Vì từ nhỏ cô đã không có cha mẹ bên cạnh nên hàng ngày tự nấu cơm ăn.

Ngoài chuyện cha mẹ hay dây dưa kéo dài tiền sinh hoạt thì ngày thường chẳng quan tâm đến cô.

Cũng may hàng xóm láng giềng đối xử với cô không tồi, góc đường có một ông cụ bày quán bán mì cay Thành Đô, mỗi lần cô đi mua đều cho cô một bát lớn. Hơn nữa hàng xóm thường cho cô đồ ăn của nhà mình, có thể nói Thời Nhiễm lớn lên nhờ ăn cơm trăm nhà.

Quán đồ chiên đối diện trường học, tuy rằng ít nhiều bạn học đều bị phụ huynh kéo lỗ tai dạy rằng đồ ăn quanh trường không sạch sẽ, nhưng mỗi ngày chủ quán đều đặt chảo sắt lên chiên, không thể nói là giăng lưới bắt chim trước cửa thì cũng có thể nói là khách đông như mây. 

Thêm nữa vừa tan học là có quán bánh nướng xuất hiện ngay cổng, bánh kẹp, bì cuốn, bún sợi nhỏ…

Thời Nhiễm vẫn luôn cảm thấy đồ ăn là một sự truyền thừa.

Sự truyền thừa này rất kỳ lạ, chúng vừa khác nhau vừa tương đồng. Tương đồng ở khu vực vùng miền, ở văn hóa, khác nhau ở chỗ mỗi một gia đình, mỗi người đầu bếp.

Sau khi cô làm blogger ẩm thực thì thường xuyên đi dạo các cửa hàng, cũng có học nấu ăn với một vài đầu bếp. Xuyên Lỗ Việt Hoài Dương, Mân Chiết Tương (1), tám món chính gắn với món phụ khắp bốn phương, mỗi món đều có truyền thừa riêng của nó.

(1) Tám tỉnh của Trung Quốc: Tứ Xuyên, Sơn Đông, Quảng Đông, Dương Châu, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Nam, Tương Giang. 

Mà hiện tại rất nhiều cái gọi là chuỗi cửa hàng, xuất phát từ giảm chi phí và hạn chế kiểm soát chất lượng sản phẩm, bình thường hóa việc lạm dụng thực phẩm đóng gói.

Quán ăn không có đầu bếp, nghe như chuyện hề nhưng nó đang dần dần biến thành hiện thực trong xã hội hiện đại.

Thời Nhiễm thở dài ra một hơi, giương bộ mặt tươi cười nói với màn hình: “Làm cơm nhà rất đơn giản.”

“Mọi người đều rất mệt và rất bận, chúng ta nấu ăn cũng không cần phải nấu thật ngon, lúc có chút thời gian rảnh có thể mua vài nguyên liệu về nấu, lúc không rảnh chúng ta cũng có thể đặt vài món mì giống như này.”

“Cuộc sống rất mệt nhưng vẫn phải ăn uống đầy đủ.”



“Nếu không biết bắt đầu thay đổi bản thân từ đâu, vậy thì bắt đầu từ việc cho đồ ăn vào miệng đi.”

“Bởi vì đồ ăn mang đến cho người ta cảm giác thỏa mãn, là cảm giác mà những thứ nào khác không mang lại được.”



Lúc Thời Nhiễm điềm đạm vừa gặm cơm nắm vừa nói những lời này.

Một thành phố lớn xa xôi khác, có một chàng trai xoay người từ trên giường xuống.

Anh đi vào phòng bếp của căn phòng cho thuê, một căn ba phòng một sảnh như vậy, anh hợp lại thuê chung với người khác nên tất nhiên phòng bếp cũng là của chung.

Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại hối hả nên sau khi vào ở, anh không nói chuyện với hai bạn cùng phòng kia. 

Mặc dù tuổi tác bọn họ ngang nhau, trông thì có thể cùng chung chủ đề.

Chàng trai mở tủ lạnh phòng bếp ra, chật vật lấy từ bên trong ra hai cây xúc xích, một gói mì ăn liền, còn có một cọng hành lá và hai quả trứng gà.

Cũng may tầng đông còn có nửa hộp thịt bò và một miếng phô mai để nhầm chỗ.

Còn có cái nồi mà bạn nam thuê cùng phòng mua về trong lúc cao hứng nhất thời.

Anh thong thả đổ nước vào đun sôi, nấu mì ăn liền chắc chắn ăn ngon hơn so với pha, nhưng trước đó anh cảm thấy mình đã ăn mì ăn liền rồi thì sao còn phải bật lửa nấu?

Chàng trai cười tự giễu một chút, nguyên nhân đúng là do bận việc, nhưng xét đến cùng vẫn là coi thường bản thân, đặt công việc ở vị trí cao nhất, ngược lại coi thường cảm nhận của cơ thể.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play