Trước giờ học lớp yoga, Hứa Nghiên nhận được cuộc gọi từ Kiều Lâm. Có chút bất ngờ vì nghe tin Kiều Lâm đến Bắc Kinh nên cô đã hẹn gặp vào buổi tối. Đầu dây bên kia im lặng một lúc, Kiều Lâm nói với giọng có phần khẩn thiết cầu xin: ‘Bây giờ em đang ở đâu, chị có thể đến tìm em không?’
Đã hai năm họ không gặp nhau. Lần cuối cùng là khi bà mất, Hứa Nghiên quay trở lại Thái An để lấy một sồ đồ đạc hồi nhỏ của mình. Khi rời đi, Kiều Lâm hỏi cô: “Em sẽ không định quay lại đây nữa, đúng không?”
Hứa Nghiên nói: “Chị có thể đến Bắc Kinh tìm em”
Kiều Lâm hỏi lại: “Chị có thể gọi cho em khi buồn không?”
‘Đương nhiên rồi”, Hứa Nghiên đáp.
Thời gian sau đó, Kiều Lâm đúng là thường gọi cho cô vào buổi tối, có lần còn khóc rất lâu. Nhưng đã 05 tháng gần đây Kiều Lâm không liên lạc gì.
Bên ngoài trời đã tối, họ ngồi vào trong xe. Ánh đèn chiếu vào một bên mặt Kiều Lâm, trên gò má và khoé miệng hiện rõ hai vết bầm tím. Hứa Nghiên hỏi cô muốn ăn gì. Kiều Lâm quay lại cười với Hứa Nghiên:
“Ăn món gì đó cay một chút đi, chị không thấy ngon miệng lắm”
Cô ngồi thẳng dậy, tháo dây an toàn ra khỏi bụng, rồi nói: “Có thể bỏ nó ra được không, nó làm chị hơi khó chịu?”
Hứa Nghiên: “Em mới học lái, xe này là đi mượn”.
Kiều Lâm nghiêng người về phía trước và nói: “Lái nhanh hơn đi, đưa chị đi một vòng”.
Đoạn đường này rất đông đúc. Khó khăn lắm xe mới di chuyển được vài trăm mét rồi dùng lại ở một ngã tư. Hứa Nghiên quay người lại hỏi: “Khi nào bố mẹ sẽ rời đi?”
Kiều Lâm nói: “Sáng sớm ngày mai”
Hứa Nghiên hỏi thêm: “Chị nói thế nào với bố mẹ?”
Kiều Lâm: “Chị bảo chị đi gặp bạn cấp ba, vì vậy họ cũng không để ý”
Hứa Nghiên tiếp lời: “ Nếu họ hỏi về em, thì cứ nói là em đi công tác rồi”. Kiều Lâm gật gật đầu: “ Biết rồi, chị biết rồi”.
Chiếc xe đi vào bãi đỗ trong hầm của một trung tâm thương mại. Hứa Nghiên đạp phanh và nói với Kiều Lâm rằng đã đến nơi. Kiều Lâm ngồi dựa lưng vào ghế và nói: “Chị không muốn đi đâu hết, ghế này có thể sưởi ấm, rất thoải mái”.
Cô nhắn mắt lại như chìm vào giấc ngủ. Hứa Nghiên lay lay cô, Kiều Lâm liền cầm lấy tay Hứa Nghiên đặt lên bụng mình và thì thầm: “Con à, đây là dì Kiều Nghiên, hai người làm quen một chút nhé”.
