Cốt truyện rất thoải mái, nhưng khi Kha Mỹ Ngu thật sự nhập vai, từ góc nhìn của một người ngoài cuộc, cô cảm thấy nữ chính đang có chút tự mình chuốc lấy đau khổ.
Rõ ràng mình trọng sinh có kỹ năng đặc biệt và bàn tay vàng nghịch thiên, tại sao phải dựa vào hơi thở của đàn ông mà chịu nhiều oan ức như vậy?
Chứ đừng nói đến việc cả nhà nữ chính vì chuyện này mà hủy hoại cả cuộc đời một tuổi trẻ!
Bà cụ nghe vậy thì không nhịn được tặc lưỡi, càng nghĩ càng thấy sợ hãi nói: "May là Ngu Bảo Nhi của chúng ta không đính hôn với nhà họ Vu, nếu không thì chắc năm thằng anh trai kia của cháu sẽ đập c.h.ế.t bọn họ mất!"
Một người phụ nữ không thể sinh con, còn là một người phụ nữ hoàn chỉnh không?
Nuôi con hộ người khác, đầu ai có vấn đề mới đi làm!
Bà ấy lập tức cười lạnh kề tai nói nhỏ với Kha Mỹ Ngu: "Bà thấy nhà chú hai của cháu rất sáng suốt, vì tiền mà có thể đồng ý bất cứ chuyện gì."
"Chúng ta không thể ngăn chặn con đường làm giàu của bọn họ, kẻo người ta lại nghĩ chúng ta có ý đồ xấu!"
"Chuyện này cháu cũng không được phép nói với ông nội cháu đâu."
"Ông già này rất bảo thủ, đừng dùng lòng tốt của mình để người khác oán hận!"
Kha Mỹ Ngu do dự một chút.
Ông cụ là một người có lòng nhiệt tình, lúc còn trẻ đã từng nhập ngũ với niềm đam mê bảo vệ đất nước, để bà cụ một mình ở nhà nuôi dạy bốn người con trai và hai cô gái.
Sau khi đất nước ổn định, ông ấy cũng không màng công danh lợi lộc gì, lặng lẽ trở về quê hương tiếp tục làm nông dân.
Ông ấy cũng là chú ruột của trưởng thôn, có uy vọng lớn trong thôn, nhưng ông càng già thì mạnh mẽ nóng tính hơn.
Thân là một gia trưởng, ông ấy đã cố gắng hết sức để xử lý mọi chuyện công bằng, nhưng việc nguyên chủ bị nữ chính cướp đi đối tượng kết hôn chỉ là khởi đầu cho thảm họa của cái nhà này.
Sau này ông ấy áy náy chuyện con út bị hổ cắn c.h.ế.t trong một cuộc đi săn mùa đông, lại thêm trận lụt lớn đã phá hủy nhà cửa phòng ốc, cuốn trôi cả vợ của con út, cộng với việc nhà chú hai lần lượt cắm d.a.o vào tim ông, hủy hoại thanh danh nhà họ Kha, ông cụ tức quá mất hết ý thức, không biết gì nữa!
Bà cụ cũng không thể chấp nhận hiện thực, nằm liệt nửa người trên giường.
Người thân nhất bị như thế, năm người anh trai chưa vợ cam chịu đưa đứa em gái vào sống trong một túp lều, sau đó bị người khác xúi giục, ăn nhậu chơi bời, cờ b.ạ.c phóng túng, vơ vét cướp bóc phá phách khắp nơi, cuối cùng từng người một bị nữ chính đưa vào đồn cảnh sát!
Hoàn toàn trái ngược với cuộc sống hưng thịnh của người nhà nữ chính.
"Bà nội, cháu thấy tốt nhất vẫn nên nói cho ông nội biết trước." Suy nghĩ một chút, Kha Mỹ Ngu nhỏ giọng nói với bà cụ: "Ông nội là người nhìn thấu thiên hạ, suy nghĩ và hành động của ông nhất định cũng sẽ tốt hơn chúng ta."
"Mặc dù người nhà chú hai không thân thiết lắm với ông bà, nhưng dù sao cũng không sống ngăn cách, chuyện của nhà chú hai chính là chuyện của nhà họ Kha chúng ta."
"Chúng ta không thể bị bọn họ làm mất mặt được!"
Nhà chú hai làm ra nhiều chuyện như vậy, không phải là vì muốn sống tách biệt khỏi nhà họ Kha sao.
Nữ chính cũng sẽ dùng tay chân để kiếm tiền nên không cần mấy người "hút máu" nhà họ Kha lợi dụng hưởng phúc cùng.
