Trong nhà kính lớn, Trần Vụ đang lắng nghe nhân viên kỹ thuật của Cục Lâm nghiệp trao đổi với chủ nhà kính, hai người bạn cùng lớp bên cạnh anh đang ghi chép. Thấy anh không có giấy bút trong tay, họ rất bội phục.
Vì kế tiếp họ sẽ tiến hành các hoạt động học thuật ở huyện Tề, phải viết bản thảo và chuẩn bị tài liệu, nội dung dựa theo chuyến đi nghiên cứu thực địa hôm nay.
Đội trưởng thậm chí không ghi chép gì, kho kiến thức mạnh nhường nào.
Trần Vụ đang ghi chép trong đầu, khi anh nghe được nghiêm túc thời điểm, Hoàng Ngộ lại gọi điện lần nữa.
“Cậu thật sự không có chuyện gì chứ?” Trần Vụ kỳ quái hỏi.
Hoàng Ngộ không trả lời mà hỏi lại: “Trường học của các anh đến nơi khác làm gì đó giúp thoát nghèo đúng không?”
“Ừm.” Trần Vụ cúi người nhét chiếc quần co lên vào trong ủng cao su.
“Ngày mai về à?” Hoàng Ngộ hỏi với ngữ khí tùy ý.
Trần Vụ đáp: “Không về được, lớp đào tạo sẽ kéo dài mấy ngày.”
“Cụ thể là bao nhiêu ngày?” Hoàng Ngộ hỏi xong liền quay ngoắt 180 độ, “Anh đừng nghĩ nhiều, tôi hỏi thay anh Sí thôi. Anh cũng biết đấy, anh không ở Thủ Thành, ổng ăn không ngon ngủ không yên.”
Trần Vụ nói: “Tôi không biết, tôi cũng không nghĩ nhiều.”
Hoàng Ngộ: “…”
“A Sí có không gian riêng, tôi cũng vậy. Chúng tôi có mối quan hệ tình cảm rất lành mạnh. Cậu ấy sẽ không bỏ bê việc học chỉ vì tôi ra ngoài thực tiễn.” Trần Vụ nói, “Phía tôi hơi bận, cúp trước đây.”
Hoàng Ngộ vẫn đang ở phòng đấu giá chờ đàn violon, sau khi bị cúp điện thoại, gã trêu đùa: “Còn rất hiểu anh Sí của mình.”
Anh Sí của mình chính là người tỉnh táo trên nhân gian.
Cái quần què.
Hoàng Ngộ đi tới đi lui một lúc, thủ hạ báo cáo với gã rằng họ không điều tra ra nguồn cung cấp dược liệu hoặc thông tin đằng sau nó.
Hắc Đích thật sự trâu bò trên phương diện bảo mật.
Thôi, không quan tâm nữa!
Căn cứ nhà kính chỉ có một nhà vệ sinh đơn sơ, một người vào thì bên ngoài phải có người canh.
Đám học sinh không muốn đi ở đó mà muốn đến nhà vệ sinh công cộng xa hơn chút, nhưng lại không biết nó ở đâu.
Trần Vụ dẫn bọn họ đi, còn mình tìm tiệm tạp hóa để mua nước uống.
Bức tường gồ ghề dán đầy những quảng cáo cũ mới khác nhau, thấp thoáng lộ chút rìa vụn của dòng chữ lớn màu đỏ “Lao động làm giàu” bên dưới. Tối qua có mưa, mặt đất nhão nhoét, bùn dính quanh những túi ni lông đựng tàn thuốc và các loại rác thải khác.
Ở chỗ rẽ có tiếng trò chuyện bị gió thu đẩy ra.
“Ở rãnh đế giày của tôi có một cái đinh, không biết giẫm phải khi nào, không lấy ra được, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế phát tác, đi vài bước là phải nhìn một chút.”
“Dùng nhánh cây chọc cũng không được à?”
“Vừa khéo kẹt cứng.”
“Vậy về khách sạn thay giày thôi chứ sao?”
“Tôi chỉ có một đôi trên chân, không mang theo đôi giày nào khác.”
“Mấy ngày đi một đôi cậu cũng không sợ bị nấm chân hả? Kỳ thật tôi mang theo bốn đôi giày, nhưng cỡ giày của tôi nhỏ, có cho cậu đi thì cậu cũng không xỏ được.”
“…”
“Khoan đã, cái đinh ở đế giày cậu, không phải là từ trong miệng Đới Kha đấy chứ? Lúc ở trên xe tôi nghe cậu ta nói vít niềng răng rơi mất gì đó.”
“Cái gì cơ?”
“Dùng để nắn chỉnh răng ấy, cậu không nhìn thấy niềng răng của cậu ta hả? Cậu chờ chút, tôi lên mạng tra tìm hình ảnh vít niềng răng.”
