Thẩm Miểu xuất trình "công nghiệm" tại trạm kiểm soát của nha dịch ở bến Nam Tân, rồi thanh toán cho chủ thuyền, chờ kiệu phu chuyển hai rương hành lý lớn vào khoang thuyền mà nàng đã đặt trước, cho thêm hai đồng nữa, lúc này nàng mới ngồi trong khoang thuyền thở phào nhẹ nhõm.  

Đi xa vào thời cổ đại thực sự không dễ dàng gì, "công nghiệm" của nàng có thể xem như thẻ căn cước, nàng phải bỏ ra hẳn một quan tiền để nhờ tụng sư đến nha môn chạy chọt cho nàng. Không có thứ này, dân thường không thể rời khỏi quê quán, dù là bến sông hay cổng huyện thành, đều phải xuất trình giấy tờ, nếu không lấy ra được thì chỉ có nước vào nhà lao ngồi!  

Chưa kể đến những khoản chi lặt vặt như mua lương thực, rau củ dọc đường, thuê xe lừa, mướn phu xe, kiệu phu, riêng tiền vé thuyền đủ khiến Thẩm Miểu tặc lưỡi. Nàng chọn đi bằng thuyền chở lương thực của triều đình, khi thuyền đã được dỡ hết lương thực, trên đường về có thể chở khách, giá tuy đắt nhưng an toàn, ít bị đám du thủ du thực quấy rầy hơn.  

Thẩm Miểu ra ngoài một mình, an toàn là quan trọng nhất.  

Tiền vé thuyền chở hàng từ Kim Lăng đến Biện Kinh tốn 200 văn, hành trình cũng mất hơn nửa tháng. Nàng quyết định bỏ thêm 100 văn để thuê một khoang riêng cho tiện nghỉ ngơi, phí sắp xếp hành lý lại mất 40 văn nữa.

Ở trên thuyền vẫn phải ăn uống, tắm giặt. Người xưa thường mang theo lương khô, Thẩm Miểu cũng nhập gia tùy tục, mặc kệ những tiếng chửi mắng của Vinh đại nương, trời chưa sáng đã ra chợ mua bánh naan để ăn trong mười ngày, thêm ngũ cốc ăn trong năm ngày, thịt rau ăn trong một ngày, mang theo cả một vò gốm nhỏ đựng dầu, muối, tương, giấm. Nhưng nếu muốn uống nước nóng, làm bánh bột ngô hay nấu một bát cháo thì cần mượn bếp lò của chủ thuyền, thế là lại mất thêm tiền nước, tiền củi... Bảo sao người xưa có câu: ở nhà tiết kiệm, ra đường hào phóng! 

May là tiền nào của nấy, khoang thuyền giá trăm văn cũng khá rộng rãi, sáng sủa, mỗi ngày được cung cấp một ấm nước nóng và một giỏ than nhỏ miễn phí. Nàng phủi sạch lớp bụi trên chiếc giường gỗ cứng, trải chăn đệm của mình ra, rồi mở rương gỗ đàn hương lấy ra một quả cà tím tròn căng mọng và một gói giấy dầu đựng thịt ba chỉ ướp muối, sau đó vo nửa bát gạo, đổ nước ấm vào ngâm.  

Hôm nay xem như ăn mừng ngày hồi sinh của cả nguyên chủ lẫn bản thân nàng, Thẩm Miểu quyết định xuống bếp của thuyền mượn bếp lò, nấu một bát cơm phủ cà tím thịt băm cho mình!  

Trên thuyền tốt xấu lẫn lộn, nàng đội mạc ly*, khom người chui ra khỏi khoang, khóa cửa cẩn thận, men theo cầu thang gỗ chật hẹp xuống tầng dưới khoang thuyền, đi qua hai gian phòng ngủ lớn thông nhau, đến đuôi thuyền. Trong phòng nồi hơi* ngột ngạt, khách đi thuyền chen chúc nhau lấy nước, hơi nước, khói và đủ thứ mùi vị lẫn lộn khiến người ta khó chịu vô cùng.Truyện được Team T he  Calantha edit và được đ ăng tải mi ễn phí duy nhất trên ứng dụng  TY T và web t ytnovel.

*Mạc ly (幕篱)

*Phòng nồi hơi (锅炉房): Khu vực đặt nồi hơi để cung cấp hơi nước, nhiệt năng hoặc nước nóng.

