Câu 1: Chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam
- Chính trị: dùng chính sách chia để trị, chia rẽ đất nước ta thành ba kỳ Bắc, Trung, Nam kỳ với những cách cai trị khác nhau
- Kinh tế: sử dụng chính sách bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ cộng với nhiều hình thức thuế khóa nặng nề
- Văn hóa xã hội: thực dân Pháp sử dụng chính sách nô dịch và ngu dân để dễ cai trị, du nhập những giá trị văn hóa phản tiến bộ, duy trì các tệ nạn xã hội: rượu cồn, gái điếm,…
=>Làm cho người dân Việt Nam quên đi giá trị văn hóa dân tộc, mất ý thức đấu tranh
Câu 2: So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai bản Cương lĩnh T2/1930 và Luận cương T10/1930
*Giống nhau:
- Phương hướng chiến lược: đều xác định được tính chất của cuộc cách mạng Việt Nam là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để đi tới xã hội cộng sản
- Nhiệm vụ cách mạng: đều là chống đế quốc và chống phong kiến
- Lực lượng cách mạng: đều xác định công nhân và nông dân là lực lượng chính của Cách mạng
- Phương pháp cách mạng: đều sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng, cách mạng Việt Nam để đánh đổ đế quốc và phong kiến giành chính quyền về tay công nông
- Vị trí quốc tế: xác định cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, thể hiện sự mở rộng quan hệ với bên ngoài, tìm đồng minh cho mình
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân là một đội ngũ Tiên Phong với sự lãnh đạo của ĐCS và đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng
*Khác nhau:
Cương lĩnh T2/1930
Luận cương T10/1930
Xác định kẻ thù, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng
Xác định đúng kẻ thù, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ số 1, quan trọng nhất, từ đó xác định kẻ thù là phải đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai => Giành độc lập dân tộc => Giải quyết được nhiệm vụ giải phóng giai cấp
Xác định chưa đúng về kẻ thù, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, đặc biệt chưa nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc Việt Nam đối với đế quốc Pháp xâm lược => không đặt nhiệm vụ chống Đế quốc lên hàng đầu mà chỉ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
Lực lượng cách mạng
Xác định đúng lực lượng Cách mạng: công nhân, nông dân là lực lượng chính nhưng đồng thời phải có chủ trương đoàn kết với tất cả các giai cấp lực lượng khác trong xã hội như địa chủ, tư sản, tiểu tư sản
Xác định chưa đúng về lực lượng Cách mạng: công nhân, nông dân là lực lượng chính nhưng không có chủ trương liên hệ với các giai cấp khác trong xã hội => đánh giá chưa đúng về vai trò giai cấp tiểu tư sản, tư sản, địa chủ vừa và nhỏ
Vận dụng quan điểm, chủ nghĩa Mác-Lênin
Vận dụng đúng đắn sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam
Vận dụng một cách dập khuôn, máy móc quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và quá nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp
Câu 3: Sự chuyển hướng của Đảng 1939-1945
Đứng trước hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước, BCN TW Đảng đã đề ra chủ trương:
*Hội nghị TW 6 (11/1939) Hoóc Môn:
- Hội nghị nhấn mạnh: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao”
- Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất phản đế đế Đông Dương
* Hội nghị TW 7 (11/1940) Bắc Ninh nhận định:
- Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến hành không thể cái làm trước cái làm sau
- Hội nghị TW Đảng vẫn chưa thực sự dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
*Hội nghị TW 8 (5/1941) Cao Bằng, trực tiếp Đồng chí NAQ về chỉ đạo
- Hội nghị nhấn mạnh: cách mạng giải phóng dân tộc đặt lên hàng đầu
- Chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh (19/5/1941)
- Hội nghị nêu ra những nội dung quan trọng
+Thứ nhất: hội nghị nhấn mạnh mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và phát xít Nhật
+Thứ 2: hội nghị chỉ rõ: Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc
+Thứ 3: vấn đề dân tộc phải được giải quyết trong khuôn khổ của từng nước. Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
+ Thứ 4: hội nghị chủ trương tập hợp rộng rãi mọi lực lượng Dân tộc và các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh phải mang tên “cứu quốc”
+ Thứ 5: chủ trương sau khi cuộc cách mạng thành công: xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo tinh thần dân chủ
