Triệu Văn Thao vội vàng đáp, lại hỏi: "Bây giờ dán thứ này rồi thì không phải lo lắng gì nữa đúng không ạ?"
Hai lão già đều nở nụ cười.
"Lo chứ, phải lo tất. Mê tín đấy, phải tin tưởng khoa học hết. Nhưng như vậy thì lúc đó chẳng phải khoa học cũng là một loại mê tín ư?" Ông cụ Triệu ha hả cười nói, vẻ rất cơ trí.
Triệu Văn Thao chờ cho khô mực, không đi vội nên tiếp tục nói: "Chú Triệu, chú có tin không?"
"Tôi đã sống từng này tuổi rồi, có tin hay không thì cũng vậy thôi. Ngược lại là đám thanh niên các cậu, phải tin vào vái thứ." Ông cụ Triệu nói: "Ít nhất phải tin lương tâm, đừng làm những chuyện thiếu đạo đức, cả đời dài lắm."
Lão Mạnh nói: "Cũng là bởi vì có đôi khi con người không tin lương tâm mới có những ông tiên này đấy, quản thúc để anh đừng làm chuyện xấu. Nếu như chuyện gì cũng làm vậy đáp lại thế nào? Trên đầu ba thước có thần linh đấy!"
Triệu Văn Thao nghe huyễn hoặc khó nắm bắt, tất nhiên hắn không tin điều này nhưng cũng hiểu hai lão già nói có lý. Con người phải tin lương tâm, không thể làm chuyện thất đức, chuyện này tất nhiên là đúng.
Nói chuyện với nhau, mực khô rồi, Triệu Văn Thao cất đi rồi đến phòng phía tây và chào Triệu Văn Chí đang viết câu đối một tiếng rồi đi trở về.
Dưới sự chỉ dạy của mẹ Triệu, vợ chồng son sắp xếp bài vị các tiên và câu đối cho thỏa đáng rồi lại đạt một tấm ván, mặt trên đặt bát nhỏ chứa gạo kê, gắn hương vào, chờ buổi tối lúc phát giấy thần thì bỏ thêm cống phẩm.
Buổi trưa thức ăn chính của nhà họ Triệu là cơm tẻ, xào vài món ăn ngon.
Quy định liên quan đến việc hôm đón Tết ăn gì là do mẹ Triệu mang tới.
Mẹ Triệu có gia cảnh tốt, xuất thân từ nhà nông giàu có, áo cơm không thiếu, dĩ nhiên là để ý. Cha Triệu sống trong nhà nghèo khổ, ăn uống no đủ đã không làm được, nào có chú ý đến.
Nếu không phải là bắt kịp thời đại đặc biệt thì hai người dòng dõi chênh lệch lớn như vậy sẽ không kết hôn được.
Năm ngoái không ở riêng, một đại gia đình ngồi chung, mẹ Triệu đều sẽ nghĩ cách góp đồ ăn. Từ thời điểm khó khăn nhất một khay dưa muối chia thành hai khay cho đến sau này bốn món ăn, sáu món đồ ăn. Thời điểm tốt nhất thì có tám món ăn. Đương nhiên, hạt đậu phộng cũng coi như một món ăn, quả táo hồng khô phơi nắng vào mùa hè cũng là một món. Nhưng dù chỉ như vậy mọi người cũng thật hứng khởi, dẫu gì năm nay cũng tốt hơn năm trước.
Năm nay ra riêng, tất cả mọi người đểu ở riêng rồi, mẹ Triệu cảm thấy hơi lạnh lẽo.
"Bình thường ở cùng ríu ra ríu rít, giờ ra riêng lại thấy thiếu thốn." Mẹ Triệu nhìn hai đĩa cơm trên bàn nói.
Hai ông bà không ăn được bao nhiêu, bốn món ăn đã thừa rồi, dưa chua chưng thịt, nấm khô chưng thịt, nộm sợi củ cải với dấm đường, hành lá trộn đậu phụ.
Cha Triệu cầm chén rượu ăn một miếng thức ăn rồi nói: "Bà chỉ nghĩ đến những thứ vô dụng kia, đã quên lúc chọc bà giận rồi à? Mau ăn đi, đã bận rộn cho tới tận trưa rồi, đợi lát nữa còn phải rửa nữa đấy."
Bởi vì tin phật nên mẹ Triệu cung phụng Bồ Tát, giao thừa phải làm đồ ăn cho nên sau khi ăn xong bữa cơm trưa này phải cọ rửa hết tất cả nồi chén bầu chậu.
Mẹ Triệu cảm khái một lúc rồi ăn dưa chua mà mình muối, ăn nấm mình nhặt, cải củ và hành lá, đậu phụ thằng ba biếu, thịt thằng sáu biếu. Từ từ tâm trạng dẫn thoải mái hơn. Cuộc sống tốt đẹp rồi, bận rộn cả một năm, có thể ăn đồ ăn như thế này rồi còn suy nghĩ nhiều như vậy làm gì?
Mẹ Triệu nghĩ thông suốt rồi, cũng rót cho mình một chén, cạn với cha Triệu và uống, cảm thấy vô cùng thoải mái.
Nhà anh hai Triệu cũng làm bốn món ăn đều có thịt, không cần làm gì cả, bình thường cũng không nỡ ăn, bước sang năm mới rồi phải khác chứ?
Chị hai cũng không tiếc gì, trông ba đứa con ăn như rồng cuốn, trong lòng rất thỏa mãn.
Anh ba cũng không còn đau lòng nữa, ăn thả ga, ăn một cách vô cùng yên tâm thoải mái, có điều cũng chỉ bốn món mà thôi.