Kha Mỹ Ngu cũng ước gì như thế, dưới cái nhìn của cô, nữ chính là cái cây rụng tiền, còn có bàn tay vàng tiên tri, nhưng nữ chính cũng đại diện cho vô số rắc rối!
Cô vẫn thích lặng lẽ làm bé cưng của cả nhà, sống cuộc sống thoải mái an nhàn mỗi ngày.
Bà cụ nghĩ nghĩ rồi gật đầu: "Được rồi, dù sao thì cũng chui từ bụng bà ra."
"Bà là một người mẹ, không thể nhét thằng ngu kia lại vào trong, cũng không thể nhìn bọn nó một nhà ngu ngốc làm mất mặt chúng ta được!"
Lúc trước thương lượng với nhau, nhà họ Vu và nhà chú hai đều tự mình quyết định rất nhiều chi tiết.
Ví dụ như nhà gái rất hào phóng không cần bất cứ sính lễ nào, gửi hết về cho con gái; ví dụ như nhà gái hiểu chuyện không muốn sinh con trước, chủ yếu chăm sóc những đứa con của nhà trai…
Lúc này là lần đầu tiên người nhà chú hai có loại cảm giác nở mày nở mặt này, làm sao dám mở miệng hứa hẹn cái gì trước mặt ông cụ. Ai nấy đều biến thành hồ lô cưa miệng, chỉ cười gật đầu, khiến nhà họ Vu lo lắng mà không thể mở miệng.
Bởi vì lấy những người khác nhà họ Kha ra ứng phó nên nhà họ Vu cũng không ở lại ăn cơm, chỉ để lại một bộ quần áo lao động màu xanh bộ đội mới tinh, đưa cho cô dâu làm đồ cưới, cộng thêm một trăm chín mươi chín đồng tiền biếu, cùng với một ít bánh kẹo và hai chai rượu.
Cho dù chỉ là những thứ này, cũng đủ làm chủ đề cho đám hàng xóm láng giềng ước ao ghen tị bàn tán nửa tháng!
Ai có thể ngờ được một cô gái đen, gầy và không nổi bật lại có thể lấy được một hôn sự tốt như vậy?
Người nhà họ Vu vừa rời đi, nhà họ Kha lập tức đuổi hết những người dân trong thôn đến xem trò vui đi, sau đó tập trung hết ở nhà chính.
Lúc này bà nội Kha đã nói hết mọi thứ cho ông cụ nghe, sắc mặt nhạt nhẽo nghiêm túc ngồi sang một bên.
Ngoại trừ mẹ Kha ở trong phòng chăm sóc Kha Mỹ Ngu ra, những người còn lại đều ngồi trong nhà chính, giống như đang trải qua ba phiên tòa.
"Nói đi, ngày thương lượng hôm đó các người đã đồng ý với nhà họ Vu cái gì?"
Ông cụ bỗng nhiên vỗ tay xuống bàn, cực kỳ tức giận hỏi.
Người nhà chú hai sợ hãi run lên, ngập ngừng không nói được lời nào, mà Kha Ân Thục cũng hơi cúi đầu.
Bọn họ lại khôi phục dáng vẻ khó khăn khốn cùng như ngày xưa.
Thấy bọn họ như thế, bà cụ lập tức giận mà không phát tiết được: "Làm sao vậy, câm à?"
"Không phải vừa rồi hùng hổ lắm hay sao, nhớ tới cả canh trứng gà trong nồi!"
"Chúng mày chỉ có chừng đó tiền đồ, bảo sao lại âm mưu tính toán cướp đối tượng kết hôn của Ngu Bảo Nhi, đánh người thân nặng tay như vậy mà còn không có ý định ăn năn hối lỗi."
"Nếu các đồng chí trong cục cảnh sát phát hiện ra, bọn họ mà không kéo chúng mày ra b.ắ.n c.h.ế.t tao mới lạ!"
Bà ấy vừa dứt lời, người nhà chú hai đột nhiên ngẩng đầu lên.
"Mẹ, đôi khi con tự hỏi liệu con có phải là con ruột do mẹ sinh ra hay không."
"Làm gì có người mẹ nào không mong muốn gia đình con cái hạnh phúc, sao mẹ lại nói ra những lời nhẫn tâm như vậy!"
Chú hai tỏ vẻ tràn đầy tổn thương và thất vọng, lắc đầu nói.
"Thằng mất dạy, sao mày dám nói chuyện với mẹ như thế hả?" Ông cụ đứng dậy, sờ cây gậy bên cạnh rồi gõ mạnh mấy cái.