Phòng nồi hơi không lớn, người qua lại nhộn nhịp, người giữ thuyền đứng bên nồi hơi rao to: "Nước nóng vừa đun xong đây! Chỉ ba văn một muôi! Nước Trường Giang mát lạnh đây! Một văn một muôi! Rồi, thu của ngài ba văn, vị tiếp theo..."

Nàng bị xô đẩy vào đám đông, không ngờ bị một phụ nhân mập mạp đẩy thêm một cái từ phía sau, lỡ chân giẫm phải chiếc giày vải xanh của một thiếu niên cao ráo đứng chếch phía trước.

Thiếu niên trông khoảng mười bảy, mười tám tuổi, khoác trên mình bộ trường sam xanh giản dị nhưng vẫn toát lên phong thái như tùng bách. Bất ngờ bị giẫm mạnh, hắn đau đớn, quay đầu lại để lộ gương mặt tuấn tú có phần hơi vặn vẹo, nhưng vẫn vô cùng khôi ngô tuấn tú.  

Đôi giày vải còn mới tinh, cổ giày để lộ đôi tất trắng cũng được giặt sạch sẽ, giờ lại hằn rõ dấu giày bắt mắt. Thẩm Miểu áy náy, vội vàng cúi đầu xin lỗi: "Mong tiểu lang quân chớ trách, ở đây nhiều người chen lấn, ta thật sự không cố ý."

Thiếu niên nhìn Thẩm Miểu một cái, rồi vội vàng nhìn sang chỗ khác, nghiêng người khoát tay nói: "Không sao, do ta thất thần, không chú ý, không liên quan đến nương tử."

Tính hắn khá tốt, còn tự nhận lỗi về phía mình, Thẩm Miểu bèn mỉm cười, khẽ cúi người với hắn. Thiếu niên lại hấp tấp khoát tay, lật đật quay người bước đi. 

Khó khăn lắm mới chen được đến bên kia, Thẩm Miểu đặt tiền cọc thuê một chiếc bếp đất nung cũ có hai họng lửa. Người giữ thuyền xỏ dây cỏ qua bếp cho dễ xách, nàng ra khỏi phòng nồi hơi, quay đầu nhìn, thư sinh kia cũng vừa trả tiền lấy một ấm nước nóng rồi đi.  

Về khoang riêng của mình, Thẩm Miểu thở phào, xắn tay áo bắt đầu nấu cơm.

Trong khoang thuyền chỉ có một ô cửa sổ nhỏ, Thẩm Miểu thấy than củi bốc khói nghi ngút, nấu ăn trong phòng sợ bị ngộ độc khí CO2, bèn hì hục bê lò ra cửa. Tầng nàng ở toàn là phòng đơn, tầng dưới là boong tàu, là những phòng tốt nhất trên thuyền vận chuyển, một dãy khoảng bảy tám gian, cửa các phòng đều bị chiếm hết chỗ, có người dùng lò nổi lửa nấu cơm như nàng, có người mang theo người hầu, nô bộc ngủ ngay ngoài cửa có trải chiếu rơm chăn mỏng.

Nàng vừa bước ra đã thu hút không ít ánh nhìn. Một nữ tử trẻ tuổi thướt tha lại đi một mình, tuy ăn mặc giản dị như cách ăn mặc của phụ nhân, nhưng vẫn rất nổi bật.  

Nàng không để ý nhiều, quay vào khoang, lấy con dao phay từ trong hành lý rồi bước ra.

Thấy nàng cầm dao ra, còn thuần thục xoay dao giữa các ngón tay, những ánh mắt dòm ngó lập tức rụt về.  

Con dao này mua trên đường đi mời tụng sư mấy hôm trước. Thân là đầu bếp, không thể không có một con dao tốt. Thẩm Miểu không quá kén chọn dao, nhưng vẫn chú trọng những thứ cơ bản như hình dáng, chất liệu, cán cầm và kỹ thuật mài. Cha nàng từng nói, một con dao tốt có thể theo đầu bếp cả một đời. Nhưng kỹ thuật luyện thép triều Tống kém hơn thời sau, nàng đi dạo khắp cửa tiệm dao kéo ở chợ mới chọn được con dao này.