Chị tư không hề mắng hai cô con gái nữa, tỏ dáng vẻ mẹ hiền, lần đầu tiên làm những sáu món, dùng cách nói của chị ta thì làm thêm hai món vì con trai. Tuy không phải là món ăn ngon gì nhưng dù sao số lượng cũng tăng lên, bữa cơm trưa này trở nên rất có cảm giác nghi thức.
Ra dáng nhất đương nhiên chính là kẻ tham ăn Triệu Văn Thao rồi. Hắn tự mình xuống bếp, thằng nhãi này biết ăn cũng biết làm, chỉ là quá lười. Tết đến vui vẻ, cũng sợ vợ mệt mỏi nên lúc này mới tự tay cầm dao làm bốn món ăn, xào tam ti gồm cà tím, ớt, thịt thái sợi, mộc nhĩ xào thịt, bí ngồi xào trứng, đùi gà cách thủy với nấm, nộm dưa leo trộn rong biển.
Tuy là rau xanh hầu như đều bán hết, chỉ chừa lại ít này nhưng cũng là rau xanh mà. Mùa đông lạnh giá, ăn miếng rau xanh cũng không dễ dàng gì, huống hồ còn có thịt nữa.
"Vợ ơi, nào, uống cái này đi." Triệu Văn Thao rót cho vợ một cốc sữa hạnh nhân: "Anh dùng nước sối để hâm đấy, không lạnh chút nào đâu."
Bữa cơm trưa này đều là do chồng làm, Diệp Sở Sở chỉ xử lý rau xanh. Trông thấy chồng săn sóc tỉ mỉ, Diệp Sở Sở cũng cầm bầu rượu lên rót cho hắn một chén rượu: "Ông xã, chúng ta cạn một chén, năm nay anh vất vả rồi."
Đối mặt với đôi mắt xinh đẹp biết cười kia của vợ mình, ngực Triệu Văn Thao thấy được an ủi vô cùng. Hắn cầm rượu mà vợ rót cho rồi giơ lên cạn với vợ: "Vợ à, em cũng vất vả rồi!"
Vợ chồng son anh một ngụm rượu, em một ngụm sữa hạnh nhân rồi ăn đồ ăn ngon.
Tuy nói là hai người ăn nhưng trên thực tế là ba người. Đừng quên trong bụng Diệp Sở Sở còn có một người nữa. Nó không lớn nhưng ăn rất khỏe, cộng lại ăn không ít hơn so với Triệu Văn Thao, hơn nữa còn trẻ, khi bữa cơm này xong xuôi, đồ ăn sạch bóng loáng, cơm cũng ăn sạch.
Cơm nước xong Triệu Văn Thao vén tay áo lên bắt đầu cọ rửa nồi chén bầu chậu. Ra riêng rồi nhưng bọn họ vẫn còn dựa theo quy định trước đây, bữa tối đó ăn bánh chẻo chay.
Diệp Sở Sở cảm thấy hơi mệt bèn nằm ở trên giường lò ngủ một lát. Vừa ngủ một cái là ngủ thẳng tới tận lúc chạng vạng, tỉnh lại thì thấy Triệu Văn Thao nằm ở bên cạnh mình ngủ say, hai người đều đắp cái chăn.
Buổi tối phải đón giao thừa, ít nhất phải sau không giờ mới ngủ nên buổi chiều người lớn trẻ con đều sẽ nghỉ ngơi một chút để có đủ tinh thần đón giao thừa.
Cô không đánh thức chồng mà cẩn thận đứng lên, quấn khăn đội đầu lên rồi đi đại tiểu tiện, lúc trở lại đã thấy chị tư đang đứng khoanh tay ở trước cửa nhà mình.
"Chị tư, sao chị lại đứng ở đây? Mau vào nhà đi." Diệp Sở Sở nói.
Chị tư vội nói: "Chị vào rồi nhưng thấy chú ấy đang ngủ, em thì không có ở đó nên mới ra ngoài. Chị tới là muốn hỏi xem em còn tranh thằng nhóc mập không?"
"Không phải chị tư đã mua rồi sao?" Diệp Sở Sở buồn bực, chị tư vẫn luôn rêu rao là mua tranh thằng nhóc mập, sao giờ còn đến hỏi chứ.
Chị tư ôi một tiếng: "Đừng nhắc đến nữa! Ông anh tư đó của em chính là một tên kém cỏi! Chị bảo anh ấy mua thằng nhóc mập, anh ấy nói mua rồi nhưng kết quả là một con nhóc. Em nói thử xem, sao ngay cả con nhóc hay thằng nhóc mà anh ấy cũng không phân biệt được!"
Diệp Sở Sở nở nụ cười: "Chị tư, vậy sao chị không xem cho thật kỹ?"
Chị tư cười mỉa: "Chị xem rồi, không nhìn ra, vừa rồi dán lên mới phát hiện sao còn tết hai cái nắm nhỏ nữa! Việc này không trách chị được. Em nói xem người vẽ vẽ thằng nhóc thì đừng vẽ tóc nữa, anh ta thì hay rồi, chẳng những vẽ tóc mà còn vẽ một bím tóc, cả quần áo cũng giống như nhau, đều mang một cái yếm đỏ, sao mà nhìn ra được chứ? Thím sáu à, em nhất định phải bán cho chị một tấm. Người ta nói rồi, đầu giường dán thằng nhóc mập thì nhất định có thể sinh ra một bé trai mập mạp. Bao nhiêu tiền chị cũng đưa em, chị mang hết tiền đến rồi!"
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT