Hồi cung năm thứ hai, tháng Sáu, Hoàng thượng luận đạo cùng các thế tử ở Minh Viên. Con dân Văn Chu tín ngưỡng đạo giáo bản địa, phu tử kẻ sĩ đối với Khổng Minh là một lòng một dạ, nhưng triều đình lại tràn ngập những kẻ giả Nho theo kiểu Pháp gia*.

Ta dựa vào cửa sổ nhìn, nhón một quả táo nhét vào miệng, khi ngài cùng các thế tử đứng cạnh nhau, đôi mắt luôn sáng ngời, nói chuyện cũng không nghiêm khắc như trước mặt thần tử, ta biết, năm xưa ngài cũng là một thiếu gia vô lo vô nghĩ, thanh nhã như gió nước mùa thu.

*Giả Nho theo kiểu Pháp gia là một khái niệm dùng để mô tả những người tuy bề ngoài tỏ ra tuân thủ Nho giáo nhưng thực chất lại hành động theo các nguyên tắc và tư tưởng của Pháp gia. Nho giáo chủ trương đạo đức, nhân nghĩa, khoan dung và sự hòa hợp trong xã hội, trong khi Pháp gia đề cao pháp luật nghiêm khắc và quyền lực tuyệt đối của nhà cầm quyền. Những kẻ "giả Nho" này có thể dùng các nguyên tắc của Nho giáo để che giấu mục đích thực sự của họ là theo đuổi quyền lực và kiểm soát xã hội bằng các biện pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế theo kiểu Pháp gia. Pháp gia là một trường phái triết học chính trị nổi bật ở Trung Quốc cổ đại, xuất hiện vào thời kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN). Pháp gia không nhấn mạnh đến đạo đức, nhân nghĩa như Nho giáo, mà tập trung vào việc xây dựng và duy trì quyền lực của nhà nước thông qua pháp luật và các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc.

Tháng bảy năm thứ hai hồi cung, cuộc sống bình yên hơn nhiều, Nam Cương rút binh tặng thêm ba ngàn dê bò. Các chư hầu Bắc Cương nhận thưởng trăm lượng của Trung Nguyên, tạm thời giảng hoà. Trương Tướng dâng sớ xin từ quan, được phong làm Văn Trang công, áo gấm về làng. Ta suốt ngày lắc lắc quạt tròn ở hậu cung, ngắm hoa, nhận thỉnh an của mọi người.

Tháng tám năm thứ hai hồi cung, Thục Phi nhàn rỗi, thỉnh lập Cẩm Tú Các ở Tây Lục Cung, chuyên dạy dệt thêu cung đình, được các nữ quyến đón nhận. Nhưng thực ra một tháng chỉ dạy vài lần, chủ yếu vẫn là thưởng trà ăn bánh, giết thời gian.

Tháng chín năm thứ hai hồi cung, Vi Hỷ công công nói Ti Lạc phủ ở Giang Nam đã nuôi dưỡng một số giai nhân chơi đàn, vốn định đưa vào cung, nhưng ta lại cảm thấy, bất cứ âm nhạc nào khi đã vào tường thành hoàng cung luôn mất đi chút ý vị.

Vì vậy, mấy ngày nay ta luôn giả vờ như mang nặng tâm sự. Hoàng thượng hỏi tại sao ta không ngon miệng, ta giả bộ buồn bã kể cho ngài nghe về Ti Lạc phủ ở Giang Nam. Nghe xong, ngài cười, nhét bánh ngọt vào miệng ta vừa nói: Trẫm sẽ vi hành cùng Quý phi.