Chú hai cứng cổ, không tránh né mà tiếp tục trút sự bất mãn hàng chục năm nay của mình ra: "Cha, con có nói sai chỗ nào đâu?"
"Đều là con cái do cha mẹ sinh ra, anh cả là con lớn trong nhà, được cha mẹ coi trọng."
"Em ba, em bốn đều đẹp trai biết dỗ dành người khác, không cần phải làm nhiều việc cũng có thể nhận được vẻ mặt tươi cười của cha mẹ."
"Nhưng còn nhà thằng hai chúng con thì sao?"
"Vợ con và mấy đứa con gái ngày nào cũng đi theo con không rảnh rỗi, ăn ít nhất, làm nhiều nhất, nhưng chuyện tốt đẹp gì trong nhà cũng không bao giờ đến lượt chúng con!"
Ngay cả vợ ông ta cũng rơm rớm nước mắt run rẩy nói: "Cha mẹ, bọn chúng đều là cháu gái ruột của hai người, sao cha mẹ lại yêu thương cháu bảy như thế, còn bốn đứa con gái của con lại bị coi như cỏ rác, không được cha mẹ để vào mắt?"
"Đúng, mới đầu là con che chở con bé tám, đẩy cháu bảy một chút."
"Con đẩy nhẹ một cái nó đã ngã xuống, chẳng ai ngờ đằng sau đầu nó lại có một hòn đá sắc nhọn đâu!"
"Cha mẹ chỉ nói mãi về chuyện này, nhưng có ai thèm nhớ đến chuyện con bé tám nhà con bị nó đẩy ngã xuống sông đâu."
"Chẳng lẽ cháu bảy có một cái mạng, bé tám nhà con không có hay sao?"
"Nếu chúng mày thật sự để con cái trong lòng, sẽ đồng ý điều kiện của nhà họ Vu sao?" Ông cụ giận phát điên, không ngờ cả nhà thằng hai lại cố chấp ngang ngược đến vậy, giống như tất cả mọi người đều mắc nợ bọn họ không bằng.
"Nếu không đồng ý thì phải làm sao?"
Vợ chú hai che miệng khóc nói: "Không ai trong nhà họ Kha thật sự đứng ra bảo vệ con bé."
"Nếu bọn con không đồng ý gửi lại tất cả sính lễ, thì người ta sẽ tìm những người khác, như vậy thanh danh của con bé tám sẽ mất hết!"
Kha Mỹ Ngu chậm rãi vịn tay mẹ đi ra ngoài, cười nhẹ nói: "Bây giờ thì vừa lòng rồi nha, trước mặt cả thôn, nhà họ Vu đã đưa tiền sính lễ, còn nói sẽ mang tứ đại kiện* đến, không đổi ý được nữa đâu."
("Tam chuyển nhất hưởng" hay còn gọi là "tứ đại kiện" là một thuật ngữ ở Trung Quốc vào cuối những năm 1950. Dùng để chỉ bốn vật dụng gia đình mà đất nước này sản xuất được vào thời điểm đó, hơn nữa còn là vật dụng mà mọi gia đình đều mong muốn. Bốn vật dụng gia đình này bao gồm: radio, xe đạp, máy may và đồng hồ. Sau đó theo cải cách, các vật dụng đại biểu cho tứ đại kiện dần dần được thay đổi.)
"Nếu không, chúng ta có thể buộc tội bọn họ là lưu manh, xem ai sợ ai!"
"Hừ, mặc dù tôi cũng không thèm khát gì cái nhà họ Vu này, nhưng Vu Kính Nguyên bị mấy người tính kế cướp từ tay tôi, hơn nữa đầu tôi còn bị thương nặng, nói không chừng sau này có thể thỉnh thoảng ngất xỉu nữa, căn bản không thể khoẻ lại như trước."
"Một trăm chín mươi chín đồng, để cho em họ mười chín đồng mua đồ, còn lại thì coi như chi phí dinh dưỡng của tôi đi."
"Tứ đại kiện và hơn một trăm đồng tiền để cho năm anh trai của tôi sau này dùng cưới vợ, xem như tiền lương ba năm bị mất của tôi."
"Từ nay về sau chúng ta xem như chưa xảy ra chuyện gì, thế nào?"
Bà cụ liên tục gật đầu: "Bà thấy nên xử lý như vậy đi, nói cho cùng cũng là cháu tám hưởng lợi nhiều nhất."
"Có một người chồng lái xe hàng, muốn bao nhiêu tiền chẳng được?"