“Cậu giúp tôi kiểm tra đế giày rồi so sánh xem.”
“Thật sự rất giống.”
“Đậu má, tôi buồn nôn chết mất, tưởng tượng cái thứ rơi ra từ trong miệng cậu ta đang nằm trên đế giày của tôi, tôi muốn vứt luôn cả đôi giày.”
Nam sinh chống lên vách tường xi măng ẩm ướt, cởi một chiếc giày, giẫm chân lên chiếc giày còn lại, liều mạng móc đinh ra ngoài, cành cây bị gãy mấy cái và ngón tay bị siết đỏ mới thành công.
Hai người bước ra khỏi góc, bắt gặp Trần Vụ đang ngồi xổm dưới mái hiên.
Người sống chung phòng ký túc xá với Đới Kha, bây giờ còn cùng phòng, ngày thường thường xuyên lên lớp tan học.
Trần Vụ còn chưa nói gì, hai nam sinh đã giành bắt đầu nói về Đới Kha trước, “Đới Kha là kẻ bán mông, đừng quá thân thiết với cậu ta.”
Thấy Trần Vụ không lên tiếng, bọn họ cho rằng anh không tin.
“Tôi tận mắt nhìn thấy cậu ta lên một chiếc Mercedes-Benz, nhưng không kịp chụp ảnh biển số xe.”
“Tuy cậu ta không mặc hàng hiệu, nhưng bộ răng của cậu ta được làm ở một phòng khám tư nhân, tốn hàng chục nghìn.”
Trần Vụ vặn nắp chai nước khoáng, đứng dậy: “Thật ra tôi không quan tâm đến đời sống riêng tư của người khác. Điều tôi thấy được là Đới Kha có trình độ chuyên môn tốt và nhân cách tốt.”
Hai người ngượng ngập rời đi.
Một nam sinh đột nhiên quay người nhắc nhở Trần Vụ, “Tối hôm qua tôi xuống tầng hút thuốc bắt gặp cậu ta không biết trở về từ đâu, lúc đi ngang qua tôi, mùi trên người rất nồng nặc. Các anh chung một phòng, đừng để đồ đạc cá nhân lẫn lộn với nhau.”
“Kẻ quậy phá ai biết có bệnh truyền nhiễm hay không? Tay chân mảnh dẻ như quẩy xoắn ấy.”
Trần Vụ bỏ nước khoáng vào một bên túi ba lô, anh đi chỗ ngoặt, ở bùn lầy tìm được chiếc đinh nọ.
Đã uốn cong biến dạng, không sử dụng được nữa.
Trần Vụ gọi điện cho Đới Kha, song đầu kia không ai bắt máy. Anh quay trở lại căn cứ, chạy khắp mấy nhà kính cũng không tìm thấy Đới Kha.
Trong nhóm cũng không ai biết Đới Kha ở đâu.
Một trong những trách nhiệm của Trần Vụ là đảm bảo an toàn cá nhân cho mọi người. Anh không thể không khai báo vài câu nhóm có bao nhiêu người tới đây, bao nhiêu người quay lại. Anh trở ngược về khách sạn một mình.
Đi được nửa đường thì anh phát hiện có một người cuộn tròn trong bụi cây, sát lại gần thấy rõ đó là Đới Kha.
Đang ngủ.
Trông có vẻ rất mệt mỏi.
Trần Vụ đánh thức cậu ta: “Đới Kha, cậu muốn ngủ thì về khách sạn.”
Bộ đồ trắng của Đới Kha đã bẩn hết cả, tóc rối bù, áo mưa được phát không biết bị cậu ta ném ở đâu, ủng cao su cũng không đi, một đôi giày trắng không nhìn nổi, giọng cậu ta nghèn nghẹt, mặt vùi trong khuỷu tay: “Không được, tôi phải phối hợp với công việc của trưởng nhóm là anh, ra ngoài khảo sát.”
“Nhưng cậu cũng đâu có khảo sát.” Trần Vụ ăn ngay nói thật.
“Phối hợp một nửa, còn một nửa chờ tôi ngủ đủ thì bổ sung sau.” Đới Kha vẫn không ngẩng mặt lên, bàn tay rũ xuống bên cạnh chân vẫy vẫy.
Trần Vụ ngừng chốc lát, lắng nghe tiếng thở bất thường của cậu ta: “Cậu đang sốt.”
Trần Vụ nhìn thời gian trên điện thoại: “Để tôi đưa cậu đến phòng khám đi.”
Đới Kha rất phản kháng: “Không đi không đi.”
Trần Vụ duỗi tay kéo cậu ta, một phát kéo cậu ta từ bụi cây lên.
