Năm 1992, đồi Đầu Trâu, huyện Do Đường thuộc phía Nam tỉnh Thiểm Tây, Viêm Hoàn Sơn ra cửa từ sáng sớm, đap xe quanh nửa thị trấn đề tặng quà cho bảy, tám nhà "có quan hệ" trong nhà nước hoặc cánh anh chị. Anh ta mua lại một mỏ than nhỏ 8 phía Tây nhưng mỏ than ấy không tốt lắm, giấy tờ cũng không đủ, vi pham quy định một cách nghiêm trọng. Nếu không lén đút tiền, mỏ than của anh ta có thể bị đóng cửa bất cứ lúc nào.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những năm gần đây kinh tế nước nhà mới sống lai mà còn "sống" khá mạnh, các loại quy dịnh không đuổi kịp, đành phải dựa vào quan hệ và tiền bạc để làm ăn.

Một buổi sáng Viêm Hoàn Sơn bỏ ra hai, ba chục nghìn nhưng anh ta không tiếc mà còn mở cờ trong bụng: Có quan hệ rồi thì chuyện mô than càng dễ làm. Lại thêm vợ anh ta Lâm Hi Nhu đang mang thai, người siêu âm nói là con trai.

Con trai đó, con trai nghĩa là nhà họ Viêm đã có người nối dõi.

 Sự nghiệp, gia đình vẹn toàn khiến Viêm Hoàn Sơn thỏa măn vô cùng. Trên đường về mỏ, anh ta đap xe liêu xiêu trên đường. miệng còn ngâm nga bài "Ngọt ngào" của Đặng Lệ Quân.

 Cách thật xa, Viêm Hoàn Sơn đã trông thẩy Lâm Hỉ Nhu ôm bụng đứng ở cửa mỏ.

 Thế sao được? Phụ nữ có thai sao có thể đi đứng lung tung chú? Viêm Hoàn Sơn sợ tới mức không kịp gat chân chống, cứ thế vứt bừa chiếc xe xuống đất rồi chay tới:

 - Sao em Įại tới đây?

 Lâm Hỉ Nhu tầm 27 - 28 tuổi, diện mạo đáng yêu, dịu dàng như chính tên cô. Cô giơ hộp giữ ấm trong tay lên:

 - Cơm tập thể trong mỏ khó ăn, em làm sủi cảo thịt heo cho anh.

 Lúc này Viêm Hoàn Sơn mới nhận ra đã sắp tới giờ ăn cơm, đông thời cũng sinh ra cảm giác tự hào vì có vợ ở bên. Mấy thằng nhãi chưa vợ hoặc có vợ nhưng ở xa trong mỏ làm gì được ăn bữa cơm "tình yêu" nóng hổi này. Anh ta cẩn thận đỡ Lâm Hỉ Nhu vào phòng làm việc.

 - Nào, nào, cẩn thận, đi từ từ thôi.

Lâm Hỉ Nhu cười khanh khách:- Em còn chưa nói gì, anh lo vớ vẩn gì chứ.

 Phòng làm việc khá bừa bộn, trên tường dán đầy những tấm giấy khen "Mười tốt" "Tiên tiến" mà Viêm Hoàn Sơn kiếm được mấy năm nay Lâm Hi Nhu chỉ nhìn lướt qua chúng rồi quay đi. Thật ra cô không thích mấy thứ giả đối này lắm, nhưng đám bạn cô đều khen đàn ông như vậy mới là người có đầu óc, khôn khéo, giởi thích nghi.

 Mở hộp cơm ra, mùi hẹ, mùi thịt hòa cùng vị chua của giấm bay khắp phòng. Viêm Hoàn Sơn thỏa mãn hít hà mấy cái mới cầm đũa lên ăn Lâm Hỉ Nhu ngôi xuống bên kia bàn, vừa lấy que đan và cuộn len trong túi ra đan áo vừa nói chuyện:

 ⁃ Còn chưa tìm được Lý Nhị Cẩu hả anh?

Viêm Hoàn Sơn bận ăn, chi đáp lõm bõm:

 ⁃ Thằng chó...trộm tiền của mỏ, chẳng không lần đi xa rồi? Đi đâu tìm nó đây?

