Nếu chỉ bàn về vần luật thì ba bài thơ này chỉ có trình độ gà mờ.
Ba người viết thơ cũng không phải là thư sinh Thanh Nhai, cho nên không có trình độ thâm hậu về thơ ca. Trong ba người chỉ có Hà Thanh Thanh là đã từng ở Thanh Nhai học tập, nhưng năm đó, nàng mang theo khăn che mặt giấu mình ở một góc, toàn bộ tâm tư đều đặt ở trên việc luyện cầm, không có duyên với thi xã học viện.
Anh Hùng thiếp vượt trội ở bút lực thâm hậu, nét chữ không gò bó, phiêu dật tiêu sái, thể hiện được thành tựu về thư pháp của người viết lên nó. Những tu sĩ bình thường chỉ cần nhìn một chút cũng liền sẽ cảm thấy một khí thế hùng hồn ập tới trước mặt, khiến cho tâm thần đại chấn.
Còn bài thờ của Trần Hồng Chúc và Hà Thanh Thanh cũng đều ẩn chứa bên trong là kiếm khí tuyệt đẹp của ‘Bách Hoa Sát’ và Cầm vận huy hoàng của ‘Cửu Tiêu Ngọc Bội’, cùng với đó là khí thế phi phàm của người viết thơ.
Có ba bài thơ tuyệt tác này ở trên bàn đá, những người tới sau một khi nhìn thấy, làm gì còn dám để lại thơ ở trên đó nữa chứ.
Viên Thanh Thạch vừa mở mồm ngăn cản, đám người chung quanh cũng liền sôi nổi phụ họa theo:
“Chưởng môn, hai bài thơ này đều có ưu nhược điểm riêng của nó, nhưng chúng ta càng thích câu thơ ‘Khiến cho thiên địa phải đổi sắc’ của người hơn”

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play