Những cành cây đung đưa chọc vào quần và giày của họ. Đới Kha từ nằm chuyển sang đứng, vừa sử dụng sức lực liền trở nên yếu ớt. Cậu ta gần như dựa nửa cơ thể vào Trần Vụ, vết đỏ do cơn sốt gây ra lan từ mắt, gò má đến môi cậu ta, giống như một bông hoa trắng tinh khôi bị người ta nhúng vào thuốc đỏ.
“Nhìn không ra anh cũng có một mặt mạnh mẽ.” Đới Kha suy yếu nói, “Tôi không cần đến phòng khám.”
Trần Vụ đỡ cậu ta đến lề đường: “Không muốn kiểm tra thì không kiểm tra.”
Đới Kha khựng lại, cố gắng tránh xa Trần Vụ, không để bùn trên người mình dính vào đối phương. Cậu ta thọc tay vào túi áo khoác mò mẫm, lấy ra một chiếc khẩu trang rúm ró, “Mới đấy, bao bì còn nguyên.”
Trần Vụ khó hiểu: “Cậu đưa cho tôi làm gì?”
“Tôi bị cảm, sợ lây cho anh.” Đới Kha nhét khẩu trang vào tay anh.
“Không cần.” Trần Vụ không đeo, cứ thế đỡ Đới Kha đến một gia đình gần đó, mượn xe đạp điện chở tới phòng khám bệnh.
Đới Kha truyền dịch xong liền dồi dào sức sống, Trần Vụ đi đâu thì cậu ta bám theo đó.
Lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức ngoài trời tại địa điểm do Cục Lâm nghiệp chuẩn bị. Trời lạnh xuống và có gió to, điều kiện không quá thuận lợi.
Trên sân khấu treo biểu ngữ “Nồng nhiệt chào mừng sinh viên các trường Đại học Lâm nghiệp”, một chiếc bàn dài được khênh lên, trải khăn đỏ, bên trên có một chiếc micro đàng hoàng đặt ngay vị trí chính giữa.
Trưởng nhóm Viện Khoa học Lâm nghiệp từng tham gia nhiều hoạt động, kinh nghiệm phong phú đang học tiến sĩ, còn trưởng nhóm trường Đại học Lâm nghiệp là sinh viên năm hai. Sự kiện này do các chuyên gia kỹ thuật phía trên xét duyệt.
Như vậy ai ngồi ghế chính?
Khi Cục Lâm nghiệp khó xử, Trần Vụ không lên bục phát biểu mà ngồi ở góc bên dưới, để các thành viên trong nhóm có lý thuyết vững chắc đi lên.
Huyện Tề là một trong rất nhiều quận huyện nghèo khó trong cả nước sống dựa vào việc trồng cây gây rừng, lần này triệu tập các chủ nhà kính, nhân viên kỹ thuật của Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm.
Có khoảng một hai trăm người ngồi chật chội cạnh nhau trên những chiếc ghế dài nhỏ.
Cục Lâm nghiệp đã in một chồng tài liệu lớn thu được từ các sinh viên đại học và phân phát mỗi người một bản.
Nội dung đào tạo bao gồm phòng chống sâu bệnh, phục hồi rừng, kỹ thuật trồng cây giống tiên tiến, quy định bảo vệ cây cổ thụ,…v.v.
Lớp học kiến thức chuyên môn kéo dài hơn một giờ, đến lượt chỉ đạo hướng dẫn tại chỗ, Trần Vụ từ trong góc đứng dậy.
“Đừng đi.” Đới Kha ra hiệu anh nhìn một đám người đang chuẩn bị, “Đều rất tích cực.”
“Kiến thức nhà trường có đủ người dạy rồi, tôi theo những gì tôi tự học trước đây.” Trần Vụ cầm ghế đẩu, chậm rãi bước ra phía trước.
Khi làm sạch vết thương trên cây bị bệnh và bôi thuốc, Trần Vụ không đeo găng tay hay cầm dụng cụ, thao tác rất đơn giản và thực tế, dễ dàng tiếp nhận, mọi người nhanh chóng tụ tập xung quanh anh.
Tiếp xúc với nông nghiệp để lấy tín chỉ và viết bài ở trường, không giống với thật sự coi nó là cuộc sống là công việc.
“Thằng nhóc, tôi muốn biết làm sao để nhận ra cây cổ thụ.” Có một người đàn ông to lớn giơ tay.
Trình tự chính quy là lấy mẫu đo tuổi cây hoặc tiến hành chụp CT, còn điều mà Trần Vụ dạy là: “Nhìn vào cành cây.”
Anh lựa lựa những tài liệu có chất lượng chênh lệch không đồng đều trên mặt đất, không chọn được thì đi vòng vòng quanh sân, chọn cây nêu ví dụ, cố gắng tương tác với người xung quanh nhiều nhất có thể.
Đới Kha bị chen ra ngoài, nhảy lên vài cái, sau đó nhe răng trợn mắt bỏ đi.
