Nửa năm sau…
New York, Mỹ.
Một gian phòng làm việc, hai bên đều là giá sách, vốn dĩ chất đầy sách tiếng Anh, nhưng giờ lại được dọn bỏ hết, rồi xếp dụng cụ vẽ vào. Cạnh giá sách đặt mấy cây đèn trắng, đối diện là một cái bàn dài vài mét, ngồi hai bên bàn là các thành viên của tổ sao chép, mọi người chia việc ra làm, tất cả đang tập trung chép một bức bích họa cổ đại.
Trong quá trình, một tổ viên dừng bút lại, nhìn về phía đối diện rồi hỏi: “Đồ Nam, tôi nhớ là chiều nay đến phiên cô nghỉ mà, sao cô vẫn chưa về nghỉ đi?”
Đồ Nam ngẩng đầu, nhìn đồng hồ treo tường, đã mười hai giờ trưa rồi, lúc này cô mới nhớ ra, “Ừm, suýt nữa tôi quên mất.”, nói xong lại cúi đầu, cẩn thận cầm bút, đi nốt nét màu cuối cùng, cô mới ngồi thẳng dậy, bắt đầu thu dọn dụng cụ.
Họ đang sao chép một bức bích họa lưu lạc từ trong nước ra nước ngoài vào thời kỳ kháng chiến, qua nhiều lần trao tay, được cất giữ trong Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan của Mỹ. Người Mỹ không thể trả lại nguyên mẫu, những người làm công tác văn hóa trong nước và những học giả người Hoa phải nhiều lần ra mặt, tốn rất nhiều tài lực mới thông qua được bước cuối cùng, nhưng cũng chỉ có thể thương thảo để người Mỹ đồng ý cho họ qua sao chép, bảo tồn một phần ở trong nước, đỡ cho người trong nước muốn xem bích họa của đất nước mình mà còn phải sang nước khác. Đây cũng là một trong số những ý nghĩa để tồn tại nghề sao chép.
Đại đa số người trong tổ lần đầu tiên ra nước ngoài, lúc mới đến còn cực kỳ hưng phấn, nhưng sau bao ngày miệt mài chép tranh thì chỉ còn những lời oán thán dành cho đế quốc Mỹ.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play