Trong bóng tối, một nụ cười khẽ xuất hiện trên khuôn mặt cô. Hứa Nghiên dường như cảm nhận được gì đó đang chuyển động. Như một làn sóng nhẹ nhàng chạm vào bàn tay. Hứa Nghiên thu tay về, quay lại nói với Kiều Lâm: “Chúng ta đi thôi”
Hứa Nghiên ôm bụng ngồi xổm trên mặt đất. Dưới ánh mặt trời chói chang, có vài đôi chân giơ lên, lần lượt trèo qua thanh xà ngang. “Nhảy, nhảy nhanh lên”-Ai đó hét vào mặt cô. Ngay lập tức cô đứng dậy bằng cả sức lực của mình. Thanh xà ngang ở ngay trước mặt, càng lúc càng gần. Ai đó đã đỡ được cô…Cô cảm giác dường như mình đang ở trên một chiếc ô tô. Giọng nói của Kiều Lâm lướt qua đầu: “ Sư phụ, lái xe nhanh lên.” Một cảm giác nhẹ nhõm chợt đến và khiến cô nhắm mắt lại.
Hứa Nghiên đã quên mất họ của của mình là Kiều. Thật sự là cô đã sử dụng họ này trong khoảng 15 năm.
Khi đăng ký CMND, cô đã đổi thành họ của bà. Bà nói: “Có thể năm sau bà mất rồi, cháu còn có thể trở về tìm bố mẹ, nếu như vậy, thì khi đó cháu hãy đổi thành họ Kiều đi.”
Từ khi Hứa Nghiên có thể ghi nhớ được mọi chuyện, bà luôn nói bà sắp phải đi rồi nhưng vẫn ở bên và sống nhiều năm cho đến khi cô tốt nghiệp đại học ở Bắc Kinh. Khi Hứa Nghiên vừa sinh ra, mọi người đều sợ hãi khi nghe tiếng cô khóc. “Phải giữ kín mọi chuyện, không cần tắm rửa, cho vào cái bình nhỏ và chôn trên núi ở ngoại ô”. Địa điểm thì bố cô đã lựa chọn hết rồi, đó là một nơi cách xa mộ tổ tiên, vì trẻ sơ sinh chết sẽ có oán khí và ảnh hưởng đến phong thuỷ.
Khi mẹ mang thai cô được 7 tháng, họ đã xúi giục mẹ cô. Rằng có một loại thuốc độc được tiêm vào đầu thai nhi qua nước ối. Nhưng có thể do bác sĩ đã sử dụng lượng quá ít hoặc tiêm trượt nên cô vẫn an toàn sinh ra, hơn nữa còn khóc rất to. Tất cả những đứa bé trong bệnh viện đều không ồn áo bằng mình cô. Bà kể rằng mình đã tìm thấy cô bằng cách nghe tiếng khóc.
Trong phòng mổ không có ai, cô được đặt trên bàn. Có lẽ họ vẫn còn tin tưởng vào lọ thuốc độc, cho rằng sau này sẽ có tác dụng nên không cần tiêm thêm bất cứ gì nữa.
Bà đưa cho y tá một chút tiền, đắp lên người cô 1 chiếc chăn mỏng. Đó là một đêm đầu mùa hè, bầu trời trong với đầy ánh sao. Bà chạy một mạch đến một bệnh viện khác và nhìn bác sĩ đưa cháu gái mình vào lồng ấp: “Đừng khóc nữa, nín đi, cháu ngủ một chút, bà cũng ngủ một chút, được không”. Bà nhẹ nhàng nói.
Bà trải qua đêm đầu tiên sau khi Hứa Nghiên được sinh ra trên chiếc ghế ngoài cửa phòng chăm sóc đặc biệt.
Hứa Nghiên gọi món vịt quay và chuyển phần cay cho Kiều Lâm. Kiều Lâm chỉ ăn một chút nấm, cằm cô trở nên sưng tấy, vết thương ở khoé miệng càng bầm lên hơn.
“Tại sao lại đánh nhau rồi”, Hứa Nghiên hỏi. Kiều Lâm trả lời: “Bố đã to tiếng trong văn phòng của phòng Kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ kéo ông ấy ra và họ đã đánh nhau. Không biết ai đã đẩy chị đập vào cửa.”
Hứa Nghiên thở dài: “Mọi người chạy đến Bắc Kinh thì có tác dụng gì?”.