 Chuyện của Lý Nhị Cẩu có thể coi là chuyện duy nhất không thuận lợi của Viêm Hoàn Sơn trong khoảng thời gian này. Nhưng anh ta cũng nghĩ thoáng, mỏ nào, xưởng nào mà không có bọn xấu chứ? Lý Nhị Cầu kia ham ăn biếng làm, đi muộn về sớm thì thôi, nó còn tung tin đôn là trong quặng có ma làm ảnh hưởng tới tâm lý người khác một cách nghiêm trọng. Sau khi anh ta mắng mỏ, lại sinh lòng bực tức, đêm tới cậy khóa trộm mất mười nghìn.

 Mười nghìn đó, nghĩ thôi cũng thấy xót.

Lâm Hỉ Nhu hỏi:

⁃ Anh định không báo công an thật hả? Để mặc cho tên xấu xa đó à?

Viêm Hoàn Sơn đáp càng ậm ừ hon:

⁃ Báo công an gì chứ? Nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện

 Mỏ này đầy chuyện không rõ ràng, sạch sẽ, anh ta không muốn gọi công an tới nhà. Lâm Hỉ Nhu không hỏi thêm nữa mà cúi đầu chăm chú đan áo. Một lần ngẫu nhiên ngầng đầu lên nhìn xung quanh, cô phát hiện Viêm Hoàn Sơn không còn ăn như chết đói nữa mà lại cắn đũa nhìn ra ngoài cửa sổ.

 Nhìn theo hướng đó, Lâm Hỉ Nhu thấy được một đám công nhân xúm quanh miệng hầm gần đó. Nhìn đông hồ treo tường chỉ vào mười hai rưỡi, cô biết là họ đi ăn cơm.

 Lâm Hi Nhu gợi chuyện:

⁃ Hôm nay trong mô nấu món chính gì thé? Thịt dê à?

 Viêm Hoàn Sơn thì thào:

⁃ Không đúng. Xảy ra chuyện à?

Lâm Hi Nhu sứng sốt lai ngó ra ngoài cửa sổ lần nữa. Lúc này cô mới nhận ra điều lạ thường. Ngày thường,hễ đến giờ cơm, đám công nhân này chạy còn nhanh hơn sói mà hôm nay bọn họ túm tum ở miệng hầm, la hét gì đó. Nếu nhìn kỹ còn thấy cả những bọt nước phun tung tóe bị ánh mặt trời chiếu sáng .

 Không phải xåy ra chuyện thật đấy chứ?

Khai thác mỏ sợ nhất là xảy ra chuyện trong lòng đất, bởi dưới ấy mà xảy ra chuyện sẽ không đơn giản chi là va chạm đơn giản, Viêm Hoàn Sơn vội đặt bát đũa xuống, chay nhanh ra ngoài cửa. Còn cách bên ấy vài mét anh ta đã hùng hổ quát lên: “Sao thế? Có chuyện gì?”

 Đây là kinh nghiệm anh ta tích lũy được sau nhiều năm trải đời. Có xảy ra chuyện gì, dù là chết người đi nữa cũng không được sợ hãi, hoảng loạn mà phải hung dữ để cất tiếng là có thể khống chế tình hình.

 Quả nhiên tiếng quát ấy rất có tác dụng, những tiếng xôn xao kia nhỏ đi nhiều.

Gương mặt đen như than của tổ trưởng Lưu Tam Trì tái mét đi:

 Ông, ông chủ. Thằng Nhị Cẩu không nói xạo đâu. Trong hầm... trong hầm có ma thật đấy.

 Không phải có người chết à? Tảng đá trong lòng Viêm Hoàn Sơn rơi bịch xuống đất., quát càng to hơn:

 - Má nó chứ!

.......…

Lâm Hi Nhu vừa đi tới đã nghe thấy Viêm Hoàn Sơn giảng giải cho đám công nhân về thuyết vô thần.

 ⁃ Trong sách nói rõ ràng trên đời này không có ma. Thằng Nhị Cẩu không được đi học thế bọn mày cũng không biết chữ như nó a? Ma ở đâu? Gọi nó ra đây tao xem!