Hình dáng dao phay thời Tống rất giống với dao phay sau này. Thẩm Miểu là người yêu thích dao phay kiểu Trung Hoa, nếu phải mang một con dao để chạy trốn, chắc chắn nàng sẽ mang theo dao phay kiểu Trung Hoa, "chém trước, bổ sau, cắt giữa", vừa có thể phòng thân vừa có thể cắt thịt, chặt xương, còn có thể đập tỏi. Ngay cả khi dùng dao phay dày lưng, Thẩm Miểu cũng có thể nhanh chóng thái 2cm đậu phụ thành 20 miếng, làm món đậu phụ văn tư* cũng không thành vấn đề, chứ chưa nói đến phi lê cá sống. Cho nên, đầu bếp giỏi căn bản không cần mang theo một đống dao cụ ra ngoài.

*Đậu phụ văn tư

Tại sao bà bà ác độc của nguyên chủ lại bằng lòng buông tha cho nàng? Sau khi tụng sư buộc Vinh đại nương phải giao trả của hồi môn, hắn ta vừa đi, Vinh đại nương đã hối hận không thôi, muốn trả thù nàng, nàng bèn móc con dao này ra mài dao chặt thịt trong sân, vừa cười nhăn nhở với Vinh đại nương vừa băm thịt ầm ầm, con người vốn hay bắt nạt kẻ yếu, Vinh đại nương chỉ nghĩ nàng điên rồi, sợ đến mức rụt chân lại, cả ngày không dám ra khỏi cửa phòng.

Thực ra Thẩm Miểu chỉ thích tự mài dao, nàng luôn thấy đồ vật có linh khí, tỉ mỉ mài lưỡi, mài cạnh theo thói quen của mình, con dao này mới coi như hoàn toàn thần phục mình. ( truyện trên app T•Y•T )

Tất nhiên, có tiền mới có thể làm bộ làm tịch, với điều kiện kinh tế hiện tại, Thẩm Miểu cũng phải cắn răng mới mua con dao phay mà ở thời sau nhìn vào cũng chỉ miễn cưỡng đạt tiêu chuẩn này. Con dao trên tay nàng có giá bán cao tới 80 văn, đã là con dao kẹp thép tốt nhất có thể tìm thấy trong tiệm dao kéo.

Ở thời Tống, cà tím không được gọi là cà tím, mà được gọi là "lạc tô", phần lớn không có hình dài, mà tròn như quả trứng, có màu trắng vàng. Nếu không có ký ức của nguyên chủ, lúc Thẩm Miểu đi chợ cũng không ngờ đây là cà tím trong ký ức của nàng. Nhưng sau khi đi dạo vài vòng, nàng phát hiện trong chợ cũng có người gánh bán cà tím màu tím, chỉ là số lượng ít hơn nhiều, giá cũng đắt hơn... Quan từ nhất phẩm đến tam phẩm triều Tống mặc áo tím, vì vậy lấy màu đỏ tía làm quý, ngay cả cà tím cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, đối với Thẩm Miểu mà nói cũng chỉ là những thứ để cúng dạ dày mình, cần gì đến ngoại hình? Không thể so với dao phay là loại "tài sản cố định quý giá" được. Thẩm Miểu thẳng tay mua cà tím trắng rẻ tiền.

Nhân lúc hấp cà tím, nàng cắt một ít hành tây, tỏi tây, lại dùng dầu, muối, nước tương pha sốt. Thời Tống không có ớt, nhưng người thời Tống lại rất thích ăn cay, vị cay lúc này chắc chỉ có thể gọi là vị "mới". Thẩm Miểu dựa vào ký ức của nguyên chủ, trước khi ra khỏi nhà đã vắt óc dùng gừng, tỏi, hẹ cắt nhỏ, giã nhão, thêm hoa tiêu, muối và nước, ướp ra một hũ dưa muối vị gừng cay kinh điển thời Tống, bây giờ múc một muỗng nhỏ ra, trộn vào nước sốt, thay thế ớt để tăng vị tươi ngon.

Động tác của nàng nhanh nhẹn, chẳng mấy chốc đã múc cà tím hấp chín ra để nguội chuẩn bị, lại đổ một muỗng dầu từ hũ dầu ra, đun nóng trong hũ gốm, phi thơm hành lá cắt nhỏ xong thì "xèo" một tiếng, cho thịt băm vào xào.

Hương thơm của thịt và dầu hành lan tỏa, Thẩm Miểu lại không tiếc dầu, nàng vừa xào thịt, vừa cho nước sốt đã pha sẵn vào, rồi cho đoạn cà tím đã chuẩn bị vào, thêm tỏi băm rồi xào tiếp, cuối cùng rắc ít hành lá cắt nhỏ là có thể ra lò.

