Thôn Đào Thuỷ

Chương 4


2 tuần


4

Thủy Sinh ca ca làm việc rất nhanh, lần thứ hai ta tới tìm, huynh ấy đã giao đủ mọi thứ cho ta.

Ta vui mừng khôn xiết, cảm giác như vừa trúng được một kho báu vậy.

Trên đường về, ta còn mua một bao bột trắng, một bao vừng, một lọ đường trắng và gia vị mà Mã nãi nãi nói, về nhà, sau khi giặt đồ xong, ta liền bắt tay vào làm bánh dầu mè muối.

Trong những ngày ta bận rộn,Phụ thân đã nhóm lò nhiều lần, nay độ ẩm và nhiệt độ đã vừa vặn.

Dưới sự chỉ dẫn của Mã nãi nãi, ta nhào bột, ủ men, làm dầu xốp, bỏ thêm đường trắng, nặn bánh, rắc muối mịn, quét gia vị bí mật, nhúng bánh vào vừng, rồi cẩn thận đặt từng chiếc bánh vào lò nướng.

Không ngờ, ta lại có chút thiên phú về nấu nướng, lần đầu làm bánh dầu vừng muối đã nhận được lời khen ngợi từ mọi người.

Nhất là An Chi, muội ấy ăn đến mức tay múa chân nhảy, khuôn mặt nhỏ nhắn dính đầy vừng, cười tươi nói: “Đại tỷ, bánh tỷ làm ngon hơn bánh của đầu bếp Quốc công phủ!”

Thu Muội đứng bên cạnh khoe khoang: “Đương nhiên rồi, ngay cả dưa muối mà đại tỷ làm cũng là ngon nhất thôn Đào Thủy!”

Ta cười, kéo bím tóc nó: “Đừng tưởng khen như vậy là ta sẽ làm mứt hồng cho ngươi.”

An Chi mắt sáng lên: “Mứt hồng? Muội muốn ăn, muội muốn ăn!”

Đông Bảo còn nói chưa rõ lời, nhưng cũng thèm thuồng đến mức dậm chân:

“Ăn, ăn,ăn ”

“…”

Chỉ có Chi An ngồi bên cạnh, nhai nuốt chậm rãi, lịch thiệp và nhã nhặn, trong ánh mắt có vẻ đoan trang của một công tử dòng dõi cao quý.

Chi An à—

Ta thầm thở dài trong lòng, đứa trẻ này, tâm tư nặng nề quá.

Đến ngày sinh thần của cặp song sinh, ta trang trọng trao sách và bút mực cho Chi An. Quả nhiên, ánh mắt của cậu bé liền lộ ra vẻ vui mừng khi được đoán trúng tâm sự.

“Đại tỷ”

Cậu bé nghẹn ngào, như sắp khóc.

Ta vỗ vai nó, đầy thương yêu: “Sách là sách chép tay, bút mực là đồ cũ, tạm thời chịu thiệt một chút. Đợi đến mùa xuân ấm áp năm sau, đại tỷ sẽ đưa đệ đi học ở thư viện Cô Trúc.”

“Cái gì?”

Mọi người trong nhà nghe vậy đều ngạc nhiên nhìn ta.

Ta nghiêm túc gật đầu với họ: “Ta đã hỏi Thủy Sinh ca ca rồi, thư viện Cô Trúc mỗi tháng chỉ cần nộp một lượng bạc làm học phí, nếu đi đi về về, tự mang theo lương khô thì chỉ cần tám trăm văn, bút mực giấy viết, nước đá mùa hè và than sưởi mùa đông đều được cung cấp. Tổ mẫu, Mã nãi nãi, Phụ thân,Mẫu thân, dù Quốc công phủ bây giờ đã bị tịch biên, nhưng không biết chừng một ngày nào đó sẽ phục hưng. Chi An là cháu đích tôn của Quốc công phủ, nếu thật có ngày đó, chẳng lẽ lại để nó mù chữ sao? Vì thế, chuyện học hành nhất định phải thực hiện. Chuyện tiền bạc đừng lo, năm xưa thiếu phu nhân từng tặng ta một hộp trang sức, chắc có thể cầm cố lấy chút bạc, đủ dùng thôi, dù không đủ, nhà ta có ruộng đất, ta có thể làm bánh mè muối bán, không sợ không lo nổi cho một người đọc sách.”

Trong nhà lặng im, đột nhiên tiếng thút thít của Mã nãi nãi phá vỡ sự tĩnh lặng.

“Xuân Muội!”

