Sau vài tháng, Triệu Hiểu Thanh cảm thấy có chút mơ màng khi gặp lại bố mình. Ông béo hơn, làn da cũng đen hơn một chút, vừa nói chuyện điện thoại vừa từ cửa bước ra, tình cờ gặp cô mới đi học về.
Nhìn thấy con gái mình, lông mày Triệu Bân chợt giãn ra. Ông ném đầu thuốc xuống đất rồi dập tắt, sau đó cúp điện thoại nói với Hiểu Thanh: “Con về sớm vậy, bố đang định đến trường đón con.”
“Không cần đón con.” Hiểu Thanh mỉm cười nhìn chiếc xe điện trong sân: “Mẹ cũng ở nhà ạ?”
“Hiểu Thanh!” Trương Bình từ trong nhà gọi cô: “Mau đi rửa tay, bố có mua bánh kem cho con đó.”
“Ồ!” Vui sướng vây quanh Hiểu Thanh như một đàn ong. Cô vào nhà, vui vẻ mở hộp bánh kem ra song Triệu Bân đã ra ngoài sân lấy xe điện.
“Bố ơi!”
“Bố đây! Bố đi mua chút đồ ăn.”
“Con đi với bố.” Cô bất chấp sự ngăn cản của Trương Bình, ra ngoài nhảy lên ghế sau xe điện mà ngồi. Xe điện nhẹ nhàng tiện lợi, Triệu Bân lại to lớn nên đè lốp xe xuống vài tấc, Hiểu Thanh không phát hiện ra, hưng phấn hỏi: “Sao bố lại về đây? Sao bố không báo trước với hai mẹ con con? Lần này bố định ở lại bao nhiêu ngày? Bố định chỉ ở trong nhà hay còn đi nơi nào khác nữa không?”
Triệu Bân mỉm cười trước loạt câu hỏi của con gái: “Không vội, bố ở lại với con lâu một chút.”
Hai bố con đi chợ mua rất nhiều đồ để làm món kho, Triệu Bân biết Hiểu Thanh thích ăn cá nên vòng qua chỗ thủy sản mua một con cá diếc về kho. Trên đường trở về, Hiểu Thanh cảm thấy may mắn một cách khó tin, ai nói rằng chăm chỉ có thể không có kết quả? Cô thuận lợi vượt qua kỳ thi khảo sát đầu năm, trong đại hội thể thao còn đoạt giải, được giáo viên Ngữ văn tiến cử tham gia cuộc thi viết văn do huyện tổ chức, tất cả những điều này giúp cô có thể tranh công trước mặt bố, có tự tin để đón nhận những điều bất ngờ và phần thưởng mà cuộc sống mang lại cho mình.
“Bố ơi!”
“Hửm?”
Hiểu Thanh nhìn thấy mồ hôi trên lưng ông, liền đưa tay lau đi: “Trời nóng lắm phải không bố? Ở nhà nóng hơn chỗ bố làm rất nhiều đúng không ạ?”
“Bố không sao. Vừa rồi bố mới chuyển hành lý, cũng vừa tháo lưới lọc của máy lạnh xuống rửa sạch, làm tới làm lui nên mới đổ mồ hôi.”
“Ồ.” Hiểu Thanh vẫn duy trì nụ cười, cô muốn ôm bố nhưng lại không dám tiến lên phía trước.
“Bố ơi!”
“Hửm?”
Cô chợt không biết phải nói gì, hoàng hôn nhuộm đỏ cả bầu trời, trong lòng cô tràn ngập những gam màu ấm áp.
—
Thị trấn Vĩnh Hiền và làng Trần Gia nối liền với một con đường lớn. Hơn chục năm trước, nhờ người dân trong làng góp tiền trải xi măng, sau nhiều lần bị xe lớn đi qua, cuối cùng con đường cũng được rải một nền nhựa thật dày.
Con đường nhựa được chia làm hai đoạn, một nửa gần thị trấn rợp bóng cây bạch quả, nửa còn lại gần làng trồng các cây thủy sam cao to. Một chiếc xe màu đen phóng nhanh qua bầu trời hoàng hôn đang mờ dần, Trần Kỳ ngồi ở ghế sau, sau khi ăn uống no nê thì ngáp một cái thật dài, còn Lôi Lập Thao bên cạnh thì nhắm mắt lại, không để ý tới người khác.
Hồ Thiên Hạo cạn lời: “Anh nói này, hai đứa học sinh cấp hai các cậu sao mỗi ngày còn mệt hơn anh thế? Ở trường không ngủ à?”
“Hơn ba tuổi cũng là cách biệt thế hệ, anh Thiên Hạo, anh lớn hơn tụi em bao nhiêu tuổi, cấp hai bây giờ không giống với cấp hai lúc trước của anh đâu.” Trần Kỳ phản bác.
