Ở nước B chiến tranh đẫm m.á.u vừa kết thúc.
Lực lượng quân đội thở phào một hơi cực nhọc, vừa vui mừng vừa xót xa. Chứng kiến từ dòng m.á.u ấm nóng chuyển sang t.h.i t.h.ể lạnh ngắt của chiến hữu, dòng lệ đắng cay của người thân, tiếng gào thét xé nát tim gan của những người ở lại. Một cậu nhóc bốn tuổi hăng say chơi chong chóng do chính tay người ba quân nhân làm ra, bên cạnh nhóc là t.h.i t.h.ể nát bét của người cha, và lỗ thủng ở tim của người mẹ. Nhóc không biết, nhóc ngồi đơn côi một mình cùng với chiếc chong chóng trên tay, đôi môi trẻ thơ thổi phì phò, bi bô kêu cha gọi mẹ rồi cười nứt nẻ, tiếng cười thơ ngây khiến ai cũng chạnh lòng, nhưng đáp lại từng tiếng kêu non nớt ấy lại là hai mảnh t.h.i t.h.ể lạnh lẽo.
Nó không biết, cha mẹ nó mất rồi.
Tống Miên cởi mũ xanh chiến đấu, quần áo đã đầy bẩn thỉu, m.á.u tươi lẫn lộn bùn đất bám chặt vào người, sắc mặt ảm đạm cùng hai hàng dọc của quân nhân, tất cả nghiêm mình ưỡn n.g.ự.c trang trọng giơ tay chào tiễn biệt người ra đi.
"Thiếu tướng, đại tá, vất vả rồi."
Vành mắt tất cả đỏ hoe, kèm theo tiếng trẻ thơ bi bô bên cạnh mà lòng xót xa ê chề. Cậu nhóc từ nay mồ côi cha mẹ, miệng vẫn nở nụ cười đơn thuần.
Nhóc chẳng biết gì cả.
Gương mặt Tống Miên cương nghị tuấn tú, toát ra vẻ lạnh lùng trầm tính, xương mày nghiêm nghị có một vết xước đang rỉ máu, những vết thương trên khuôn góc cạnh nam tính đó càng làm cho anh thêm phần lạnh lùng tuyệt tình.
Là một Thiếu tá đầy tài năng, cương trực, dù đã ba mươi tuổi thế nhưng anh từ chối tất cả những lời tình ý, trung thành với mỗi đất nước và lý tưởng của riêng mình.
Vai rộng chân dài sải bước rời khỏi chiến trường đầy mùi m.á.u tanh và đau thương, chiếc bóng cao ráo phủ xuống mặt đất tạo nên một vệt đen dài. Quân phục màu xanh rằn ri, ống quần được bỏ vào ống giày quân nhân cao cổ. Hình tượng kỷ cương chưa bao giờ dập tắt trong mọi tình huống chật vật nào.
Trên mặt có vài vết xước vẫn không thể hạ thấp dung nhan của mình, không phải là một nét đẹp kinh diễm mà là nét trưởng thành cùng sự lạnh lùng do chiến trường tạo ra, mũi cao như cầu tuột, cánh môi mỏng gương cao đắc ý, từng đường nét hoàn hảo hoà quyện, tạo ra một gương mặt cứng cỏi nghiêm nghị. Trên cơ thể cũng có chỗ trầy chỗ xước có chỗ bị thương vẫn còn tuôn m.á.u nhưng mọi chuyện đối với anh vẫn còn ổn thỏa. Anh vẫn còn sống để bảo vệ quốc gia này thêm một lần nữa.
Bước chân đi về phía trước, một giọng nữ yêu kiều bẽn lẽn vang lên ở phía sau, thôi thúc anh quay đầu.
Là con gái của Thiếu tướng Thẩm.
Tống Miên nhíu mày, vẫn lịch sự đứng chờ cô ấy nói.
Thẩm Phiên ngọt ngào đi đến bên cạnh, bẽn lẽn vén tóc ra sau tai, bộ dạng vừa ngượng vừa lúng túng.
"Tống Miên, trên chiến trường em có nói, nếu giành lại độc lập, sẽ...sẽ tỏ tình với anh."
"Độc lập rồi, anh có chấp nhận em không?"
Thẩm Phiên rũ mắt cắn môi, trên gò má đỏ bừng sự xấu hổ, trên người vẫn còn mặc bộ đồ chống đạn. Đất nước gặp chiến tranh, nam nữ đều đứng lên kháng chiến, nói gì một cô gái có chức vụ là quân y như Thẩm Phiên.
Tống Miên nhớ đến lời nói trong khi hai bên giao chiến, Thẩm Phiên đã nói như vậy, nhưng anh vẫn không bỏ trong lòng.
"Anh có chấp nhận em không?" Thẩm Phiên dè dặt nhắc lại lần nữa.