Bà vội vàng nắm lấy tay ta, “Khó cho con rồi, lại nghĩ chu toàn cho Đỗ gia chúng ta đến vậy. Mã nãi nãi không ngờ con lại là một đứa trẻ có lòng như thế.

“Ta…”

Chưa dứt lời, bà bỗng bật khóc nức nở.

Tổ mẫu ôm lấy bà mà cùng rơi nước mắt, “Xuân Muội nói đúng, nhà ta có bao nhiêu người lớn, nhất định có thể lo được cho Chi An. Chi An là một đứa trẻ ngoan.”

“Lão tỷ, lòng ta đau khổ.”

“Ta biết, ta biết, không cần phải nó.”

Ba người nhà Đỗ gia, từ đầu thu đến thôn Đào Thủy với danh nghĩa là họ hàng của nhà ta, đã ở đây gần nửa năm, và đây là lần đầu tiên ta thấy Mã nãi nãi rơi lệ.

Bà là con gái độc nhất của Thượng thư, mười lăm tuổi đã gả cho Quốc công, sống trong cảnh vinh hoa phú quý nhiều thập niên. Nhưng nay, phu quân, con trai và con dâu của bà đều bị Hoàng đế nghi ngờ, lưu đày đến nơi biên cương lạnh lẽo.

Nửa đời hưởng vinh hoa, bà luôn thương xót kẻ nghèo, giúp đỡ người hoạn nạn, nhưng không ngờ khi đại họa ập đến, chỉ có người dân thôn quê chịu cưu mang ba bà cháu.

Chẳng lẽ trên đời này toàn là kẻ vong ân bội nghĩa sao?

Ta không hiểu, cũng không rảnh để hiểu.

Ta chỉ biết, ta là đại tỷ trong nhà, trên có tổ mẫu đã già yếu, dưới có đệ muội còn nhỏ, ta phải mau chóng kiếm tiền nuôi sống cả nhà mới được.

Cũng nhờ cái miệng tham ăn của An Chi, nếu không ta thật sự chẳng thể nghĩ ra cách bán bánh mè muối dầu này.

Ta đã tính kỹ rồi, trừ hết mọi chi phí, mỗi chiếc bánh mè ít nhất có thể lãi được một văn tiền.

Nếu mỗi ngày có thể bán được năm mươi cái, vậy thì có năm mươi văn, so với việc đi giặt đồ thuê thì tốt hơn nhiều.

Nghe tin ta định lên trấn làm ăn,Phụ thân ta có chút băn khoăn.

"Nhà ta có tám mẫu ruộng, chẳng lẽ không nuôi nổi một đứa đọc sách sao?"

Tổ mẫu liếc mắt nhìn ông một cái: "Con có biết một bộ bút mực giấy tốt bao nhiêu bạc không? Chi An của ta sinh ra là công tử quý tộc, con đành lòng để nó dùng đồ hỏng của người khác à?"

"Thôn Đào Thủy đến trấn cách hơn mười dặm đường, Xuân Muội chỉ là một nữ tử, ta sợ sẽ có chuyện chẳng lành."

Ta vội vàng nói: "Chân con dài, hơn mười dặm có gì đáng ngại? Hơn nữa con đã bàn trước với Lưu đại ca ở thôn bên, chúng con sẽ cùng nhau đi, trên trấn, sạp của con và huynh ấy cũng gần nhau."

"Vậy… còn đám gà con trên giường thì sao?"

Phụ thân chau mày, lo lắng chẳng nghĩ ra được lý do gì nữa, đành viện đến việc lũ gà con mới nở để làm cớ.

Mã nãi nãi bên cạnh cười lớn: "Phụ thân của Xuân Muội là thương con gái đấy mà!"

Tổ mẫu tức đến mức suýt nghẹt thở: "Nó đúng là một con lừa vừa nhát gan, vô dụng lại còn sĩ diện!"

Ta bắt đầu gánh gồng lên trấn bán bánh mè muối dầu vào tháng Chạp.

Đứng bên đường phố đông đúc nhất của trấn, ta cao giọng rao: "Bánh mè đây! Bánh mè đây! Bánh mè muối dầu ngàn lớp giòn tan, thơm phức đây!"

Lưu đại ca đứng cạnh cũng chẳng chịu kém: "Kẹo hồ lô đây! Kẹo hồ lô đây! Kẹo hồ lô đường phèn giòn ngon, không dính răng đây!"

Phải nói rằng, cả con đường, chỉ có tiếng rao của ta và Lưu đại ca là lớn nhất.

