Ngay từ đầu, giải thưởng Nobel chỉ là một thành tựu khoa học, chứ không hình ảnh đại diện cho bất kỳ điều gì. Mọi người có thể tán dương giải thưởng Nobel, nhưng đồng thời cũng nên biết rằng, giải thưởngg Nobel không phải là thước đo cho trình độ dân trí của một quốc gia.
Các nước Thụy Điển, Thụy Sĩ sở hữu nhiều giải thưởng Nobel trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hơn Nga, chứ chưa nói đến Trung Quốc. Nhưng điều này có thể chứng minh trình độ công nghệ của hai cường quốc gia đang dẫn đầu thế giới đang thua kém so với hai quốc gia kia không? Đương nhiên là không thể.
Hơn nữa, Trần Mặc cũng không tiện vạch trần một số điều khuất tất trong quy trình trao giải Nobel.
Sau 40 năm sau kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga, Liên Xô đều thua trắng các giải Nobel trong những lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Sức mạnh khoa học công nghệ của Liên Xô đã từng bỏ xa Hoa Kỳ vài cây số, bọn họ liên tục cho ra đời hàng loạt công nghệ tiên tiến, nhưng lại không được thế giới công nhận và tôn vinh. Ngược lại, Hoa Kỳ là quốc gia đoạt được không ít giải thưởng khoa học danh giá trong cùng thời kỳ đó.
Đây chính là bằng chứng thép tố cáo chủ nghĩa bá quyền của Hoa Kỳ.
Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và các quốc gia láng giềng được cải thiện hơn rất nhiều, các nhà nghiên cứu của Nga lập tức ồ ạt đoạt nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng. Những biểu hiện này lại càng nhấn mạnh nhận định trên của hắn.
Đành rằng khoa học kỹ thuật không có biên giới, nhưng các nhà khoa học đều có quốc tịch, cho nên vẫn còn nhiều điều bất công trong giới khoa học bởi vì tranh chấp chính trị.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play