Giữa tháng chín năm thứ hai hồi cung, sau nửa tháng lặn lội, chúng ta tới Giang Nam. Đại thái giám tuổi già không tiện đi xa, nên phái Quế Tử đi theo. Tuy nhiên, Quế Tử và Tương Tư giống nhau, nhận lệnh xong biến mất cả ngày, thật sự cả ngày không thấy bóng dáng. Chúng ta nghỉ lại nhà dân, bà chủ nhà hấp một khay bánh bao nhân đậu đỏ, ta ăn liền bốn cái. Một vài đứa trẻ tinh nghịch kéo ta ra bãi cỏ xem đom đóm, lúc này khí nóng đã tan, không khí ngập tràn hương cỏ ngọt ngào.

Ta ngồi trên bãi cỏ, lũ trẻ vây quanh kể cho ta nghe nhiều câu chuyện cười, đều là những chuyện mà trong cung không bao giờ nghe thấy. Ta ngẩng đầu nhìn ngài, ngài cầm ngọn cỏ, không vui nhưng không dám nói. Ta thấy dáng vẻ ngài không chen vào được cuộc trò chuyện, trông như một nàng dâu nhỏ rất thú vị, liền nói nhỏ với lũ trẻ, chị muốn ăn kẹo đường trên phố, có thể mua về không.

Ta nở nụ cười gọi ngài, ngài ngồi bên cạnh ta, giả vờ thản nhiên nói: Cần gì phải ghen tỵ với người khác. Ta ngạc nhiên, ngài lại nói: Nếu nàng thích, chúng ta có thể có con của riêng mình. Ta đỏ mặt, không biết trả lời thế nào, mãi mới nói được một câu: Ta sợ đau.

Ngày hai mươi ba tháng chín năm thứ hai hồi cung, chúng ta đến Giang Nam. Cầu nhỏ, dòng nước, hương rượu, ngõ mưa, giai nhân, không chỗ nào không phải là hình dáng của thơ văn. Mấy ngày nay, trong quán rượu Giang Nam có một đôi phu thê thần tiên. Hai người ngày nào cũng đắm chìm trong chén rượu, nhất định phải so tài cao thấp.

Đáng tiếc là tửu lượng của chúng ta rất tốt, chỉ là trong tay phu quân có thêm vài tờ khế ước quán rượu. Quế Tử mệt mỏi, giọng khàn khàn khuyên: Công gia*, đây đã là quán thứ tám rồi. Phu quân của ta dường như cũng say, ngài nắm cằm ta, phả ra hơi rượu ấm áp hỏi: Nàng uống rượu có hài lòng không? Ta nheo mắt cười: Hài lòng. Ngài phất tay áo: Lập khế ước, quán rượu này là của nàng.

*Công gia (公爷) là một cách gọi tôn kính dành cho người đàn ông có địa vị cao trong xã hội, thường là quý tộc, công hầu hoặc người có chức tước cao. Đây là một cách gọi thể hiện sự kính trọng đối với người đàn ông có quyền lực, thường được người hầu, hoặc những người có vai vế thấp hơn sử dụng khi nói chuyện với họ.

Hồi cung năm thứ hai, ngày 25 tháng Chín, Chu tướng quân thay thiên tử tuần thị các quận, hiện nay xe ngựa đã đến Giang Nam. Tháng trước Chu công từ kinh đô xuất phát tuần quận. Ta hỏi: Sẽ ra sao nếu Chu công biết chúng ta chỉ du sơn ngoạn thuỷ, không hỏi chính sự? Phu quân suy nghĩ một lúc: Sẽ trách mắng.

Thật hiếm khi thấy Chu công mặc thường phục, nay ông mặc văn phục Chu Tước, trên đầu đội Tử Thạch Châu, lắc lư phía trước và hàng chục người theo sau, trông như một lão công gia giàu sang nhân từ. Sau lễ bái, ông ta liền đuổi hết mọi người, trách mắng chúng ta một trận, hỡi ôi, làm tiểu bối thật khổ, lần đầu tiên ga thấy thiên tử ngoan ngoãn nghe răn dạy. Lúc này ta mới nhớ ra, ta cũng là một Quý phi. 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play