 Anh chàng Trường Hi mới vào quặng hai ngày cần thận giải thích:

 ⁃ Không gọi được đâu anh ơi. Mặt trời dang trên đinh đầu, em nghe nói ma gặp nắng sẽ tan thành nước đấy. Ô, thằng nhãi này còn lo cho ma đấy phông? Viêm Hoàn Sơn tức mà không làm gì được:

 ⁃ Một lũ chỉ giỏi luyên thuyên. Tất cả bọn mày đều gặp à? Gặp thật thì tả xem?

 Không ngờ lại có người tả thật. 

Mao Vượng:

 ⁃ Nó trắng như tuyết ấy, phải nhìn kỹ mới thấy vì chớp mắt cái là nó mất tiêu rồi.

Tôn Quý:

Nó còn biết kêu nữa, em nghe thấy tiếng - rầm rì.

 Hàn Đức Phúc:

- Hai quả dưa lưới em mang xuống đó đều mất cả!

 Viêm Hoàn Sơn mỉa mai:

- Đã thành ma rồi còn nhớ chuyện ăn dưa à?

 Lâm Hỉ Nhu nghĩ tới một tình huống, giật nhẹ góc áo Viêm Hoàn Sơn, kéo anh ta sang bên:

 - Hay đấy là Lý Nhị Cẩu không?

Cô sinh năm 60, cũng tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lenin như Viêm Hoàn Sơn. Bởi vậy nghe thấy trong hầm mỏ có thứ kỳ la, cô nghĩ ngay tới con người.

 Lý Nhị Cẩu bỏ chạy trong đêm. Nghe nói cậu ta không mang theo quần áo, chỉ có bộ áo tráng quần đen đang mặc trên người. Chẳng lẽ "trắng như tuyết" là màu trắng của chiếc áo? Trong hầm tối om, nếu mặc áo trắng thì đúng là dễ thấy thật.

 Tìm khắp mọi chỗ cũng không thấy, rất có thể là do cậu ta trốn vào trong hầm mỏ. "Hai quả dưa lưới đều mất" thì dưới mỏ quặng không có đồ ăn, phải trộm chứ sao. Viêm Hoàn Sơn nghĩ phát là ra, đánh bộp, Vỗ đùi

 ⁃ Chính là nó, không thể là ai khác được

Đã Có kết quả, giọng điệu anh ta càng chắc chắn hơn: 

⁃ Thế này đi, tôi xuống đó xem ma với các cậu.

 Dân đào quặng đa số là người thất học, rất khó để giải thích chủ nghĩa duy vật cho ho Biện pháp tốt nhất là cho họ thấy sự thật, bóc mẽ "con ma" đó trước mặt mọi người.

 Tiếc rằng không có ai chịu xuống cả. Anh ta đã đưa cå mức thưởng hai mươi đông mà cũng không chịu

 Không xuống cũng được. Viêm Hoàn Sơn lại nghĩ, nếu một mình mình xuống xong lôi được Lý Nhị Cẩu lên thì càng giôi. Để đám công nhân này xem không phải tự dưng anh ta làm được; chủ có uy rồi sẽ dễ ra lệnh hơn.

 Khinh khỉnh nhìn quanh một vòng, anh ta nói:

- Không dám chứ gì? Chờ đi, chờ anh Viêm mày mời nó lên tắm nắng.

 Có sự so sánh mới thấy điều khác biệt, Trước một đám công nhân sợ hãi, bỏ bê công việc, Viêm Hoàn Sơn vốn đã đep trai rạng ngời nay càng cao lớn, mạnh mẽ hơn. Lâm Hỉ Nhu vui lắm, cảm thấy chồng mình quá giỏi. Mãi tới khi Viêm Hoàn Sơn sắp biến mất khôi miệng hầm, cô mới sực tỉnh:

 - Đừng đánh nó ghê quá nhé. Trước kia Viêm Hoàn Sơn từng kiếm ăn đầu đường, tay cứng chân hung, đánh ba gã to con còn được. Lâm Hỉ Nhu sợ trong cơn tức giận, anh ta không làm chủ được bản thân, đánh Lý Nhị Cẩu thành què quặt.