Kiều Lâm đáp: “Chị chỉ là muốn đến thăm em”
“Vậy họ thì sao, sao không thuyết phục họ?”.
Kiều Lâm nói: “ Đến Bắc Kinh một thời gian, tâm tình của họ sẽ tốt hơn một chút, ở nhà cãi nhau cả ngày, lần trước suýt nữa thì bố đốt luôn cả nhà.”
“Hơn nữa, một luật sư Vương rất quan tâm đến vụ việc của chúng ta, người đó còn nói rằng sẽ giúp liên hệ với nhóm chuyên mục “Tiêu điểm pháp luật” để xem liệu có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn hay không.” Kiều Lâm nói tiếp.
“Phỏng vấn mà chúng ta thực hiện còn ít sao, có tác dụng gì cơ chứ”. Hứa Nghiên đáp.
Kiều Lâm tiếp lời: “Chương trình đó có sức ảnh hưởng lớn, có nhiều vụ việc như gia đình mình lên đó, sau này đều đã được giải quyết”.
Hứa Nghiên hỏi lại: “Chị cũng tiếp nhận phỏng vấn sao, với cái bụng to thế này, không thấy mắt mặt sao!”.
Kiều Lâm rũ mắt xuống, gắp miếng thịt cừu thả vào nồi.
Qua một lúc, Kiều Lâm nhỏ giọng hỏi: “ Em ở Đài truyền hình… có thể tìm được ai giúp nói vài lời không?”.
“Em thậm chí còn không thể nhận ra hết những người làm ở đó, gần đây họ đang sa thải nhân sự, không biết chừng ngày mai em có cũng sẽ thất nghiệp.”
Hứa Nghiên quay ra nhìn Kiều Lâm, hỏi tiếp: “Là bố mẹ bảo chị đến à?”.
Kiều Lâm lắc đầu: “Chị chỉ là muốn gặp em”.
Hứa Nghiên nghe xong không nói gì. Nhìn về phía xa, cô dường như nhìn thấy cơn ác mộng đã theo mình nhiều năm. Khiếu nại và đi tìm công lý. Đôi mắt trừng lên như côn trùng của bố, giọng nói ngày càng chói tai của mẹ. Tất nhiên, cô không có quyền khinh thường, bởi vì cô mới chính là ác mộng của họ.
Cha cô, Kiều Kiến Bân vốn là một giáo viên cấp hai và ông đã bị trường học sa thải vì có nhiều con hơn mức cho phép. Ông ấy cảm thấy rất oan ức. Vợ ông, Vương Á Trân bất ngờ có thai sau khi đã đặt vòng tránh thai. Bà bị bệnh tim, bấy lâu nay đi viện cũng không dám làm những can thiệp phẫu thuật. Đẩy tới đẩy lui đến tận 7 tháng trời, cuối cùng bà được Bệnh viện Trung ương tiếp nhận. Sau đó, họ đến Uỷ ban Kế hoạch hoá Gia đình với hy vọng có thể khôi phục lại công việc của Kiều Kiến Bân. Người ở đó nói, chỉ cần đứa bé còn sống thì việc có nhiều con hơn mức cho phép sẽ được xác lập.
Đứa trẻ còn sống, nhưng không phải là họ để cô sống. Hai vợ chồng khẩn khoản, tìm hết người này người kia, tặng rất nhiều quà cáp, nhưng cuối cùng họ thậm chí không nhận được một đồng lương hưu nào.
Tinh thần của Kiều Kiến Bân ngày càng trở nên tồi tệ. Khi say rượu, ông ấy đập phá đồ đạc và tự làm tổn thương chính mình, cần phải có một người ở cạnh trông chừng ông ấy. Dù ông ấy luôn nói là mình sẽ quay lại làm việc, nhưng ai cũng đều nhìn ra, ông ấy đã sớm trở thành một kẻ vô dụng rồi.
