng. Chúng tôi đứng trước một đống tranh vẽ san sát, cảm giác như bị vô số người chết nhìn chằm chằm, khắp người đều thấy khó chịu.
Danh môn vọng tộc năm xưa được hoàng gia khâm thưởng giờ đây chỉ còn lại một minh Tôn Cửu gia, chẳng những vậy, hậu nhân cuối cùng này còn đi làm con thừa tự cho nhà khác. Bóng lưng lom khom của lão ta trước linh vị của tổ tiên nhà họ Phong toát lên một vị thê lương, khiến tôi cũng không khỏi cảm thán trước thế sự biến thiên, hưng vong khó đoán.
Đợi một lúc lâu, "đứa cháu bất hiếu" Tôn Cửu gia mới bái tổ tông xong xuôi, ba chúng tôi thấy ở tầng một lầu Tàng Cốt không có nơi nào đáng chú ý nữa, liền bước theo cầu thang lên trên. Dưới ánh sáng của đèn chiếu chiến thuật gắn trên mũ, chỉ thấy trên tầng hai là nơi tồn trữ kinh điển, trên giá đều là kinh sách Đạo gia, thư tịch cổ, nội dung chủ yếu về luyện đan, đạo thuật.
Bên cửa sổ, có treo một bức tranh cổ, trong tranh vẽ cảnh mấy kẻ trộm mộ đang trộm quan tài treo trên vách đá dựng đứng, bức tranh này rất có lai lịch, chính là Quan Sơn đạo cốt đồ trong truyền thuyết, có thể nói là một có vật ẩn chứa rất nhiều thông tin lịch sử.
Tôi nói với Tôn Cửu gia: "Bức họa này là báu vật trấn trạch của nhà họ Phong các ông à? Sao ông không thu lại mang về đi, để cho mục nát ra ở núi Quan Tài này há chẳng phải đáng tiếc lắm sao?" Tôn Cửu gia đáp: "Nào chỉ là báu vật trấn trạch, nói nó là quốc bảo cũng không quá đâu. Nhưng vật này mà xuất hiện, chắc chắn sẽ gây nên một đợt sóng to gió lớn, vì nó can hệ đến bí sử của hoàng lăng triều Minh, rất nhiều thông tin lịch sử có thể vì nó mà bị thay đổi. Cậu nghĩ lịch sử đã được khẳng định có thể viết lại dễ dàng vậy sao? Tự chuốc lấy phiền phức như vậy chi bằng cứ để nó vĩnh viễn chỉ là một truyền thuyết dân gian thì hơn."
Tôi nói: "Ông đã nghĩ thoáng rồi đấy, thật sự không muốn làm nhân vật quyền uy trong giới học thuật phản động nữa à?" Tôn Cửu gia nói: "Cái đồ đầu cơ trục lợi nhà cậu dụ dỗ tôi mang tấm Quan Sơn đạo cốt đồ này trở về là có ý gì ? Kỳ thực, giờ nói những chuyện này cũng chẳng ý nghĩa gì nữa, những gì tôi nói lúc trước không phải dọa dẫm các cậu đâu, tôi thấy chúng ta đừng hòng nghĩ đến chuyện thoát ra khỏi núi Quan Tài này mà thấy lại ánh mặt trời nữa." Giọng điệu lão ta toát lên vẻ tuyệt vọng sâu sắc.
Tôi nghe Tôn Cửu gia nói vậy, lại càng thêm giận dữ: "Lúc ở Bắc Kinh, Tôn Cửu gia nhà ông mở miệng ra là bảo đã lỡ bước lên thuyền giặc của chúng tôi, kết quả lại thành ra chúng tôi bước lên thuyền giặc của ông, hơn nữa giờ muốn xuống thuyền cũng khó." Có điều, tôi đây không có ý định bồi táng theo Quan Sơn thái bảo, lại thầm nghĩ: "Mình nhất định phải lột bức Quan Sơn đạo cốt đồ này mang về, không mang bức tranh rách này hồ lên cửa sổ thì khó mà giải được mối hận trong lòng. Trong đầu nghĩ vậy, nhưng ngoài miệng tôi lại bảo giáo sư Tôn: "Chúng ta cứ đi tiếp đã, giờ vẫn chưa phải lúc nghĩ đến chuyện thoát thân, tìm được địa tiên Phong Soái Cổ mới là nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Nhưng cũng lạ thật đấy... cả núi Quan Tài rộng mênh mông thế này, sao không nhìn thấy dù chỉ một người đã vào thôn Địa Tiên cùng ông ta hồi ấy nhỉ ? Thật đúng là sống không thấy người, chết không thấy xác!"