Ngày rời huyện Tề, nhóm người còn phải đến thăm nhà chủ nhà kính để phỏng vấn, trong các cốc nước đưa cho bọn họ có lớp cặn bẩn.
Gia đình đó giết gà cá trong ao nấu cho họ ăn trước khi đi, chỉ có Trần Vụ và Đới Kha ở lại.
Một đĩa gà cay lớn được phủ một lớp dầu cay, thơm thì thơm thật, nhưng cay cũng cay thật. Các món khác cũng là món ăn quê, có chay có mặn, trong rau xanh còn có cả những lát ớt đỏ.
Đới Kha nhăn nhó.
“Không ăn cay à? Thật sự rất xin lỗi!” Chủ nhà kính gọi với vào phòng bếp vài tiếng, bảo vợ mau mau nấu thêm hai món không cay.
“Không sao không sao, là vấn đề của riêng tôi.” Đới Kha lưu luyến nhúng đũa vào bát canh gà cay nếm thử, sau đó quay sang nói với Trần Vụ, “Anh ăn luôn phần của tôi đi.”
Trần Vụ: “…”
Anh bê bát lớn lên, gắp mấy miếng thịt gà trộn với cơm: “Được.”
Đới Kha ai oán nhìn anh ăn.
Ăn được nửa bát cơm, Trần Vụ chụp ảnh đăng lên vòng bạn bè, Đới Kha muốn like bài anh nhưng lại phát hiện không lướt thấy, “Anh cài đặt thiết lập à?”
“Ừ.” Trần Vụ ăn tiếp, “Cho người yêu của tôi xem.”
Đới Kha nhìn anh rất lâu như đang quan sát một loài sinh vật mới lạ, thầm nhủ, giỏi phết ha.
Trần Vụ ăn quá nhiều, vừa lên xe đã buồn ngủ. Anh đặt ba lô lên kệ phía trên đầu, dựa vào lưng ghế ngủ thiếp đi.
“Trở về nhất định phải tắm rửa sạch sẽ mới được, cái vòi nhỏ của khách sạn phun nước còn yếu hơn chó con đi tiểu.” Đới Kha đeo tai nghe, vừa nghe nhạc vừa ngắm cảnh.
Trên đường về, trong xe buýt yên tĩnh như lúc đến. Một vài học sinh đang nằm nhoài bên cửa sổ để hít thở không khí trong lành.
Khi xe đi qua một khu vực ở huyện Tề, bọn họ châu đầu ghé tai.
“Tiếng gì vậy nhỉ?”
“Tôi cũng nghe thấy, chắc là sấm sét.”
“Không giống lắm…”
Phát ra từ trong núi, rất lớn, nhưng không vang vọng.
Nhóm người thò nửa người ra ngoài cửa sổ, Đới Kha chú ý tới hành động của họ. Cậu ta tháo tai nghe từ trên chỗ ngồi lên, đi đến chỗ bọn họ, nhìn theo tầm mắt bọn họ.
“Dừng xe, không còn kịp rồi, nhanh, chạy nhanh —— “
Đới Kha nói năng lộn xộn, cậu ta cuống quít bấm 110 trên di động, cao giọng hét lớn, “Mau lái xe!”
Người lái xe cũng rất tinh ý, chỉ trong nháy mắt, ông bật hết đèn xe lên, bẻ lái hướng về đường núi rồi đạp mạnh chân ga.
Vẫn chậm.
Đang ngủ mơ màng, Trần Vụ bị tiếng thét gào hỗn loạn kéo về thực tại, anh còn chưa kịp phản ứng thì đã rơi vào bóng tối.
Cùng lúc đó, Yến Vi Sí đang ở trong lớp.
Điện thoại bất ngờ reo vang cảnh báo, làm giật mình cả phòng học, mọi người chỉ kịp nhìn thấy một bóng người cực kỳ hoảng loạn biến mất ở cửa ra vào.
Yến Vi Sí liên tục gọi số của Trần Vụ nhưng đều gọi không thể kết nối, tay hắn bắt đầu run rẩy.
Chuông báo động vẫn đang kêu, hệ thống này kết nối với tràng hạt.
Chứng tỏ người đeo đang ở trong một hoàn cảnh đe dọa đến tính mạng.
Yến Vi Sí xác định vị trí thông qua định vị, sử dụng một dãy số trong di động: “Lập tức điều tra đoạn đường từ thôn Mã Bối huyện Tề tới Trường Kiều.”
Đầu bên kia nhanh chóng truyền tới tin tức: “Đã xảy ra lở đất.”
Máu khắp người Yến Vi Sí đông cứng lại, tay càng run mạnh hơn: “Có xe đi ra không?”