Mỏ than cỡ lớn thường có bậc thang lên xuống và xe chở quặng ra vào hầm. Nhưng mỏ chỗ Viêm Hoàn Sơn nhỏ, mọi thứ đều bị giảm bớt, miệng hầm treo mấy chiếc ròng rọc đơn giản, mọi người lên xuống bằng những chiếc túi khi treo trên ròng rọc

 "Túi khi" là chiếc bao tải có hai lỗ thủng dưới đáy. Sau khi ngôi vào, người ta sẽ thờ chân ra ngoài lỗ thủng, sau đó được ròng rọc đưa xuống đáy hầm. Bởi vìhệ số an toàn thấp nên suốt đường đi đều phải cuộn mình không dám động đậy, trông như một con khi ngốc nghếch. Thế nên dù là túi đựng người nhưng lại bị gọi là "túi khi".

 Viêm Hoàn Sơn gọi người trực ở miệng hố rồi ngồi vào túi khỉ xuống hầm.

 Mỏ này anh ta mua lại từ một người khác, là hàng cũ, người chủ trước đào thành dang gì đến tay anh ta cũng là dạng đấy. Nếu nói có gì đặc biệt thì là nó sâu, rất sâu.

 Cũng chính vì sâu nên chuyện ma quỷ trong hầm mỏ này nhiều hơn hản mỏ khác. Ví dụ như Lý Nhị Cẩu từng bia chuyện rằng hầm mỏ này là cửa vào địa ngục mười tám tầng, còn nói như đinh đóng cột là trông thấy ma quỷ mặt mũi hung tơn. Đó chẳng phải lời nhảm nhí à? Nếu đúng là cửa địa ngục, anh ta còn đào quặng làm gì? Cứ bán vé vào cửa tham quan là cả mười một triệu dân trên toàn Trung Quốc đều muốn tớ xem.

Xuống đến đáy hầm, bên cạnh là một đống dụng cụ vứt chồng chất. Viêm Hoàn Sơn nhặt một chiếc cuốc chim, đeo đèn mỏ, bước vào hầm mỏ chằng chịt, rối rắm như mạng nhện.

Anh ta không quen thuộc đường đi lối lại dưới hầm lắm, đây cũng là chuyện dễ hiểu.

 Mỏ than nhỏ đâu có quan tâm bản đồ đường hầm gì, hơn nữa đào quặng không có máy móc quá khó quản lý. Có đôi khi đang đào góc này cảm thấy không ổn, đào nữa sẽ sụp thì cảm đoan gây quay bừa, đổi sang đào chỏ khác. Thế nên trong hầm mỏ lộn xộn như chó mèo đào đất, không ai nhớ hết được.

Viêm Hoàn Sơn hét lên:

- Nhị Cầu, tự mày bước ra đây, tao sẽ nhe tay cho mày.

 Trong hầm rất tối, ánh đèn mỏ lắc lư trái phải, mỗi lần chỉ chiếu sáng một mảnh nhỏ như ô vuông. Thế nhưng Viêm Hoàn Sơn không sợ, một là do anh ta to gan từ bé, hai là con người thôi mà có gì phải sợ? Còn ma quỷ á, trên đời này lấy đâu ra ma chứ.

 Đi khoảng mười lăm phút, Viêm Hoàn Sơn hét khản cổ vẫn không thấy Lý Nhị Cẩu hiện hình nhận tội. Anh ta đang bực tức, định rẽ sang hướng khác, dưới chân lại giẫm phải thứ gì.

Thứ này trơn trượt khiến người ta không đứng vững nồi. Viêm Hoàn Sơn bất ngờ trượt xa vài bước rôi ngã ngửa xuống dất. Cú ngã này khiến mắt anh ta tối sầm một lúc, tấm kính cûa chiếc đèn cũng nứt ra.

 Chừng năm giây sau Viêm Hoàn Sơn mới đõ đau. Anh ta lập tức soi đèn mỏ đi khắp nơi, ngay sau đó đã tìm được kẻ làm anh ta ngã: Là một miếng vô dưa gần cuống, thảo nào trơn thế.

 Mę kiếp, thằng nhãi nào ném vô ở đây!

Viêm Hoàn Sơn hùng hổ chửi thầm. Đang định đứng dậy, anh ta bỗng sững sờ

 Ngay cách đó không xa, nơi tận cùng của ánh đèn mờ mờ có một đôi chân nhỏ nhắn trắng nõn, nhìn là biết ngay không phải chân đàn ông.

 Không thể nào, dưới mỏ quặng còn có phụ nữ à?