Cha mẹ của Vương Á Trân đều là thầy thuốc đông y, bà cũng biết một chút về y nên đã tìm một cửa hàng và mở một phòng khám. Đó là một căn nhà 2 tầng, bà ở tầng 1 mở phòng khám bệnh, gia đình họ sống ở tầng 2. Như vậy thì bà ấy có thể thuận tiện để ý trông chừng Kiều Kiến Bân. Kiều Lâm cũng sống ở đó từ nhỏ đến lớn. Hứa Nghiên thì luôn sống với bà. Trong thâm tâm Hứa Nghiên, Kiều Lâm và hai người họ mới đúng là một gia đình, còn cô chính là thừa thãi.
Kiều Kiến Bân nhìn thấy cô, trong ánh mắt có luôn ẩn chứa điều gì đó buồn bã, cô là thứ ông đánh đổi bằng công việc, và không chỉ công việc, cô còn phá hủy mọi thứ. Sắc mặt Vương Á Trân cũng không tốt, trong lòng luôn mang theo rất nhiều oán hận. Ngoài việc phụ giúp gia đình, bà còn phải chịu đựng những sự trách móc của bà nội. Bà cảm thấy nếu Vương Á Trân không bị bệnh tim và có thể phá thai thành công thì mọi việc đã không trở nên như thế này. Mỗi lần bà nội đến, đều cãi nhau với Vương Á Trân. Sau khi bà đi, Vương Á Trân lại cãi nhau với Kiều Kiến Bân.
truyện trọng sinh
Mọi người trong gia đình này đều oán giận nhau. Không ai trách cứ Kiều Lâm. Cô ấy là một sự tồn tại hợp tình hợp lí và luôn cố gắng giải quyết những bất hoà giữa những người còn lại. Việc cô làm nhiều nhất trong những năm đó là hòa giải và an ủi. Cô khen Hứa Nghiên thông minh và nhạy bén trước mặt bố mẹ, đồng thời nói với Hứa Nghiên rằng bố mẹ cô nhớ cô đến nhường nào. Cô luôn hy vọng Hứa Nghiên có thể chuyển về nhà. Nhưng vào năm Hứa Nghiên học cấp hai, đã cãi nhau lớn với Kiều Kiến Bân, từ đó Hứa Nghiên cũng không quay về lại nhà nữa.
Hứa Nghiên đạp xe Phượng Hoàng đi qua con đường đá trước phòng khám. Kiều Lâm thò đầu ra khỏi cửa sổ tầng hai và vẫy tay chào cô. “Đạp nhanh lên kẻo trễ”, Kiều Lâm cười nói. Hứa Nghiên học cấp hai, còn Kiều Lâm học cấp 3. Trường cấp 3 khá gần nhà nên cô luôn đợi cho đến khi nhìn thấy Hứa Nghiên rồi mới lên đường. Thỉnh thoảng, cô sẽ đợi em gái ở cửa và đưa cho một quả táo đã rửa sạch.
Điện thoại của Hứa Nghiên vang lên. Là Thẩm Hạo Minh. Anh đang ăn tối với một vài người bạn và bảo cô lát nữa sớm qua đó. Hứa Nghiên cúp điện thoại.
Nồi lẩu trước mặt cô đang sôi, thịt cừu đang nhào lộn trong nước súp màu đỏ, dầu bắn tung tóe trên mu bàn tay Kiều Lâm. Nhưng cô hoàn toàn không hề hay biết, đang tập trung chơi đùa với những cây nấm trên đĩa, chuyển chúng từ bên này sang bên kia và sắp xếp từng cây một. Cô kiên nhẫn điều chỉnh vị trí để chúng không chạm vào nhau. Sau đó cô đặt đũa xuống, lại nở nụ cười trống rỗng đó và nói: “Vừa rồi anh ấy là bạn trai của em phải không?”.
Hứa Nghiên ừm một tiếng. Kiều Lâm nói tiếp: “Em vẫn chưa kể với chị, em cái gì cũng không nói, từ nhỏ đều như vậy”
Dừng một chút, Kiều Lâm hỏi tiếp: “ Người đó ấy làm nghề gì?”
Hứa Nghiên nói: “ Là lãnh đạo của một công ty”. Kiều Lâm lại hỏi: “Có tốt với em không?”
“Cũng được, chị còn ăn hay không?”
Kiều Lâm nói: “Có người khiến em nhớ đến, cảm giác đó có vui không?”.
Bên ngoài nhà hàng là một trung tâm mua sắm sầm uất. Một vài nữ sinh trung học tụ tập trước quầy kem. Hứa Nghiên hỏi: "Muốn ăn không?" Kiều Lâm sờ bụng, tựa như hỏi ý kiến. Cô nghiêng người về phía tủ đông và nhìn từng thùng kem. “Quả mâm xôi có phải là trái cây không?” Cô ấy hỏi tiếp: "Em nghĩ nên chọn quả mâm xôi hay quả hạch?”.
”Vậy thì lấy cả hai”, Hứa Nghiên nói.
“Tôi không muốn cốc giấy, tôi muốn một chiếc ốc quế”, Kiều Lâm mỉm cười nói với cô gái ở quầy.
Đó là một buổi sáng của tháng 9, ngày đầu tiên Hứa Nghiên lên trung học. Kiều Lâm cầm ô đứng ở cổng trường. Nhìn thấy cô, cô mỉm cười bước tới gần: “Sao em không đội mũ trùm áo mưa vào? Tóc em ướt rồi.”
Cô đưa tay ra, vuốt ve trán Hứa Nghiên nói: “Thật tốt khi chúng ta học cùng trường, sau này chúng ta sẽ gặp nhau hàng ngày, tan học đừng rời đi, chị sẽ đưa em đi ăn kem vị khoai môn."
Đi ngang qua một cửa hàng quần áo trẻ em, Kiều Lâm bước chậm lại. Hứa nghiên nhìn theo ánh mắt của cô và nhìn thấy một chiếc váy trắng treo trên cửa sổ lấp lánh. Nó được làm bằng vải taffeta sáng bóng, trên ngực có thêu nhiều bông hoa màu xanh và hồng, khảm ngọc trai, viền váy có những đường diềm nhỏ. Kiều Lâm áp mặt vào cửa kính và nói rằng chiếc váy cho bé gái thực sự rất đẹp. Hứa Nghiên hỏi: “Chị hi vọng là con trai hay con gái?”.
“Là con trai đi”
Kiều Lâm nói tiếp:
“Nếu là con trai, có lẽ gia đình Lâm Đào sẽ thay đổi suy nghĩ”.
Hứa Nghiên hỏi: “Sau đó anh ấy có liên lạc lại với chị không?”
Kiều Lâm lắc đầu.
Xe lái ra khỏi hầm gara. Đường phố rực rỡ ánh đèn Giáng sinh với những chiếc tất Giáng sinh màu đỏ và những hộp quà đầy màu sắc treo trên cửa sổ. Có rất nhiều dây đèn màu xanh băng quấn quanh cây cối trên đường phố. Nam ngôi sao trong hộp đèn quảng cáo đang mỉm cười, khoe hàm răng trắng bóng.
Kiều Lâm chỉ vào và hỏi: “Em có thấy giống Vu Nhất Minh không?”
Hứa Nghiên hỏi: “ Lần này chị đến có liên lạc với anh ấy không?”
Kiều Lâm: “Chị không có số điện thoại di động của anh ấy”
Hứa Nghiên im lặng một lúc rồi nói: “ Chúng ta sắp đến nơi rồi, em đã đặt khách sạn cho chị, cách chỗ em không xa”. Kiều Lâm gật đầu, hai tay giữ dây an toàn trên bụng.