“Bị chôn vùi rồi.” Trong điện thoại tràn ngập tiếng gõ bàn phím nhanh đến khiến người ta tê cả da đầu, “Sự cố xảy ra ở một nơi xa xôi vắng vẻ, nguồn lực của đồn cảnh sát cũng khan hiếm.”
Giọng nói của Yến Vi Sí bình tĩnh không có gì bất thường: “Phái người đi, phái nhiều một chút, ngay lập tức.”
Hắn chạy ra khỏi khu dạy học, ra lệnh: “Điều tra hướng đi của mọi người trong vòng xã giao của tôi, nói cho tôi ai cách huyện Tề gần nhất.”
Mẹ kiếp ở đây lại mưa nữa rồi.
Mấy ngày nay không thấy trời nắng, Yến Vi Sí run rẩy dời tay xuống chạm lên chiếc nhẫn trên ngón áp út, trong lồng ngực là nhịp tim mạnh mẽ đến tê cả xương sườn.
Trong tai nghe truyền đến tiếng báo cáo: “Khương thiếu gia đang ở một cảng nhỏ cách đó hơn một trăm cây số.”
Yến Vi Sí lau khuôn mặt cứng ngắc, sau đó ngồi vào xe gọi điện thoại: “Lương Chiêu, chiếc xe về trường của Trần Vụ đã gặp chuyện, lở đất, để tao gửi địa chỉ cho mày.”
Hắn không nhiều lời, Khương Lương Chiêu cũng không hỏi thêm, chỉ nói: “Giờ tao đi luôn.”
“Cảm ơn.” Yến Vi Sí cúp máy, hắn ngồi trên ghế lái, đầu óc trống rỗng, trước mắt trở nên tối đen.
Tiếng chuông báo động gặm cắn các giác quan, tư duy, hơi thở… Mọi đặc điểm sự sống của Yến Vi Sí. Hắn nhắm mí mắt co giật, xuất phát về nước.
Xe buýt đã kịp thời bật đèn, rút ngắn thời gian cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Lúc bị đào ra ngoài, thứ đầu tiên Trần Vụ nhìn thấy chính là đôi mắt đỏ ngầu đáng sợ của Yến Vi Sí.
Ánh mắt anh rã rời, tròng mắt không có chuyển động. Áo len mềm mại, quần dài thoải mái, tóc, mặt, miệng, mũi, tai, tay chân… Khắp toàn thân đầy đất.
Một cơn đau truyền vào ý thức nặng nề và vụn vỡ của Trần Vụ, Yến Vi Sí cắn cổ tay anh, khoang miệng tràn ngập mùi đất tang nồng.
Trần Vụ đau đớn chảy nước mắt, trên cổ tay anh cũng có chất lỏng ấm áp rơi xuống, biến đất thành bùn.
Yến Vi Sí quỳ gối giữa đống đổ nát, vùi đầu vào lồng ngực phập phồng yếu ớt của Trần Vụ, áp môi mũi lạnh băng lên. Đôi vai vốn đã căng thẳng bấy lâu của hắn thoáng thả lỏng, từ sâu trong cổ họng phát ra một tiếng nức nở kìm nén, giống như là…
—— lá rụng về cội, u hồn về nhà.
Bên cạnh vang lên tiếng an ủi, “Anh Sí, anh ấy không có việc gì là tốt rồi.”
Khương Lương Chiêu mặt xám mày tro chẳng còn chút hình tượng nào, lần mất hình tượng sạch sẽ nhất từ trước đến nay. Hắn ta thở dài một hơi, thông báo cho nhân viên cứu thương gần đó đến giúp đỡ.
Hiện trường rất hỗn loạn, nhiều máy xúc và xe tải đang bận rộn làm việc, những gì cần đào đều đã được đào ra, Trần Vụ là một trong những người cuối cùng.
Không chỉ xe buýt đón học sinh gặp nạn mà còn có hai chiếc ô tô tư nhân khác, xe buýt bị chôn vùi hoàn toàn, còn hai chiếc xe kia chỉ bị chôn phần đuôi.
Giải cứu kịp thời, không có ai thiệt mạng.
Những học sinh bị thương nặng được đưa đi trước. Vào thời điểm này viện Khoa học Lâm nghiệp và Đại học Lâm nghiệp đã tiêu tan hiềm khích lúc trước, giúp đỡ nhau tư vấn tâm lý cho các bạn học bị hoảng sợ quá mức.
Trần Vụ có không ít vết thương ngoài da, cánh tay trái còn gãy xương. Bác sĩ sơ cứu cố định đơn giản cho anh, những xét nghiệm khác chỉ có thể đến bệnh viện thực hiện.
Khi Yến Vi Sí bế anh lên đi về hướng đậu xe, lướt qua mắt anh là mặt đất núi lộn xộn, người bị thương đang kêu khóc sợ hãi, đội tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp, cùng với một cặp… Vợ chồng trung niên.