 Viêm Hoàn Sơn nâng cao đèn mỏ lên theo bản năng

 Anh ta trông thấy một månh tối đen. Đúnglà phụ nữ, một người phụ nữ cuộn tròn trong góc, mái tóc vừa đen vừa dày che khuất mặt và hơn nửa người. Đôi mắt giấu dưới làn tóc rối đang nhìn chằm chằm anh ta.

 Nói cũng la, đôi mắt ấy ngoài việc sáng hơn người bình thường một chút, cũng đẹp hơn và sâu thảm hơn ra thì không có gì đặc biệt lắm, nhưng Viêm Hoàn Sơn lại nghĩ tới một từ miêu tả; từ ấy chẳng liên quan tới sáng đẹp hay sâu.

 Từ anh ta nghĩ tới là "mới".

Ánh mắt mới tinh chưa từng sử dụng, tựa như mắt trẻ sơ sinh vẫn còn ngây thơ. Viêm Hoàn Sơn nhìn thẳng vào đôi mắt ấy.

 Anh ta phát hiện mình không động đây được.

 Người phụ nữ kia bò lại gần.

Thứ tư, ngày 16 tháng 9 năm 1992, trời chuyền âm u, mưa to.

 10h30, Đại Sơn còn chưa về. Bên ngoài trời còn mưa to, nhà có một mình mình, hơi sợ.

 Giữa trưa mang sủi cảo cho Đại Sơn, gặp được một chuyện buồn cười: Công nhân nhốn nháo kêu là dưới mỏ có ma.

 Ma đâu ra chứ. Mình đoán đó là Lý Nhị Cẩu. Đại Sơn một mình xuống đó "bắt ma". Ban đầu mình còn mong đợi nhưng sau lại cảm thấy chưa hẳn đã bắt được; Lý Nhị Cầu làm việc trái lương tâm đâu dám đề Đại Sơn bắt được chứ. Nghe tiếng anh ấy chắc chắn sẽ trốn đi.

 Quả nhiên bị mình đoán trúng, Đại Sơn xuống đó một hôi đã lên, bảo là trong mỏ chẳng có gì.

 10h45 rồi.

Trong mỏ bận ghê, Đai Sơn cũng vất vå. Mong con trai sớm chào đời, mau lớn, lớn rồi Có thể giúp đỡ Đại Sơn.

 Gần đây mình đang nghĩ tên cho con, rất thích xem từ điển, cũng thích một từ trên đó : Khai thác.

Khai thác, khai thác, hay ghê. Mở một vùng trời mới, mở một con đường mới, dám gọi đất trời, thay mảnh trời mới.

 Viềm Khai, Viêm Thác mình đều thích không chọn được

 Thôi, để Đại Sơn chọn đi.

Bên ngoài có tiếng động, chác là Đại Sơn về rồi, viết đến đây thôi.

 Trích một đoạn từ nhật ký cůa Lâm Hi Nhu.

Giữa tháng chín, Giang Nam còn trong mùa nóng mà vùng "núi Tần - sông Hoài" đã sang hẳn trời thu se lạnh

 Hơn mười giờ tối, thôn Hưng Bá Tử, huyện Thạch Hà, thành phố An Khai gần như đã tối om, chỉ còn một góc trời phía Tây sang sáng. Bóng núi xung quanh thấp thoáng. gió thổi rì rào qua mảng cây làm nồi bật lên ánh đèn nghiêng ngả nọ.

 Người dân sống tai thôn Hưng Bá Tứ quen sống ở đằng Đông, đằng Tây là một mảnh đất hoang. Trước giải phóng, thôn có xây miếu, lập đàn và mời cả thầy phù thủy về cầu bình an, xua ma đuồi quỷ. Sau phong

 trào phá miếu, nơi đây thành mảnh đất hoang. Từ đó tới nay, không biết vì sao đất

 này lại mọc đầy ngô, tiếc là giống ngô xấu

chỉ có thể làm thức ăn cho lơn.

Mùa này ngô đãă bẻ được kha khá, trong bãi chi còn những thân ngô gầy gò, khô vàng cao ngang đâu người. Mỗi khi gió thổi qua, tiếng rào rào của lá khiến người ta rợn

 người.