Shirley Dương nói: "Từ đường thờ phụng tổ tiên và vật trấn trạch của nhà họ Phong là Quan Sơn đạo cốt đồ đều ở trong đây, tòa lầu này chắc hẳn là một nơi cực kỳ quan trọng, chúng ta tiếp tục tìm kỹ, cần lưu ý xem trong lầu có tầng kép hay gác ngầm gì không."
Tầng lầu này để rất nhiều đồ đạc, tàng thư, nhất thời làm sao xem hết được, chúng tôi đành lục lọi tìm kiém theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, vào sâu bên trong, liền trông thấy trên vách tường treo bốn bức họa cổ. Shirley Dương rọi đèn lên xem, chợt mừng rỡ thốt: "Có vẻ như là bản đồ địa hình chi tiết của núi Quan Tài"
Tôn Cửu gia xông lên trước cẩn thận xem xét, chỉ vào nét chữ trên bức tranh đầu tiên, đọc: "Quan Sơn tướng trạch đồ... đây là bút tích của Phong Soái Cổ."
Tôi cũng ghé đầu nhòm vào, chỉ thấy trên bức họa đầu tiên vẽ núi Quan Tài nằm sâu dưới lòng đát, bốn phía ỉà vách đá cao ngất tựa như bốn tấm ván quan tài quây xung quanh, địa hình hẹp dài; trong quan tài là núi đồi gập ghềnh, nhìn tổng thể rất giống một cái xác không đầu, thôn Địa Tiên được xây dựng theo thế núi, bố cục phòng ốc trong thôn rất có quy luật, ngầm hợp theo hình thế Cửu cung Bát quái.
Tranh vẽ hét sức tỉ mỉ chi tiết, thể hiện rõ nét đặc trưng kiến trúc và kích cỡ của mỗi ngôi nhà. Từ bức Quan Sơn tướng trạch đồ này có thể thấy, đường hầm dẫn chúng tôi vào núi nằm ở vai trái của cái xác không đầu này, sau khi đi qua miếu Pháo thần, rồi lại dọc theo con phố đi vào vườn sau của trang viện nhà họ Phong, đến đây là đã tới vị trí trái tim của cái xác không đầu.
Ở cuối rặng núi, có vẽ một cánh cửa đá lớn đóng chặt, phong cách khá giống với địa cung Ô Dương vương, hoàn toàn khác vớn với phong cách chỉnh thể của thôn Địa Tiên, có lẽ là di tích cổ mà người xưa trong núi để lại. Tôn Cửu gia nói: "Phong Soái Cổ năm xưa có thể đã đi qua cánh cửa đá này để vào núi Quan Tài, đường hầm mà chúng ta đi là sau này mới mở ra".
Tôi gật gật đầu, lại quay sang xem bức tranh thứ hai, vừa nhìn đã ngây người tại chỗ. Bức tranh này rất giống bức tranh đầu tiên, nhưng không phải vẽ thôn Địa Tiên, mà là quần thể mộ có nằm bên dưới thôn trang, cơ hồ bao quát toàn bộ các mộ thất mộ đạo, chằng chịt đan xen, mọi thứ đều hiển hiện lên trước mắt, quy mô bố cục tương đương với các nhà cửa phòng ốc phía trên.
Tôi nói: "Hai bức họa này là bản vẽ âm trạch và dương trạch, hình vẽ giống như những gì chúng ta đã thấy, không có gì bất ngờ cả, không biết Phong Soái Cổ rốt cuộc trốn ở nơi nào?" Shirley Dương chợt cất tiếng: "Hai người xem vùng bụng của rặng núi hình xác này có gì ?"
Tôi và Tôn Cửu gia liền nhìn về phía Shirley Dương vừa nhắc đến. Xác người khổng lổ nằm ngửa trong núi Quan Tài này, không phải xác thật, mà chỉ là hình dạng nhấp nhô rát giống với cỗ tử thi mà thôi. Ở phần bụng của cái xác ấy, có vẽ một vết nứt trông như vết thương, tựa hồ cái xác trong quan tài này bị người ta dùng dao kiếm giết chết. Sự kỳ diệu của tạo hóa, quả thật khiến người ta không sao tưởng tượng nổi.
Tôi không nhìn ra bên trong có gì ảo diệu, đành xem sang bức tranh thứ ba. Bức này không vẽ âm trạch dương trạch gì nữa, mà vẽ một khe núi chật hẹp, địa thế dốc đứng hiém trở, tầng đất lộ ra rất nhiều đồ tế bằng đồng xanh hình dáng cổ quái, ngoài ra còn có rất nhiều người đốt đuốc xếp thành hàng dài đi qua điểu đạo ngoằn ngoèo trên vách đá xuống sâu bên dưới. Dòng người tiến vào núi này chỉ thấy đầu không thấy đuôi, thần thái người nào người nấy đều quái dị, có cả già trẻ gái trai, phía trên đề năm chữ Bỉnh chúc dạ hành đồ(28), toàn bộ bức tranh toát lên một vẻ thần bí khó tả.
Shirley Dương nói: "Đây chắc là những người theo Phong Soái Cổ vào núi xây dựng âm trạch, dương trạch. Khe sâu vẽ trong bức tranh này, liệu có phải là vét nứt ở phần bụng của ngọn núi hình xác chết không nhỉ ?"
Tôi nói: "Mười phần chắc đến tám chín rồi, xem ra thằng cha địa chủ Phong Soái Cổ này cũng giỏi trò phát động quần chúng ra phết. Nhưng những người này vào trong khe núi ấy làm gì nhỉ? Muốn được trường sinh bất tử, hay còn ý đồ gì khác?" Nói tới đây, tôi bỗng sực nhớ ra một chuyện: "Phải rồi, hai người xem cái khe sâu này, há chẳng phải thông đến Đan Điền của rặng núi hình xác chết này sao?"
Nói tới đây, tôi lại nghĩ nội dung những bức họa này đều liên quan đến nhau, nói không chừng bức cuối cùng còn ẩn chứa những thông tin quan trọng hơn, vội vàng xem tiếp.
Nhưng hình vẽ trên bức họa cuói cùng lại hoàn toàn khác với cảnh tượng trong ba bức trước, tôi trông hết sức quen mắt: "Đây... hình như là ngôi mộ cổ lúc đầu chúng ta vào, lăng mộ Ô Dương Vương đã bị Quan Sơn thái bảo vét sạch mà."
Giáo sư Tôn gật đầu nói: "Đúng là mộ có Ô Dươngvương, nhưng khi ấy vẫn chưa bị vơ vét sạch trơn, nội dung bức tranh này, chắc là tình hình lúc Phong Soái Cổ mở quan tài trong địa cung... bên trên có chữ viết rất rõ ràng, đây là...Quan Sơn ngộ tiên đồ."
Năm xưa Phong Soái Cổ làm trái di huấn của tổ tiên, đào trộm ngôi mộ cổ lớn nhất trong hẻm núi Quan Tài, sau khi trở vể tính tình liền thay đổi, ông ta giữ kín như bưng về tao ngộ của mình trong mộ, chỉ nói bản thân đã thành đại đạo, tự xứng là địa tiên, đồng thời dùng tà thuyết mê hoặc dân chúng, những chuyện xây dựng thôn Địa Tiên, độ thi luyện dược thành tiên sau này... đều khởi nguồn từ đây. Không chỉ tôi và Shirley Dương cảm thấy tò mò, Tôn Cửu gia cũng khổ sở suy đoán chuyện này suốt cả đời người, vừa trông thấy bức Quan Sơn ngộ tiên đồ, lão ta không sao kiềm chế nổi sự kích động trong lòng, giọng nói cũng trở nên run rẩy.
Tôi khuyên Tôn Cửu gia hãy khống chế cảm xúc, đây chỉ là tranh tự họa của Phong Soái Cổ chứ không phải chân thân của địa tiên, còn chưa đến thời điểm kích động. Sau đấy, ba chúng tôi định thần xem xét bức tranh, tuy rằng lúc trước đã đưa ra đủ kiểu suy đoán, nhưng đến lúc nhìn rõ tình hình vẽ trong Quan Sơn ngộ tiên đồ, người nào người nấy vẫn kinh ngạc đến độ suýt chút nữa rớt cả cằm xuống đất.