Ở một chiếc xe tư nhân có người phụ nữ nằm cạnh xe, đầu tóc rối bù, sắc mặt tái nhợt, quần dính vết máu, hai tay ôm bụng, suy sụp tinh thần.
Nghi ngờ sảy thai.
Người đàn ông trung niên bên cạnh người phụ nữ đang lo lắng nói chuyện điện thoại, trong lúc vô tình nhìn thấy Trần Vụ.
Sau khi xác nhận điều gì đó, đôi mắt bị thương của ông ta dần mở to.
Yến Vi Sí nhận thấy có điều khác thường: “Họ là ai?”
Trên môi có Trần Vụ có vài vết nứt, bùn đất dính chặt vào đó, lau không sạch. Anh nhắm đôi mắt đỏ ngầu, đưa ra câu trả lời mà Yến Vi Sí không ngờ tới với âm lượng cực khẽ: “Cha mẹ anh.”
Ánh mắt chăm chú của Yến Vi Sí dành cho Trần Vụ dời sang liếc đôi vợ chồng kia một giây: “Chúng ta đi trước đã.”
Chờ khi Trần Vụ tỉnh dậy lần nữa, anh đã nằm ở bệnh viện thành phố. Yến Vi Sí đang dùng tăm bông lau sạch vết bẩn trên môi anh.
Cánh tay của Trần Vụ đã được cố định lại lần nữa, trong khoảng thời gian ấy anh không có tri giác gì, nhưng bây giờ cảm giác nghẹt thở kinh khủng vẫn còn đó.
“A Sí, sao em đã trở lại rồi?” Trần Vụ giơ tay chạm vào Yến Vi Sí, ống truyền dịch treo cạnh giường lắc lư.
Yến Vi Sí đưa bàn tay rảnh ra cho anh bắt lấy: “Tràng hạt nói với em là anh gặp nguy hiểm.”
Trần Vụ yếu ớt vô lực nắm ngón tay Yến Vi Sí, ngơ ngác choáng váng: “Thế em nhanh như thế đã…”
“Máy bay tư nhân.” Yến Vi Sí sờ tóc anh, dính bùn đất đầy tay, “Đừng hỏi những chuyện không quan trọng.”
Trần Vụ cụp mắt nhìn máu khô bám trong móng tay Yến Vi Sí: “Xin lỗi, đã khiến em lo lắng rồi.”
Yến Vi Sí ném tăm bông đi, ngồi im lặng hồi lâu mới khàn giọng nói: “Bạn trai của anh cần ít thuốc trợ tim có tác dụng nhanh.”
Trần Vụ giơ cánh tay không truyền dịch lên, dang ra.
Yến Vi Sí cúi người, Trần Vụ đặt tay lên lưng hắn rồi vỗ nhẹ nhàng.
“A Sí, em cắn anh đau quá.” Trần Vụ nhỏ giọng nói.
“Làm sao em có thể không sợ hãi trước dáng vẻ của anh lúc đó?” Yến Vi Sí né tránh cánh tay đang bó bột của anh, gắng sức ngửi mùi sự sống trên người anh, “Ở trên máy bay em đã chuẩn bị sẵn sàng.”
Chuẩn bị cái gì.
Chuẩn bị cho việc nếu anh không còn, em cũng sẽ không còn.
Trần Vụ nói: “A Sí, em ngẩng đầu lên chút.”
Yến Vi Sí ngẩng đầu.
Trần Vụ hôn lên thái dương của hắn. Vào thời khắc ấy, tất cả những hoảng loạn và lo lắng mà hắn đã kìm nén tuôn hết ra, tràn ngập khắp phòng bệnh.
Yến Vi Sí cầm tay Trần Vụ che lên mặt mình.
Hắn đang nghĩ biện pháp, tương lai phải làm sao mới có thể tránh cho Trần Vụ cảm nhận những gì hắn cảm nhận.
Nền kinh tế của thành phố nhỏ này thậm chí còn kém hơn Xuân Quế, y tá bác sĩ đều khẩn cấp chạy tới từ nơi khác, lập tức xông vào bệnh viện nhỏ này.
Một bác sĩ già đến phòng bệnh của Trần Vụ để kiểm tra tim phổi, đọc các báo cáo khác của anh rồi ra ngoài.
Cụ Dư gọi tới điện thoại của Yến Vi Sí để hỏi thăm tình hình.
“Thưa thầy, em không sao.” Trần Vụ đáp.
Giọng nói nhẹ nhõm của cụ Dư truyền qua ống nghe: “Mũi mắt miệng của thằng nhóc cậu không có chỗ nào có góc cạnh, phật Di Lặc tại thế, tôi đã biết cậu phúc lớn mạng lớn, phú quý nhớ trời mà.”