Mấy điểm sáng xung quanh xuất phát từ ngôi miếu đổ nát giữa ruộng ngô và chiếc xe đja hình ngoài miếu.

 Cửa kính bên ghế lái mở một nửa, Tôn Chu đang nói chuyện với bạn gái Kiêu Á qua điện thoại, gác cánh tay trái kep điếu thuốc lá lên cửa kính. Do mải chuyện trò, anh ta đành đề mặc điếu thuốc cháy đở, chỉ thỉnh thoảng mới gõ rơi tàn thuốc

 “Vùng nông thôn bốn phía không có người... Anh nói với em, anh sợ thật đấy”

 Nhìn ra xung quanh, chợt thấy tay trái để ngoài xe rất nguy hiềm, Tôn Chu ném điếu thuốc đi, rút tay về.

 Kiều Á từng nghe chút chuyện về nơi này: “Anh đang ở vùng núi đúng không? Em nghe ông em nói trước khi giải phóng khu đó là chỗ của bọn cướp, chúng giết bao nhiêu người lận. Ő đó nghe bảo từng có ma nữa”

 Tôn Chu sởn gai ốc, nhìn sang bên trái theo bản năng. Bên trái là bãi ngô tối om, thân ngô lắc lư trong gió tao nên một khung cảnh ghê rợn, lạnh lẽo. Bên phải là ngôi miếu, ánh đèn trong miếu yếu ớt như đom đóm.

 “Anh đâu làm gì được. Cô Nhiếp muốn xem tượng đất. Người ta là người làm nghệ thuật mà”

 "Cũng tại anh đi nhầm đường nên đến muộn, cô Nhiếp lại mải xem, anh cũng không dám giục…

 Anh ta làm lái xe thuê, cô Nhiếp kia là người thuê. Có đi hay không và khi nào đi đều do người thuê quyết định.

 Kiều Á lầm bẩm: “Xem tượng đất sao không tới Long Môn, Đôn Hoàng mà lại chay xuống nông thôn..”

 Tôn Chu nói: "Người làm nghệ thuật mà".

Những nơi nổi tiếng đó người ta đi xem từ hồi mười mấy tuổi rồi. Giờ họ đều thích tìm những chốn nông thôn, xem tác phẩm của địa phương đề tìm kiếm linh cảm".

 Kiều Á nghen lời đôi lát, sau lai hôi: "Nghe nói tượng cô ấy năn có thể bán được mấy chục nghìn à?".

 Thật ra Tôn Chu không biết nhưng vẫn giả vờ mình thông thạo: "Nghệ thuật đâu rê thế? Ít cũng phải mấy trăm nghìn chứ".

 Kiều Á tăc lưỡi: "Cô Nhiếp này gan thật đãy".

 Tôn Chu có chung cảm nhận: "Đúng vậy".

"Trời tối như bưng, lại đang ở núi Tần Ba nữa chứ. Anh nói em nghe, anh còn thấy sợ, nhỡ ở đâu nhảy ra mấy kẻ tội phạm giết bọn anh…

Kiêu Á tức giận: "Em không nói cái này. Y em là một cô gái trẻ như cô ấy mà đêm hôm lại dám đi cùng một người đàn ông tới chỗ vắng về. Cô ấy không sợ anh nổi máu dê làm gì cô ấy à?".

 "Anh nhận tiên làm việc, có đạo đức nghề nghiệp nhé. Với cả đi cùng cô ấy mấy hôm cũng tính là người hơi quen". Kiều Á cười khẩy: "Người quen á? Người ta nói nạn nhân của những vụ hiếp dâm đa phần là do người quen làm. Phụ nữ phải đề phòng cánh đàn ông, không cần biết có quen hay không. Dù sao đổi là em, em không dám nửa đêm xuống nông thôn với một người tài xế lạ đâu. Đồng nghiệp hay ban cùng lớp cũng không được".

 Tôn Chu cợt nhả: "Thế anh thì sao?".

Kiều Á nũng nịu: "Anh thì được" Tôn Chu ngứa ngáy trong lòng, đang định cơt nhả thêm đôi câu, chợt thấy một bóng đen lướt qua gương bên trái.

Anh ta giật mình, rớt cả điện thoại:

Ai đấy?

 - Đáp lại anh ta là tiếng gió rì rào thổi qua ruộng ngô.

 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play