Anh cau mày, sắc mặt nghiêm túc vừa lạnh lùng vừa tuyệt tâm: "Trái tim tôi chỉ có công lý, hoà bình và tổ quốc."
Tiếng gió thổi dồn dập tới, gương mặt Thẩm Phiên bỗng chốc nóng bừng, vừa xấu hổ vừa luống cuống. Tống Miên không rảnh đôi co đàm phán qua lại, trực tiếp đi ngang qua cô ấy, bóng lưng thẳng tấp bước về hướng có ánh nắng chói chang chân dài miên man của anh không ngừng đi về phía trước. Buổi chiều trời ngả bóng, hình dáng dài chiếu xuống nền đất sần sùi cứng cỏi thật dài.
Anh ngồi trên một chiếc xe motor, lông mi dài rậm cùng đôi mắt lạnh lẽo đen láy nhìn xa xăm. Vươn bàn tay thon dài, bắt lấy mặt trời chói lóa.
Tự do và hoà bình của nhân dân anh đã lấy lại được.
Anh đã làm được với những gì mình kỳ vọng.
Lý tưởng của tôi, mãi mãi không bao giờ vụt tắt.
***
Bệnh viện trung tâm Thành phố Hà.
Nữ bác sĩ trẻ đang săn sóc một bà cụ tuổi đã cao và có vấn đề trong giao tiếp, nét đẹp thuần thúy dịu dàng phác họa lên khuôn mặt ấy, cô kiên nhẫn trò chuyện, kiên nhẫn lắng nghe không một chút vội vàng, không một chút khó chịu. Toàn bộ quá trình đều mang một nét ôn nhu hoà thuận.
Sơn Chi làm ở nơi này được mấy năm, nhưng không được trọng dụng, năng lực của cô ai cũng thấy rõ nhưng điều đó không bao giờ được công nhận. Bởi, Sơn Chi bị con gái của Viện trưởng nơi này nhắm tới, người con trai cô ta thích lại vô tình thích cô, cho nên mấy năm gồng gánh cô vẫn không thể làm bác sĩ chính.
Trong Sơn gia có đại kỵ, không được theo học ngành y, cha cô luôn mong muốn cô có thể nối nghiệp ông, làm việc trong cơ quan nhà nước. Nhưng năm mười sáu tuổi, Sơn Chi đã quyết định ước mơ của mình, bày tỏ rằng bản thân muốn làm một nữ bác sĩ chữa bệnh cứu người. Quyết định đột ngột này làm cho cha mẹ Sơn cực kỳ tức giận, từ nhẹ nhàng đến hăm doạ, nhưng Sơn Chi vẫn quả quyết với ý định của mình. Kết quả, bọn họ không dè chừng mà từ mặt Sơn Chi không lâu sau đó.
Đại kỵ Sơn gia xảy ra vào năm ông nội cô lâm bệnh, căn bệnh cũng không nghiêm trọng đến mức từ giã đời người. Vốn dĩ Sơn gia dư dả điều kiện nên đưa đến bệnh viện, tin tưởng các y bác sĩ, và bọn họ cũng đã cam đoan sẽ chữa khỏi cho ông, nhưng ngày phẫu thuật do sự cẩu thả nên ông bị xuất huyết m.á.u nghiêm trọng, dẫn đến việc qua đời. Kể từ ngày đó, Sơn gia nói không với việc học ngành y. Trái ngược cấm kỵ này, Sơn Chi lại mang ý chí kiên quyết lựa chọn con đường trở thành bác sĩ của mình.
Bao nhiêu năm cố gắng, Sơn Chi mãi không thể chịu đựng được chèn ép, xin cấp trên thôi việc và hôm nay chính là ngày cuối cùng cô đi làm.
Trên tay ôm một chồng tài liệu cao đến ngang nửa mặt chỉ chừa mỗi mắt để nhìn đường, nặng nề bước ra khỏi phòng làm việc gắn bó đã lâu.
Sơn Chi là một cô gái điềm đạm, không thích ganh đua nhưng nội tâm mạnh mẽ không khuất phục, là người chạy theo ước mơ và lý tưởng của cuộc đời mình. Ngũ quan thanh tú, không lồng lộn sắc nét như bao người, giống như tính cách của cô vậy, tĩnh lặng như mặt hồ, nếu như lạc vào giữa đám đông, chắc chắn sẽ không vượt trội mà đắm mình xuống tận đáy sâu. Lông mi dài khẽ chớp, sóng mũi cao thon nhỏ, đôi môi chúm chím khẽ mím chặt, mắt to tròn ngây ngô mà trong trẻo đón nhận dòng người tấp nập trước mặt, khẽ thở dài.