Trần Vụ: “…”
“Không nói nữa không nói nữa, cậu ổn định rồi thì mau mau trở về đi. Việc chữa bệnh ở đây càng hoàn thiện hơn, có thể kiểm tra xem não cậu có bị thương không, não quan trọng.” Cụ Dư nói xong liền cúp.
Yến Vi Sí ném điện thoại lên tủ.
Trần Vụ hỏi: “A Sí, Đới Kha thế nào?”
Yến Vi Sí đen mặt: “Anh nghĩ em có sức lực để chú ý đến sống chết của người khác à?”
Trần Vụ lẩm bẩm: “Cậu ấy ngồi bên cạnh anh.”
“Không ai chết, chứng tỏ cậu ta còn thở.” Yến Vi Sí nói.
Mí mắt Trần Vụ díp lại, anh chậm rãi than một tiếng: “Trên đường đi cậu ta nói bọn anh trông giống phần mở đầu của một bộ phim thảm họa.”
Yến Vi Sí: “…” Hắn vuốt ve động mạch cảnh đang đập của Trần Vụ, đầu ngón tay cảm nhận hơi ấm, “Về sau tránh xa loại miệng quạ đen này một chút.”
Khi Trần Vụ mơ mơ màng màng ngủ thiếp lần nữa, Yến Vi Sí lên tầng sáu bệnh viện, đẩy mở phòng bệnh ở cuối.
Người phụ nữ đau buồn vì mất con, nằm đó tiều tụy hốc hác, nhìn thấy người lạ cũng không có phản ứng.
Người đàn ông trung niên nhận ra Yến Vi Sí, ông ta đặt khăn giấy trong tay xuống rồi đứng dậy: “Trần Vụ bị thương nặng không?”
Đôi mắt trống rỗng của người phụ nữ dần dần trở nên tập trung: “Ai cơ… Lão Trần, ông nói nó…”
Yến Vi Sí trở tay đóng cửa lại: “Ông Trần, bà Trần, kể cho tôi nghe chuyện đã xảy ra sau khi các người đón anh ấy từ miếu nhỏ về đi.”
Ông Trần bà Trần đều biến sắc.
Yến Vi Sí xách chiếc ghế dựa trước bàn ra: “Tính kiên nhẫn của tôi bây giờ rất kém, đừng ép tôi động thủ.”
“Cậu, cậu là ai chứ?” Ông Trần thẹn quá hóa giận.
“Còn muốn phí lời à?” Yến Vi Sí vừa mới trải qua nguy cơ sinh tử, mày mắt nhuốm vẻ mệt mỏi, “Các người ở phòng đơn, chưa từng nghĩ tới nguyên nhân sao?”
Sắc mặt ông Trần tái nhợt, bọn họ vừa vào bệnh viện đã được sắp xếp ở đây, không nghĩ đến điều gì khác. Hiện tại với ý tứ này có nghĩa là có liên quan đến chàng trai trẻ ngồi trên ghế?
“Bởi vì chuyện xấu trong gia đình không thể công khai, nên tôi tìm cho các người có thể nói lời nói địa phương thay Trần Vụ.” Yến Vi Sí rũ mắt xuống, áp suất không khí xung quanh cơ thể thấp như trước cơn bão táp.
“Cái gì mà chuyện xấu trong gia đình, chúng tôi đón nó về nhà, đánh khóa vàng nhỏ để bù đắp cho tuổi thơ của nó, chúng tôi không hề có lỗi với nói!” Ông Trần giận dữ giải thích.
Yến Vi Sí vuốt vuốt mái tóc vàng rối bù của mình: “Vậy tôi nghe thử xem.”
Ông Trần và bà Trần trên giường bệnh liếc nhau một cái, suy nghĩ của họ quay về rất nhiều năm trước.
Năm ấy ông Trần thành lập công ty, làm ăn phát đạt. Một ngày nọ ông cùng vợ về quê thăm họ hàng, bọn họ gặp một chú tiểu ở chợ.
Quả thực giống hệt ông thuở nhỏ, như thể được khắc ra từ cùng một khuôn mẫu.
Với suy đoán táo bạo trong đầu, hai vợ chồng lén lút bám theo chú tiểu một đường vào núi, hỏi lão hòa thượng của miếu nhỏ nhặt được đứa bé ở đâu, so sánh địa điểm.
Ông trời có mắt, đứa trẻ đã được tìm thấy, bọn họ khóc lóc quỳ lạy tượng Phật xưa cũ duy nhất trong miếu nhỏ. Đến khi dập đầu chảy máu, dầu cạn đèn tắt, lão hòa thượng mới đồng ý để họ mang đứa trẻ về nhà.
Về sau còn xét nghiệm ADN, thật sự là đứa con trai thất lạc nhiều năm của họ.
Ban đầu, gia đình đoàn tụ sống vui sướng hân hoan, nào ngờ không bao lâu sau, ông Trần kinh doanh bị đối tác lừa, sau khi lâm vào cảnh nợ nần thì bắt đầu nát rượu.
