Buổi tối Ôn Hiền gọi điện thoại cho Ôn Sùng, buổi chiều anh ấy về đến huyện đã cùng Tiền Quân nói chuyện một lát. Đến tối liền dùng điện thoại của cục cảnh sát gọi cho Ôn Sùng.
Khi Ôn Hiền gọi tới thì Ôn Sùng đang ăn cơm cùng Ôn Trọng.
Bây giờ, nhà họ Ôn chỉ có Ôn Sùng và Ôn Trọng, không có ai khác kể cả người giúp việc. Nhà họ Ôn và nhà họ Dương đang có liên quan đến cái chết của hai người, một người là Ôn Hương và người còn lại là con trai của nhà họ Dương, con trai nhà họ Dương mặc dù còn sống nhưng cũng đã mất ý thức so với chết thì cũng không khác mấy. Vì vậy Ôn Sùng cũng không thuê người đến chăm sóc.
Có điều, nhà họ Ôn gia không phải chỉ có hai người bọn họ mà Ôn Sùng đã thuê không ít vệ sĩ bí mật canh gác xung quanh. Ôn Sùng xuất thân từ quân đôi, 25 tuổi đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Chiến công này có thể khiến người khác không dám ép buộc cha mẹ anh xuống nông thôn mà chỉ đem bọn họ bố trí tại một viện nghiên cứu xa xôi, điều này chứng minh chiến công đó rất lớn. Có thể lập được thành tích như vậy cho thấy anh không phải người tâm thường. Anh là một người tài giỏi cùng liều lĩnh nhưng cũng rất tàn nhẫn.
Võ công giỏi đến mấy cũng không tránh được việc bị người khác đánh lén. Vì vậy mới phải cần nhiều vệ sĩ như vậy. Nói là vệ sĩ nhưng thực ra là những người anh em trong quân đội của anh ngày trước, bọn họ sau khi xuất ngũ thì không có công việc phù hợp, nên Ôn Sùng mới thuê họ về làm vệ sĩ. Không chỉ có vệ sĩ mà Ôn Sùng còn có cả một đội trinh sát, họ cũng xuất thân là quân nhân, có nhiệm vụ điều tra tình hình nhà họ Dương mấy năm qua.
Ôn Sùng có tiền, rất nhiều tiền. Khi cha mẹ anh còn trẻ, trong nhà có điều kiện tốt nên đã được ra nước ngoài du học. Sau khi tốt nghiệp họ đã quay trở về nước làm việc trong viện nghiên cứu quốc gia. Sau này, vì muốn cho dòng họ vẻ vang, ông nội anh đã quyên góp tài sản trong nhà cho nhà nước, đặc biệt là cho viện nghiện cứu của cha mẹ anh. Sau này khi phân chia giai cấp, nhà bọn họ vì nguyên nhân đó mới bình yên thoát nạn.
Nhưng đã là năm 66, mấy cái đó cũng chỉ là lời nói qua miêng không có bằng chứng, bọn họ muốn đào lại chuyện cũ, sẽ không bỏ qua việc cha mẹ anh từng ra nước ngoài học tập.
Ôn Sùng đã dùng chiến công của anh để đổi lấy sự bình an của ba mẹ, nhưng đáng tiếc người xảy ra chuyện lại là Ôn Hương.
Đinh linh linh...
Tiếng chuông điện thoại vang lên, Ôn Trọng bắt máy: "Xin chào, ai đó."
"Là con đây ba." Nghe được giọng nói của ba, Ôn Hiền không giấu được vui mừng: "Anh Sùng đâu rồi ạ?"
Ôn Trọng: "Con đợi chút... Đại thiếu gia, A Hiền muốn gặp cậu." Tính cách của Ôn Trọng và con trai khác nhau do bất đồng tuổi tác. Ông là trẻ mồ côi, được Ôn Bá nhặt về làm thư đồng bên cạnh, sau này đi theo Ôn Bá học tập. Vì ông không được tài giỏi như Ôn Bá nên không được xuất ngoại, nhưng ở trong lòng ông Ôn Bá luôn là một người ân nhân. Từ lúc được nhà họ Ôn nhận nuôi, mặc dù lấy thân phận là con nuôi nhưng với ông nhà họ Ôn luôn là ông chủ của mình. Cho nên, ông luôn gọi Ôn Sùng là đại thiếu gia. Lúc trước đại thiếu gia là Ôn Bá sau này là Ôn Sùng
Vì ông luôn xưng hô như vậy nên cha con Ôn Sùng đã nhiều lần kêu ông sửa nhưng tính tình ông bướng bỉnh không chịu nghe. Từ nhỏ ông không có nhà cửa, phải ăn xin kiếm sống, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Là ông nội Ôn Sùng đem ông về nuôi, khi đó Ôn Bá vẫn còn là một đứa trẻ. Suốt cuộc đời ông sẽ không bao giờ quên công ơn mà nhà họ Ôn đã dành cho ông.
Đối với Ôn Hiền mà nói Ôn Sùng cũng giống như anh trai. Ôn Sùng lớn hơn anh hai tuổi, lúc anh được sinh ra thì Ôn Sùng đã biết đi. Khi còn nhỏ, Ôn Hiền rất nghịch ngợm mà tay chân lại rất yếu ớt nên đi đứng hơi chậm chạp, Ôn Sùng là người nắm tay dắt anh đi, làm cho Ôn Hương nhiều lần ghen tị đến phát khóc.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT