Dê núi không quá nặng. Con dê trưởng thành này cũng chỉ nặng tầm 65 đến 70 cân. Nếu lột da hút máu lấy xương chỉ còn mỗi thịt, có lẽ chỉ còn 20 đến 30 cân.
Có điều ăn tiết kiệm thì đủ cho cô sống qua mùa đông. Cô không biết bán cả con dê sẽ được bao nhiêu.
Nếu được, cô muốn có **.
Sở Thấm giật mình trước suy nghĩ đột ngột nảy ra của mình. Cô vội vàng đè nén suy nghĩ đại nghịch bất đạo ăn cơm tù này.
E rằng trong thâm tâm, cô vẫn chưa thay đổi được suy nghĩ từ cuộc sống kiếp trước của mình.
Cũng không phải trong thôn không có **, thật ra người dân đã tự sáng chế ra loại súng thô sơ, nhưng cần phải báo lên xã. Ngoại trừ lên núi đi săn, tuyệt đối không được tự tiện lấy ra dùng.
Nói thật, điều này đã khiến Sở Thấm không hề có cảm giác an toàn. Cô trông mong một ngày nào đó xã đến quản, tốt nhất là tịch thu.
Lợi ích của việc nhà ở nơi hẻo lánh đã được phát huy một cách bài bản vào giờ phút này. Chỉ cần Sở Thấm không muốn thì không ai có thể nhìn thấy cô đã săn được một con dê núi. Thậm chí cô còn có thể gửi vào trong ba lô không gian ở sau lưng, lẳng lặng mang về nhà.
Nhưng cô lại không làm thế. Dù sao cũng phải kéo dê núi đến một nơi, bằng không thì bán bằng cách nào? Mọi chuyện cứ thuận theo tự nhiên là được.
Chỉ là độ an toàn trong nhà cần phải được cải thiện, bằng không sớm muộn gì cũng thu hút đám người mưu mô không làm mà đòi có ăn.
Có lẽ cô quá may mắn, đến khi về tới nhà cũng chẳng có ai nhìn thấy cô đã săn được một con dê núi. Bởi vì thời tiết quá lạnh lẽo, e rằng lúc này vợ chồng nhà họ Hoàng – hàng xóm ở gần cô nhất vẫn chưa thức dậy.
Có điều khi Sở Thấm kéo dê núi ra sân sau, chuẩn bị đi rửa chân thay giày thì nhìn thấy con trai nhà họ Hoàng đang giặt quần áo ở bên sông. Anh ta ngẩng đầu lên nhìn thấy cô thì gật đầu, không nói gì cả.
Sở Thấm cũng không thích nói chuyện với anh ta.
Đá mà cô đặt ở bên ngoài để che giấu tai mắt của người khác vào mấy hôm trước đã bị tên này kéo không ít về nhà, khiến cô vô cùng đau đớn.
Tường vây vốn có thể xây được một mét rưỡi, bây giờ chỉ có thể miễn cưỡng xây được một mét hai, khiến cô phải đi lên núi nhặt thêm đá.
Rau dại trên núi cần phải rửa sạch. Sở Thấm đổ rau dại trong gùi trúc vào trong bể ở sân trước để rửa.
Thật ra bể rửa rau chỉ là một bể đá. Không biết ông nội của nguyên chủ đã tìm đâu ra một tảng đá tròn trịa đến thế, quan trọng là đế khá bằng phẳng.
Thế là ông nội của nguyên chủ đã bổ cho tảng đá lõm xuống, rồi đặt ở góc Đông Nam sân trước. Tiếp theo ông ấy dùng trúc làm ống nước để dẫn nguồn nước suối dồi dào. Bình thường sẽ đặt một chiếc ghế đẩu ở bên cạnh đá lõm, nên rửa mặt rửa rau đều có thể giải quyết tại đây.
Chỉ có một khuyết điểm là vào mùa đông nước suối thật sự lạnh thấu xương. Trong ký ức của nguyên chủ, vừa đến ngày tuyết rơi thì thường xuyên bị nứt nẻ, vì thế năm nay cô đã chuẩn bị sẵn một số thuốc trị nứt nẻ.
Rễ sắn dễ rửa, rửa xong thì đặt ở bên cạnh, đợi khi nào rảnh thì mài thành bột, rồi phơi khô sẽ thành bột sắn.
Cây tề thái thì càng dễ rửa. Cây vừa mới sinh sôi nên xanh mơn mởn, hợp làm sủi cảo để ăn nhất.
Nếu có đậu hũ khô có thể gộp lại làm bánh bao chay. Hồi bé trong xã có hội làng, vào ngày này nhà họ Mạnh sẽ phát miễn phí một trăm lồng bánh bao chay cho người dân trong xã. Ai đến trước có trước. Nguyên chủ đã may mắn được ăn, ăn xong thì dư vị kéo dài vô tận khó mà quên được.
Đáng tiếc trong thôn không có phường đậu hũ, muốn ăn đậu hũ thì phải đi chợ để mua. Hoặc là đợi người bán đậu hũ gánh trọng trách xuống xã để bán thì mới được ăn.
Lúc này khó khăn nhất là nấm đá.