Học vấn của bố mẹ Hồ Thiên Hạo đều không tốt, anh ấy cũng không thể khoe khoang học vấn của mình: “Cho nên cậu liều hết học kỳ này qua học kỳ khác đúng không, liều sống liều chết cứ như đi đánh nhau vậy.”
Lôi Lập Thao nói: “Lúc bố mẹ em đi học còn liều hơn thế này nhiều, ai muốn vào cấp ba đều phải đến phòng tự học, thậm chí muốn ‘đốt dầu vào ban đêm’ còn phải giành.”
Bố mẹ của Lôi Lập Thao đều là người làng Trần Gia, cũng là học sinh của trường cấp hai Vĩnh Hiền, thời đó điều kiện học tập đúng là còn thô sơ hơn: “Trường học chính là một cái thang, người giàu thì leo thang vàng, người nghèo thì leo thang gỗ, nhưng dù giàu hay nghèo, nếu bản thân không chủ động leo lên nhất định sẽ không leo lên được .”
Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net
Trần Kỳ cười nói: “Anh đã đứng đầu khối rồi anh hai.”
“Này, anh đây có đứng đầu cũng chẳng có tác dụng gì.”
“...”
“Những lời này thật đáng bị đánh.” Hồ Thiên Hạo bày ra dáng vẻ của một người anh trai: “Nếu chuyện này không thú vị thì còn gì thú vị? Chơi game? Chơi bóng rổ? Đừng nói là tên nhóc nhà cậu yêu sớm nhé? Nếu thật sự ưng ý bạn gái đó anh chắc chắn sẽ đi mách mẹ chú em đấy.”
Kể cho mẹ em? Lôi Lập Thao nghĩ, đến bố mẹ cậu còn yêu sớm. Hồ Thiên Hạo thấy cậu không lên tiếng: “Sao vậy, anh đoán đúng rồi?”
“Bị anh đoán đúng không phải em.” Lôi Lập Thao quay đầu nhìn Trần Kỳ, giọng nói không thiếu phần trêu chọc.
Hồ Thiên Hạo nghi ngờ nhưng anh ấy không thể nhìn thấy biểu cảm của Trần Kỳ trong gương chiếu hậu.
Trần Kỳ cố kìm nén sự kích động đến nghẹn, quay mặt về phía cửa sổ, nhưng hai tai dần dần nóng lên.
—
Xe dừng ở sân bóng rổ làng Trần Gia, Trần Kỳ và Lôi Lập Thao mỗi người tự cầm cặp sách của mình, sau khi ra hiệu cho Hồ Thiên Hạo xong thì rẽ vào con đường nhỏ khác.
Đèn trong nhà đã sáng nhưng ông nội vẫn chưa về. Trần Kỳ nghe mẹ gọi bèn bỏ đồ xuống rồi âm thầm chạy đi. Giữa đường thì hai ông cháu gặp nhau, ông nội đưa cho cậu bình nước treo trên cuốc nhưng cậu lại lấy luôn cái cuốc trên vai ông nội: “Không phải ông nội đi gặt lúa à? Sao giờ lại đi làm cỏ rồi ạ?”
“Đều ở bên đó, ông tiện đường nên thu hoạch hết dưa hấu rồi lại ra chỗ trồng khoai lang dọn ít cỏ.” Ông nội mỉm cười cùng cậu về nhà, vợ và con dâu đã dọn cơm xong.
Đúng bảy giờ, bố của Trần Kỳ cũng chạy xe máy vào trong sân. Một nhà năm người, người canh ruộng là ông bà, bố Trần là thợ sửa điện lâu năm, mẹ cậu thì dệt vải ở công xưởng, một tháng lương bằng một năm thu hoạch ngoài đồng ruộng, cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Đóng cổng nhà lại, bật quạt, năm bộ bát đũa được đặt trên bàn bát tiên*, Trần Kỳ rót bia lạnh cho ông bà, bố Trần gắp một miếng đùi gà cho vợ: “Ngày mai anh xin nghỉ nửa ngày, gặt hết lúa rồi mới đi làm.”
*Bàn bát tiên
undefined
Mẹ Trần gật đầu: “Được, Kỳ Kỳ cùng đi với anh.”
Bà nội âu yếm xoa đầu Trần Kỳ: “Đứa cháu yêu quý của bà vừa trở về đã phải làm việc, vẫn là ở trường thoải mái hơn đúng không?”
Trần Kỳ phủ nhận: “Cháu ở đó quá lâu cũng không thoải mái.”
Bà nội thấy cháu mình không động đũa mới biết cháu đã ăn ở trên trấn, nhưng lại sợ đêm cháu mình sẽ cảm thấy đói: “Lớn rồi không ngon sẽ không ăn, bố cháu hồi nhỏ một cây xà nhà cũng ăn được.”