Vu Nhất Minh đi tới ngồi đối diện cô và Kiều Lâm. Áo sơ mi của anh ấy khoác ngoài áo phông, mùi mưa xộc vào. Không khí ẩm ướt và bên ngoài trời đang tối dần. Vu Nhất Minh lau nước trên mặt và mỉm cười với họ. Trên cằm anh ấy có một cái lúm đồng tiền rất đẹp.
Khi họ đến cổng khách sạn, Kiều Lâm đột nhiên không chịu xuống xe. Cô cuộn tròn người lại, như sợ làm bẩn đồ đạc trong xe. Hứa Nghiên hỏi: “Có chuyện gì vậy?”. Kiều Lâm nói với giọng rất thấp: “Đừng để chị ngủ trong khách sạn một mình,chị muốn ngủ chung với em” ... Cô ngước đôi mắt đỏ hoe lên và nói:” Xin em đó, được không?”.
Xe quay trở lại đường chính. Kiều Lâm vẫn cuộn tròn như vậy, thỉnh thoảng quay đầu lại nhìn Hứa Nghiên. Cô thì thầm: “Có thể trả lại phòng không, họ có hoàn lại tiền không?”.
Hứa Nghiên nói: “Em chỉ nghĩ ở trong khách sạn sẽ thoải mái hơn, buổi sáng còn có bữa sáng”.
Kiều Lâm: “Chị biết, chị biết rồi, chị xin lỗi”.
Cửa kính ô tô bị mờ sương. Kiều Lâm dùng tay lau vài lần, nhìn ánh đèn neon bên ngoài và đọc những dòng chữ trên bảng quảng cáo với giọng rất trầm. Cho đến khi xe chạy lên cầu vượt, xung quanh mới tối sầm lại. Cô tựa lưng vào ghế, vỗ nhẹ vào bụng nói: "Con à, sau này con tới Bắc Kinh thì đến thăm dì có được không?”.
Hứa Nghiên không nói gì. Cô nhìn về phía trước. Kính chắn gió cũng bị mờ sương. Con đường ngắn được chiếu sáng bởi chùm đèn nhạt và mờ ảo. Kiều Lâm nhìn chằm chằm vào Vu Nhất Minh: “ Kiểu tóc này khó coi quá đi.”
Vu Nhất Minh nói: “Tôi biết cậu cắt đẹp rồi, nhưng tôi về những hai tháng, cũng không thể không cắt tóc mà”.
Kiều Lâm ôm lấy Hứa Nghiên và nói: "Nào, làm quen một chút, đây là em gái của tôi, em gái ruột của tôi”.
Vu Nhất Minh nới với Kiều Lâm: "Đi thôi! Đến lúc phải quay lại lớp học buổi tối rồi”.
Kiều Lâm nói: "Cậu đi trước đi, tôi cùng em tôi ngồi một lát, lâu lắm không gặp nó rồi”.
Vu Nhất Minh đáp lại: “Chúng ta cũng đã lâu không gặp, nói là đến Tế Nam tìm tôi, nhưng rốt cuộc lại không đi.”
Kiều Lâm mỉm cười: “Vậy kỳ nghỉ hè tới chúng ta đi nhé, tôi sẽ đi cùng em gái”.
Du Nhất Minh rời đi.
Hứa Nghiên nói: “Chị có thể không nói với mọi người rằng em là em gái của chị không? Chị có phải muốn cho tất cả mọi người biết về việc sinh con quá mức cho phép của gia đình không!”
Kiều Lâm cụp mắt xuống và thoả hiệp nói rằng cô biết rồi. Hứa Nghiên tiếp tục hỏi: “Hai người đang yêu nhau?”.
“Không có”
Hứa Nghiên tiếp lời: “Đừng nói dối em”
Kiều Lâm giải thích: “Thật mà, cậu ấy đến Thái An để học, thi đại học xong sẽ đi”
Hứa Nghiên nói lại: “Chị cũng có thể đi mà”
Kiều Lâm chỉ cười và không nói gì nữa.
-Hết Chương 1 -