Người nhà chú hai nghe vậy sửng sốt một chút, sau đó lập tức tức giận không thôi.
Vợ chú hai lắc đầu, tức giận nói: "Này cháu bảy, không phải là cháu không có vấn đề gì rồi sao?"
"Con gái nông thôn nhà ai mà không phải va chạm một tí?"
"Sao cháu cứ mở miệng ra là đòi tất cả đồ sính lễ như vậy!"
"Cháu đã nghĩ đến cuộc sống sau này của em họ cháu khi đến nhà họ Vu rồi sao?"
"Hơn nữa, dựa vào cái gì?"
Đột nhiên Kha Ân Thục kéo mẹ mình lại, nhìn thẳng vào Kha Mỹ Ngu: "Chị họ, nếu như chị muốn thì tất cả những đồ sính lễ này em đều không cần, cho chị hết."
"Như vậy thì việc này sẽ qua đi thật chứ, sau này mọi người không nhắc lại nữa?"
"Đương nhiên, con người của chị tương đối thực dụng, sẽ không lãng phí lời nói đối với những vấn đề có thể giải quyết bằng tiền!" Kha Mỹ Ngu cười, gật đầu đáp lại.
"Nhưng mà từ nay về sau chị với em ai đi đường nấy, không được phép để ý đến chị và người nhà chị nữa!"
So với việc hận nguyên chủ, chắc cô ta vẫn muốn nhìn người nhà mình sống yên ổn hơn nhỉ?
Huống chi vận may của mình vẫn luôn rất tốt.
"Được, nói miệng không có bằng chứng, chúng ta hãy viết ra giấy làm bằng chứng." Dù sao Kha Ân Thục cũng đã được trọng sinh một lần, sẵn sàng bỏ số tiền này ra để mua sự an tâm.
Dù sao Vu Kính Nguyên cũng từng là anh rể họ của cô ta, sau này nhất định sẽ có thay đổi lớn!
Số tiền sính lễ chưa đến một nghìn đồng này xem ra cũng nhiều, nhưng sẽ không đủ để truyền lại cho đời sau, dùng để đền bù cho chị họ, lại có thể đổi một cuộc sống giàu có cho bản thân mình, ngu gì mà không làm?
Cháu trai lớn đang học trung học cơ sở là người viết, ông cụ làm nhân chứng, cứ như vậy Kha Mỹ Ngu và Kha Ân Thục ký thỏa thuận với nhau.
Ông cụ không nhịn được lại bổ sung thêm một câu: "Cháu tám, cháu tính tình mềm yếu, đến nhà họ Vu thì nên thông minh nhanh nhẹn một chút, cố gắng hết sức làm việc."
"Còn nữa, phụ nữ phải có một đứa con của riêng mình!"
"Bị bắt nạt thì về nhà, cháu là con gái nhà họ Kha, có chú bác, anh trai và cháu trai thay cháu đòi lại công đạo."
"Ông nội, cháu biết rồi." Kha Ân Thục gật đầu, nhưng lúc này cô ta lại cực kỳ coi thường lá bài thân tình của ông cụ.
Kha Mỹ Ngu nhận lấy tiền, giữ lại ba mươi đồng cho bản thân rồi đưa một trăm năm mươi đồng còn lại cho bà cụ.
Bà cụ vui tươi hớn hở nhận lấy: "Bà nội để dành làm của hồi môn cho cháu!"
Kết thúc cuộc họp gia đình đầu tiên sau khi Kha Mỹ Ngu đến thế giới này, bà cụ và mẹ Kha lập tức làm mì sợi cho cô, rưới dầu mè lên trên rồi cho một ít hành lá xanh tươi vào, còn sắc thêm một cái trứng chần nước sôi, thả vào ba muỗng dấm đường tỏi, một muỗng dưa chuột muối.
Bọn nhỏ trong sân cũng thèm ăn, nhưng chỉ khụt khịt mũi chứ không dám đảo mắt.
Ngay cả bé con một tuổi cũng mút nước miếng, nheo mắt mãn nguyện húp bát nước mì.
Vừa rồi Kha Mỹ Ngu còn không có cảm giác gì, nhưng vừa ngửi thấy mùi cơm, bụng cô lập tức cồn cào.
Bất chấp sự nóng hổi, cô cầm bát lên ăn từng miếng lớn, sợi mì dai dai kết hợp với các món ăn kèm thật sự khiến người ta vô cùng hạnh phúc!
Sau khi ăn uống no nê, cơn buồn ngủ cũng ập đến, cô che miệng ngáp dài một cái.