Ngày đầu tiên, việc buôn bán của ta cũng khá ổn, bán được ba mươi sáu chiếc bánh vừng, mỗi chiếc bán ba văn, lãi được ba mươi sáu văn.

Trên trấn cũng có người bán bánh, nhưng không ai có thể làm ra bánh thơm ngon, giòn tan như của ta, vì chỉ có bánh của ta được nướng bằng lò đất sét.

Thê tử của Lưu đại ca đang có thai, gần đây nghén thèm ăn.

Trong rổ của ta còn lại mười chiếc bánh, ta biếu huynh ấy sáu chiếc, bốn chiếc còn lại để dành cho các đệ muội ở nhà.

Lưu đại ca xoa tay, ngượng ngùng nói: "Xuân Muội, ngày mai muội nghỉ đi, để ta rao giúp. Ta sẽ rao 'Bánh mè đây! Kẹo hồ lô đây! Bánh mè ngàn lớp đây! Kẹo hồ lô đường phèn đây!'"

Nửa tháng sau, việc buôn bán của ta ngày càng phát đạt. Đến giữa tháng Chạp, mỗi ngày ta đã có thể bán hơn sáu mươi chiếc bánh mè.

Gần cuối năm, trên trấn ngày càng có nhiều thương nhân qua lại. Có lẽ sau một năm bôn ba, ai nấy cũng đều muốn trở về đoàn tụ với người thân.

Một ngày nọ, có một đoàn thương nhân khoảng hai mươi người dừng chân trước sạp của ta.

"Bánh mè muối dầu? Mùi vị thế nào?"

Một thiếu niên trông có vẻ là thủ lĩnh, cưỡi trên một con ngựa đen bóng, từ trên cao nhìn xuống hỏi.

Ta kính cẩn bẻ nửa chiếc bánh, gói lại bằng khăn tay trắng, đưa lên: "Ngài nếm thử đi, không thơm, không giòn thì không lấy tiền."

Hắn liếc nhìn ta hai lần, khẽ nhíu mày không để lộ, rồi đưa tay nhận lấy chiếc bánh, bẻ một miếng nhỏ cho vào miệng.

"Mùi vị cũng khá." Hắn bình thản gật đầu.

"Ai ăn qua rồi cũng đều khen ngon." Ta vừa cười vừa quan sát đoàn thương nhân phía sau hắn, "Ngài muốn gói bao nhiêu? Hai mươi chiếc hay ba mươi chiếc? Tất cả đều vừa mới ra lò sáng nay, còn nóng hổi đấy ạ."

Người thiếu niên khẽ cười nhạt, giọng nửa khen nửa giễu: "Cũng biết cách làm ăn đấy."

Hắn rút từ trong áo ra một mẩu bạc, ném cho ta: "Gói hết cho ta."

"Vâng ạ!" Ta cân nhắc mẩu bạc trong tay, "Nhưng ngài đưa thừa rồi."

"Thừa thì coi như thưởng cho ngươi."

"Ồ, đa tạ ngài, để ta gói ngay. À, ngài không muốn thử kẹo hồ lô mới nấu sao? Kẹo ngọt giòn không dính răng, ăn đồ ngọt trong tháng Chạp, sang năm cuộc sống sẽ ngọt ngào như mật đấy!"

Ta nhanh nhẹn gói ghém những chiếc bánh mè trong quang gánh giao cho người hầu bên cạnh vị công tử, sau đó nhiệt tình giúp Lưu đại ca bán kẹo hồ lô.

Dẫu rằng trong trấn không thiếu người giàu có, nhưng như vị trước mặt, hễ nói là rút bạc, quả thực không phải nhiều.

Được một người tính phóng khoáng thế này cũng coi như là lộc trời.

Lưu đại ca cũng nhanh nhạy không kém, vừa nghe ta dứt lời liền bắt chước, rút ra một xiên kẹo hồ lô đỏ thắm từ bó cỏ, đưa đến trước mặt vị công tử: "Quý nhân nếm thử xem, không ngọt không giòn thì không lấy tiền."

Vị công tử hơi khựng lại, gương mặt thoáng vẻ bối rối, nhưng không nhận kẹo hồ lô, chỉ lạnh nhạt đáp: "Cũng gói hết cả đi."

Lưu đại ca vui mừng khôn xiết: "Được! Ngài đúng là người sảng khoái!"

Vị "người sảng khoái" ấy mang theo một bọc lớn bánh mè và một bó kẹo hồ lô rời đi, ta và Lưu đại ca nhìn nhau, rồi cả hai reo hò sung sướng: "Phát tài rồi!"


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play