"Phải kiếm việc làm rồi." giọng nói ngọt ngào mang theo vài phần bất lực ảo não vang lên giữa dòng người. Sơn Chi không có tiền để thuê nhà trọ rộng, chen chúc trong một ngôi trọ nhỏ để sinh sống qua ngày. Hiếm ai biết cô ăn uống tiết kiệm, tiền sinh hoạt phải chi tiêu tiết kiệm đến mức nào, vì yêu nghề nên mới ở lại bệnh viện, chịu đựng sự chèn ép, lương thì thê thảm không nhìn nổi, có ngày ăn cơm trắng, có ngày ăn mì. Vì thế mà cơ thể của cô chỉ cao ở mức một mét sáu mươi lăm thôi, hai mươi bảy tuổi rồi mà dáng dấp cơ thể nhỏ như một học sinh cấp ba thì thật là không nói nên lời mà.
Chiến tranh xảy ra, bệnh viện trung tâm là nơi tiếp ứng, cũng là nơi chủ yếu cứu trợ, những nơi khác đang cố thủ, Sơn Chi ở bệnh viện bận tối mặt tối mày, không có thời gian nghỉ ngơi. Mà nơi cô đang sinh sống, vẫn giữ hoà bình, một số tỉnh bị đánh chiếm, người bị thương rất nhiều, lực lượng bác sĩ ở tiền tuyến không đủ nên được đưa về bệnh viện trung tâm chữa trị.
Cuộc sống bình yên đã kéo dài được hai tháng, có rất nhiều nơi còn đang tu sửa, Sơn Chi nhớ lại mấy ngày trước, Lý Vy được đọc tên thăng chức và thưởng hoa hồng, nghe đâu là lên bác sĩ chính rồi. Cô hít mũi nhỏ, cố nén uẩn khúc to lớn dạt dào.
Trong lần cô ta phẫu thuật cho một chiến sĩ, năng lực nghiệp vụ kém hơn cô vậy mà xung phong đảm nhận, lúc đó chiến tranh dữ dội, người bị thương nhiều vô cùng, lại thêm địa vị của Lý Vy cho nên ai cũng tán thành cho cô ta đảm nhiệm ca phẫu thuật, lúc đó cô chỉ được làm hậu cần bên cạnh. Ai ngờ vừa vào phòng, tay chân Lý Vy đã run rẩy, cô ta càng cố gắng tiến hành càng làm bệnh nhân kia xuất huyết, m.á.u chảy không ngừng, Lý Vy nhìn m.á.u chảy sợ hãi buông kéo, ôm mặt khóc nức nở, bịt miệng nôn mửa.
Vì an nguy của người quân nhân, Sơn Chi quyết định đứng ra tiếp tục tiến hành phẫu thuật lấy đạn, cô nhớ trong người quân nhân kia có hẳn năm viên, nằm ở mọi ngõ ngách trong cơ thể. Cô thán phục trước tinh thần bất khuất của họ, xông ra tiền tuyến đánh giặc, đương đầu với mưa đạn mưa pháo, mặc cho cơ thể bị đày đọa, họ mang về cho đất nước hai chữ yên bình.
Kết quả, Sơn Chi cứu sống được người còn thành tích thì lọt vào tay Lý Vy. Cũng phải thôi, Lý Vy tiểu thư ai ai cũng đứng về phía cô ta, ai lại đứng về một Sơn Chi nhỏ nhoi.
Giữa dòng người tấp nập bóng dáng cô đơn lẻ loi hoà nhịp vào. Sơn Chi về đến nhà cũng đã bảy giờ tối, cơm nước chưa có, cô làm gì còn tiền mà mua đồ ăn, nếu mua thì xác định ngày mai nhịn đói, tiền thuê nhà sẽ thiếu hụt một ít. Sơn Chi gục đầu, uể oải đi vào lấy một cái tô, bóc nửa gói mì bỏ vào, nấu nước sôi rồi lại đổ ra tô.
Thế mà lại ăn rất ngon miệng, rất say xưa.
Chiếc ti vi cũ kỹ đang phát sóng tin tức thời sự, cô khoanh tròn chân ngồi dưới sàn vừa ăn vừa xem.
Hôm nay bản tin tức có điều mới lạ, nước lân cận nước B là nước A xảy ra chiến tranh. Chiến tranh này bắt nguồn từ những kẻ phản quốc và tổ chức khủng bố cực đoan. Bọn chúng không ngừng tàn phá mảnh đất thiên liêng với vô vàng lịch sử lâu đời và tín ngưỡng lưu truyền. Một đoạn ngắn ẩn nấp do một phóng viên quay lại từ cự ly khá xa, hình ảnh mờ nhạt nhưng vẫn chứng kiến mồn một cảnh tượng c.h.ế.t chóc đó.