Cà tím được xào xong, cơm trong hũ gốm khác cũng đã chín. Gạo nàng ăn không phải gạo của thời sau, mà là kê và lúa mì rẻ tiền, những loại gạo này phải nhẹ nhàng dùng đáy bát nghiền nát trước khi hấp, rồi cho vào nồi hấp sẽ nhanh chín hơn.

Nàng múc cà tím thịt băm thơm nức mũi cả nước sốt đổ lên cơm vừa hấp xong còn đang bốc hơi, rồi dùng muỗng gỗ trộn đều, tuy rằng hình thức bị phá hỏng, nhưng lại càng thơm hơn! Cơm trộn lẫn hương thịt, hương cà tím, mỗi hạt cơm đều thấm đẫm nước sốt đậm đà, nàng nếm một miếng, ừm, ngon, tuy điều kiện có hạn, nhưng tay nghề của nàng vẫn không hề thụt lùi.

Rồi nàng ngẩng đầu lên, phát hiện người ở hành lang đã duỗi dài cổ lặng lẽ nhìn nàng chằm chằm từ lúc nào, cửa phòng bên cạnh còn có một tiểu thư đồng nhỏ nhắn tròn trịa mập mạp, đầu búi hai chỏm tóc, chừng bảy tám tuổi, nhìn chằm chằm hũ gốm thơm phức trên tay nàng đến mức không nhấc nổi chân, nuốt nước miếng suốt; những người khác cũng chẳng khá hơn là bao, hai mắt như phát ra ánh sáng xanh lè.

Món này ở thời sau tuy chỉ là một món ăn gia đình bình thường, nhưng trong mắt những người hầu cả năm không được ăn bao nhiêu dầu mỡ, lại là món ngon hiếm có. Huống chi, hương thơm này lan tỏa không tan trong hành lang nhỏ hẹp, khiến người ta nuốt nước miếng ừng ực. Thẩm Miểu thấy vậy, lập tức ôm chặt bát lui vào phòng, nhanh chóng bê cả lò vào phòng, cuối cùng cầm dao cảnh giác đóng cửa lại.

Nàng không giàu có, lại một mình đi xa, tốt nhất là đừng san sẻ lòng tốt quá mức.

Trốn trong phòng nhanh chóng ăn xong bữa cơm, nàng thò đầu ra thấy người ngoài hành lang đã tản đi hết, lúc này mới thở phào nhẹ nhõm xuống lầu đến phòng nồi hơi lấy nước rửa bát, nàng không định trả lò sớm, ngày ở trên thuyền còn dài, nàng vẫn còn phải ăn cơm.

Chỉ là lần sau vẫn nên làm món đơn giản một chút thì hơn.

Nàng không có nhiều cảm giác an toàn với tình hình trị an thời cổ đại, tuy rằng triều Tống giàu có, trên thuyền vận chuyển đắt tiền cũng có rất ít người nghèo khổ, nhưng nàng thân là nữ tử, cẩn thận một chút vẫn tốt hơn.

Thẩm Miểu dọn dẹp bát đũa xong, đang định gối đầu lên con dao phay ngủ trưa một lát, thì ngoài cửa lại vang lên tiếng gõ cửa một cách do dự.

Nàng cầm dao lên, chỉ đẩy then cửa ra một chút, hé một khe nhỏ nhìn ra ngoài.

Đứng trước cửa là tiểu thư đồng lúc nãy nhìn bát cà tím thịt băm của nàng mà chảy nước miếng. Thấy nàng đang nhìn, tay tiểu thư đồng tròn trịa mập mạp nắm chặt vạt áo mình, cười lấy lòng nàng.

Thẩm Miểu không mở cửa, chỉ lễ phép hỏi: "Tiểu đồng tử, sang đây có việc gì à?"

"Mạo muội đến đây, thất lễ rồi." Ông cụ non tiểu thư đồng học theo người lớn chắp tay vái chào, lại móc trong ngực ra hai mươi mấy đồng tiền, nâng đến trước mặt Thẩm Miểu, khẩn cầu: "Nô tên là Nghiên Thư, ở phòng bên cạnh, nương tử vừa nấu cơm thơm quá, nếu nương tử rảnh, có thể nhờ nương tử làm cho Cửu ca nhà ta một bữa tối được không?"

Lời còn chưa dứt, bụng của tiểu thư đồng đã kêu ùng ục trước mặt nàng.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play