+ Thứ 6 hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của cuộc cách mạng
Câu 4 Chứng minh tính đúng đắn trong sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1946-1950
Trước hoàn cảnh lịch sử của thế giới và Việt Nam Đảng đã đề ra Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
- Mục tiêu cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp, giành lại nền độc lập, thống nhất hoàn toàn
- Cuộc kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân, động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến, đánh địch ở mọi lúc, mọi nơi: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là một mặt trận”
- Cuộc kháng chiến toàn diện là đánh địch trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, trong đó quân sự là mũi nhọn mang tính quyết định
- “Kháng chiến lâu dài”: Đây là một tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng, là một quá trình đánh tiêu hao sinh lực địch, làm chuyển biến tương quan lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta, chờ đợi thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến lược trong sự nghiệp đấu tranh GPDT, phát huy tất cả nguồn nội lực, sức mạnh vật chất của nhân dân nhưng bên cạnh đó phải tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn bè quốc tế
*Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và nhân dân ta đã thắng lợi trong các trận chiến sau:
- Trận chiến của quân đoàn Thủ đô 1946: quân và dân thủ đô đã chiến đấu với quân giặc 60 ngày đêm để vừa đánh vừa giữ chân giặc địch tại thủ đô Hà Nội để ngăn chặn đường tiến nhanh của quân địch
- Chiến dịch Việt Bắc 1947: trước sự bao vây tấn công của quân địch, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh thắng trong trận chiến này, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
- Biên giới Thu Đông 1950: Đây là trận chiến quân và dân ta đã chủ động thực sự lãnh đạo của Đảng để giành chiến thắng
Câu 5: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng giai đoạn 1969-1975
*Miền Bắc:
- Nhân dân miền Bắc khẩn trương bắt tay khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH và đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, kinh tế, văn hóa, xã hội,…
- Bên cạnh đó, miền Bắc làm tốt công tác hậu phương về sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam
- Đặc biệt nhân dân miền Bắc phải chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm (18-30/12/1972) lập nên một trận chiến “Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi ký hiệp định Paris
- Miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hoàn thành công tác hậu phương đối với miền Nam, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia
*Miền Nam
- Tổng thống Mỹ Nixon đề ra chiến lược toàn cầu mới mang tên “Học thuyết Nixon”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, sử dụng chính sách thâm độc nhằm dùng người Việt đánh người Việt
- Đứng trước âm mưu thủ đoạn của Mỹ, Đảng đề ra quyết tâm và chủ trương chiến lược:
+ 1/1/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư chúc mừng năm mới “Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”
+ Hội nghị 18 của BCH TW Đảng T1/1970 đã đề ra chủ trương “lấy nông thôn làm hướng tiến công chính”
=> Quân và dân ta liên tiếp mở các cuộc thắng lớn
- 27/1/1973 ký hiệp định Paris, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
- Hội nghị 21 của BCN TW Đảng khóa 3 đã nêu rõ: phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối, chiến lược tiến công
=> Quân và dân miền Nam đã liên tiếp giành thắng lợi lớn trên khắp các chiến trường từ Trị Thiên đến Tây Nam Bộ và vùng ven Sài Gòn
- 25/3/1975 Bộ Chính trị quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng phút từng giờ xốc tới Mặt trận giải phóng miền Nam”
=> 30/4/1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
*Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ
- Thắng lợi vĩ đại của cuộc tấn công nổi dậy năm 1975 đã giành lại nền độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
- Thắng lợi này đã nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc trên trường quốc tế
- Thắng lợi này đã mở ra sự sụp đổ Chủ Nghĩa Thực Dân kiểu mới, cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới
- Tháng 12/1967, Bộ quyết định mở cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968
- Hà Nội Bộ chính trị tháng 3/1975 quyết định mở cuộc tấn công nổi dậy và giải phóng Sài Gòn trước 1975