Cánh tay cầm bát mì của Sơn Chi khẽ run, đó là hình ảnh khoảng ba mươi đứa bé từ sáu đến bảy tuổi bị đám người khủng bố chĩa s.ú.n.g vào đầu b.ắ.n đến nát sọ, trên người ghim những lỗ thủng tròn như tổ ong nát bét, m.á.u tuôn nhuộm một mảnh đất đỏ tươi.
Tim gan Sơn Chi nhói đau, như có ai đang ra sức bóp chặt. Cánh tay cầm đũa khẽ dùng sức bóp chặt.
Hay là một người phụ nữ bị vũ nhục hành hạ đến chết, một bức ảnh người già bị hai tên nắm lấy hai chân mỗi bên dùng sức xé rách ra hai phần, tiếng hét đau đớn ỉ ôi không ngừng đánh vào màn nhĩ Sơn Chi một cách khốn khổ.
Mì trong bát đã lạnh, tâm cũng đã nguôi dần. Cô thở khó nhọc, từ còn rất nhỏ Sơn Chi bị chứng bệnh sợ máu, nhưng vì ước mơ của mình sau này cô cố gắng phối hợp điều trị bệnh, cố gắng áp chế cơn sợ hãi, tuy nhiên giờ khắc này nhìn hình ảnh xé nát ruột gan chân tay kia, một cỗ chóng mặt khó thở lại bất ngờ dồn dập kéo về. Sơn Chi cố gắng bình tĩnh, hít thở vào ra vô số lần, cô tóm lấy cổ áo ra sức siết chặt. Răng cắn chặt môi. Âm thanh tin tức vẫn vang lên không ngừng, cô nghe rõ từng câu từng chữ một.
Lời kêu gọi đội viên y tế tình nguyện tham gia ra tiền tuyến giúp đỡ nước A thoát khỏi cơn ác mộng, giúp sức lực lượng vũ trang bảo vệ tín mạng của họ, để họ sớm dành lại đất nước của mình, nếu không bọn khủng bố và phản quốc sẽ chiếm toàn bộ đất nước, hơn hết họ sẽ tàn sát người dân, xem tín mạng như trò đùa mà cợt nhả chơi đùa.
Sơn Chi dần ổn định hơi thở, cô ghi lại thông tin liên lạc của tổ trưởng tình nguyện trên màn hình ti vi.
Cô phải cố gắng, không thể vì mắc bệnh sợ m.á.u mà chùn bước. Bao tính mạng vẫn còn đang chờ người đoạt lại. Trong căn nhà bình dân, cha Tống đang làm cơm, mẹ Tống thì đang xếp chăn gối. Tống Miên nghe rõ từng chữ trong tin tức kia, điều khiển bị anh bóp chặt đến mức bung nắp pin. Trong lông mày rậm rạp đánh một cái nhíu chặt, hơi thở lạnh lẽo phả ra, cả người lạnh như một tản băng ở Bắc Cực. Trên người đã cởi bỏ quân trang, ăn mặc giản dị, áo phông trắng quần đùi đen, cơ bắp săn chắc cuồn cuộn, xung quanh chỉ toàn hơi lạnh.
Trong nhà bếp, cha Tống kêu lên hai tiếng.
"Miên à."
Tống Miên chớp mắt, ổn định hơi thở, tắt ti vi, chân xỏ dép đi vào.
Mẹ Tống dọn bát đũa ra, xới cơm đưa cho Tống Miên một chén đầy ắp, anh ngồi yên không động tĩnh, đợi cha mẹ ngồi xuống ăn trước rồi mới bắt đầu động đũa. Ai cũng biết tính cách của Tống Miên được tôi luyện từ trong quân đội mà ra, rất nghiêm túc rất kỉ luật, ăn cơm ít khi nói chuyện phiếm, cho nên bầu không khí rất yên ắng, chỉ nghe tiếng đũa va chạm khi gắp thức ăn và tiếng quạt quay ồn ồn.
Tống Miên ăn rất nề nếp, nhai thức ăn không phát ra tiếng, không vương vả thức ăn ra ngoài, sạch sẽ gọn gàng. Ăn xong, anh tự động đi rửa chén còn cha thì xem ti vi, mẹ thì vào phòng viết tài liệu.
Tống Miên nằm trên giường, trằn trọc không ngủ được, hình ảnh những người đầm đìa m.á.u me không ngừng tái hiện. Ánh mắt tha thiết sống của những nạn nhân kia như những lời cầu xin đầy đau đớn: cứu tôi, làm ơn hãy cứu chúng tôi ra khỏi nơi này.
Anh vò đầu bứt tóc, bực dọc xuống giường ngồi vào bàn đọc sách nghiên cứu bom.
Nhưng hình ảnh đẫm m.á.u đầy ám ảnh kia cứ mãi không ngừng tái hiện trong tâm trí.
Cứu, cứu chúng tôi với...
Làm ơn.
Cứu chúng tôi...