Uống nhiều quá sẽ trút giận lên con trai.
Bà Trần chứng kiến thấy khó chịu, song bấy giờ bà mang thai, khi suy nhược tinh thần, bà cũng sẽ nổi cáu với con trai và đập phá đồ đạc.
Vì con trai lớn lên ở miếu nhỏ, dường như vốn không hiểu đạo lý đối nhân xử thế, không trò chuyện với họ, cả ngày chỉ biết gõ mõ.
Bầu không khí trong nhà giống như một cái chai thủy tinh rạn nứt.
Công ty phá sản, đám đòi nợ tới tận cửa, chai thủy tinh vỡ tan tành, con trai vẫn ở trong phòng gõ mõ cộc cộc cộc, như thể không phải là một phần của gia đình này, hoàn toàn khác với đứa trẻ hoạt bát dễ thương mà họ tưởng tượng, khi bỏ chạy, họ cũng không mang con mình theo.
Sau này khi đã ổn định cuộc sống, không ai hồi tưởng hay thậm chí nói được rốt cuộc tâm trạng của mình vào thời điểm ấy là gì, tại sao sẽ có mặt đen tối như vậy, ngay cả đứa con trai vất vả mãi tìm về cũng…
Chẳng qua cảm giác ăn năn và hối hận với tư cách là cha mẹ của họ không kéo dài được lâu.
Không phải bọn họ thay đổi, mà là trong hoàn cảnh cũng không có cách nào, đều là bị ép bất đắc dĩ. Điều họ nghĩ chính là, con trai không còn nhỏ nữa, chắc chắn biết đường, có thể tự trở về miếu nhỏ.
Tuy nhiên, ông Trần lại kể: “Sau khi về nhà không bao lâu, nó đã có phòng riêng, tôi và mẹ nó tự trang trí mọi thứ. Chúng tôi dẫn nó đến khu vui chơi, muốn cái gì thì mua cái nấy.”
Bà Trần bắt đầu rơi nước mắt.
“Thế sự vô thường, về sau tài chính của chúng tôi cạn kiệt, sống không tốt, mẹ đứa nhỏ lại có thai, sức khỏe yếu phải cẩn thận bảo vệ thai, gia đình chi tiêu nhiều hơn mà còn nợ nần chồng chất. Từ sáng đến tối nó ôm cái mõ của nó không bỏ. Bàn bạc xong, chúng tôi đóng gói một ít thức ăn cho nó, bảo nó về miếu nhỏ, đó là nơi nó đã sống quen, cùng lắm là hơi khổ thôi.”
Đôi mắt Yến Vi Sí u ám, khiến người khác sợ hãi: “Chuyện xảy ra vào tháng nào?”
“Mùa đông.” Ông Trần đáp.
Yến Vi Sí nghiêng đầu nhìn chằm chằm vào bình truyền dịch của người phụ nữ, mùa đông năm ấy nhiều nơi xảy ra thảm họa bão tuyết.
“Anh ấy không trở về miếu nhỏ.” Yến Vi Sí thầm thì.
“Chúng tôi không biết chuyện đó.” Ông Trần lau mặt cho người vợ rơi lệ không ngừng, “Sau đó chúng tôi gặp nó lần nữa ở Xuân Quế.”
Bàn tay Yến Vi Sí đặt trên đùi khẽ nhúc nhích: “Khi nào?”
“Không nhớ lắm, chắc mấy năm trước.” Ông Trần trả lời, “Nó đang nhặt những quả hồng rơi nát ven đường, hoàn tục, thoạt nhìn không có gì thay đổi.”
Yến Vi Sí nghĩ, hóa ra vào ngày chia tay với Quý Minh Xuyên, anh còn gặp phải cha mẹ ruột.
“Lúc đó các người đã đi đến trước mặt anh ấy à?” Yến Vi Sí bỗng nhiên mở miệng.
“Không.” Ông Trần nói, “Chúng tôi không đi.”
Bà Trần lại lộ vẻ mất tự nhiên.
“Tôi hỏi lại một lần.” Yến Vi Sí không biểu cảm gì, “Có, hay là không?”
Ông Trần gặp tai nạn bị thương, vợ sẩy thai, lại vô tình gặp được con trai lớn, bị người lạ có thể có lai lịch rất lớn hỏi về chuyện không muốn nhớ tới, ông ta gần như đã đạt đến giới hạn, dứt khoát không che đậy bất cứ điều gì.
“Em trai nó đổ bệnh, chúng tôi đến Xuân Quế tìm cao nhân khám bệnh thì gặp được nó. Chúng tôi thấy nó sống vẫn khá, nên hỏi nó có tiền không, liệu có thể cho chúng tôi vay một ít không.”
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT