- Có gì mà không tốt? Cả ngày phu nhân ngồi ở trong nhà, sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện. Đi đi đi lại không phải là chuyện xấu gì. Thôi cứ quyết định như vậy đi. Nếu chú không muốn nói, thì để cho cháu nói. Lý Kỳ rất vô lại đáp.
- Đừng, để lão hủ nói. Ngô Phúc Vinh vội vàng ngăn cản. HIện tại ông ta rất sợ cái mồm của Lý Kỳ. Nếu để Lý Kỳ đi nói, không chừng lại xảy ra chuyện.
- Đây chính là do chú nói, cháu không ép buộc đâu nhé. Tuy nhiên, nếu chú nói không được, cháu sẽ tự thân xuất mã. Cháu không tin cháu nói không vào tai của phu nhân. Lý Kỳ khinh thường đáp.
Ngô Phúc Vinh gật đầu cười khổ: - Ta đã tính toán rồi. Việc trang trí cửa hàng chắc phải mất một tháng mới xong. Cậu xem có nên định sẵn ngày khai trương không?
Lý Kỳ tùy ý đáp: - Chuyện này chú và phu nhân cứ thương lượng đi. Còn có, cháu thấy trong hầm rượu của chúng ta không còn nhiều rượu nữa. Nên mua sắm thêm. Miễn cho đến lúc thực khách tới điếm, ngay cả rượu cũng không được uống.
Dù Lý Kỳ hận rượu, hơn nữa còn thề không bao giờ uống rượu. Nhưng không có nghĩa là hắn sẽ buông tha món lợi kếch sù đó.
Nhớ lúc hắn còn chưa xuyên việt tới Bắc Tống, cả ngày hắn đều làm bạn với rượu.
Ấn tượng sâu nhất của Lý Kỳ đối với rượu Bắc Tống, đó chính làKhó say.
Độ cồn không phải là mười một thì cũng mười hai độ. Không khác gì bia. Khó trách lúc ấy ở Cảnh Dương Cương, Võ Tòng có thể uống liền một lúc mười tám bát lớn. Nhưng khoan hãy nói, dân Bắc Tống thích uống rượu có độ thấp mà hương thuần.
Rượu có độ cồn thấp, dĩ nhiên là có thể uống nhiều. Khách hàng càng uống nhiều, quán ăn càng lợi nhuận nhiều. Bỏ đi không bán rượu, thì đúng là ngu không ai bằng.
Ngô Phúc Vinh gật đầu: - Nhưng không biết cậu tính toán mua rượu hay là mua men rượu?
Men rượu? Rượu?
Lý Kỳ cau mày hỏi: - Điều này cháu chưa nghĩ tới. Chú nói qua cho cháu thị trường rượu ở đây bán thế nào?
Thời Tống thi hành chính sách độc quyền về rượu
Loại rượu độc quyền này còn được gọi là Các Tửu. Chính là chính phủ nghiêm khắc hạn chế dân gian tự nhưỡng rượu, tự bán rượu. Phải do chính phủ giữ độc quyền và lợi nhuận. Còn dân chúng, nhiều lắm cũng chỉ là húp chút nước mà thôi.
Rượu ở Bắc Tống có ba loại. Loại thứ nhất là Quan Giam Tửu Vụ, là rượu do chính phủ chuyên nhưỡng và giữ độc quyền.
Loại rượu thứ hai là Mãi Phác Tửu. Mãi Phác tức là hứa hẹn giao nạp một mức tiền thuế nhất định cho quan phủ. Nhận được quan phủ cho phép, mới có quyền bán rượu.
Loại rượu thứ ba là rượu dành cho các hộ gia đình được cấp phép đặc biệt. Ở thời Bắc Tống, để đảm bảo cho thu được tiền thuế rượu. Chính phủ đã nghiêm khắc phân chia cấm địa nhưỡng rượu. Bọn họ đặt rượu trường ở kinh sư, các châu phủ, các thành thị và nông thôn. Trong phạm vị mười dặm xung quanh các rượu trường, không cho phép dân chúng bình thường nhưỡng rượu hay bán rượu. Chỉ có quan phủ mới có quyền.
Nhưng bên ngoài cấm địa, những gia đình được quan phủ cấp giấy phép đặc biệt, thì có thể sản xuất hoặc là bán rượu. Đây chính là những Tửu Hộ có giấy phép đặc biệt.
Ở Đông Kinh, Tửu Hộ chia làm hai loại. Một loại dùng men rượu để sản xuất rượu. Những hộ này phần lớn đều ở các khúc khu, được gọi là Kinh Tửu Hộ. Mà các khúc khu, chính là quan phủ giữ độc quyền về men rượu. Các Kinh Tửu Hộ có thể mua men rượu từ quan phủ, rồi tự nhưỡng mà bán. Một loại khác là giao nộp thuế rồi được quyền bán và nhưỡng rượu. Đó gọi là Nông Thôn Tửu Hộ.
Rõ ràng, Túy Tiên Cư thuộc về Kinh Tửu Hộ.
Ở thời Bắc Tống, quán ăn lớn gọi là Chính Điếm. Quán ăn nhỏ hơn gọi là Chân Điếm. Hai loại này khác nhau ở chỗ, Chính Điếm có tư cách mua men rượu về nhưỡng. Mà Chân Điếm chỉ có thể là điểm tiêu thụ của Chính Điếm.
Cho nên giá trị của men rượu rất đắt. Một cân men rượu giá hai trăm văn. Mà men rượu tốt nhất, quan phủ không bán ra ngoài. Cho nên muốn mua được, ngoài số tiền đã quy định ra, còn phải trả thêm một khoản không nhỏ, mới được mua men rượu tốt nhất về nhưỡng.
Nhưỡng xong bán ra ngoài, lợi nhuận không được bao nhiêu. Tiền lãi đều do triều đình cầm hết. Những quán rượu lớn như Phan Lâu, lúc hưng thịnh nhất một năm mua năm mươi nghìn cân men rượu. Điển hình của bán nhiều lãi ít.
Những năm gần đây, bởi vì sinh ý của Túy Tiên Cư không ngừng giảm mạnh, Ngô Phúc Vinh tự nhiên cũng không dám nhưỡng nhiều rượu. Cho nên các Chân Điếm xung quanh thuận lý thành chương trở thành điểm tiêu thụ cho Phỉ Thúy Hiên. Vì vậy có thể nói Túy Tiên Cư là đã đói còn đói hơn.
Dù Bắc Tống là triều đại duy nhất động viên uống rượu. Nhưng bán rượu tư nhân lại không phát triển lắm. Không thể so sánh với sự hưng thịnh của việc bán rượu quan doanh.
Sau khi Lý Kỳ minh bạch tình hình, hắn chỉ có ba chữ để đánh giáMẹ cha nó.
Quả thực không có gì để nói.
Lý Kỳ tức giận đi qua đi lại trong phòng, một lúc sau mới lắc đầu: - Không được. Nếu chúng ta cũng làm như vậy thì lợi nhuận được bao nhiêu cơ chứ. Căn bản không thể đấu được với Phỉ Thúy Hiên.
Ngô Phúc Vinh nghi ngờ hỏi: - Vậy cậu định làm thế nào?
Lý Kỳ cười lạnh một tiếng: - Tự mình nhưỡng, kệ cha quan khúc gì đó.
- Không được, tuyệt đối không được. Ngô Phúc Vinh vội vàng đứng lên, khẩn trương nói:
- Hiện tại quan phủ đang nghiêm khắc tra xét những kẻ buôn lậu tự làm men rượu. Nếu như bị bắt được, thì phải vào tù. Nặng hơn là bị cực hình. Tuyệt đối không được.
- Trên đời này không có gì là không được.
Lý Kỳ hừ lạnh một tiếng: - Ngô đại thúc, chú nhớ kỹ cho cháu. Có một hạng người không thể tin, chính là người làm chính trị. Hay còn là đám quan lại kia. Thậm chí là Hoàng thượng
- Lý công tử, những lời này cậu đừng nói với ai. Ngô Phúc Vinh vội vàng cắt đứt lời của Lý Kỳ. Ông ta đã bị Lý Kỳ dọa cho đầu đổ đầy mồ hôi, cả người run rẩy.
- Cháu biết.
Từ lần trước suýt nữa bỏ mạng trong tay của yêu nhân kia, Lý Kỳ đã rất thu liễm trong cách nói chuyện. Nhưng đôi khi vẫn không nhịn được nói một hai câu đại nghịch bất đạo. Hắn gật đầu, nói tiếp: - Mỗi một câu một lời của người làm chính trị, đều đã suy tính tới lợi ích của mình trong đó rồi. Nếu như không được lợi gì, bọn họ sẽ không mở miệng. Mà phát luật, chính là những người làm quan kia định ra. Bọn họ đơn giản cũng vì lợi ích của chính bọn họ mà thôi. Đã có lợi ích tồn tại, thì chắc chắn có lỗ thủng. Mà đã có lỗ thủng, lợi ích sẽ rò ra. Chú hiểu không?
Ngô Phúc Vinh lắc đầu, một bộ không hiểu gì. Lý Kỳ hai mắt trắng dã, nói: - Cháu hỏi chú, giết người đền mạng, có phải thiên kinh địa nghĩa không?
Ngô Phúc Vinh gật đầu:
- Đây là đương nhiên. Lý Kỳ lại hỏi: - Tốt, nếu như quân ta giết một binh lính người Liêu trên chiến trường. Vậy quan phủ có phán y phải chết không? Ngô Phúc Vinh sững sờ: - Điều nàyĐiều này đương nhiên là không rồi. Nếu giết địch trên chiến trường, thì đó chính là công lao nên thưởng. Sao có thể phán tội tử hình được?
- Đấy, đều là giết người, vì sao một người có công, một người lại không có. Lý Kỳ nhún vai hỏi.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT