9.

Hôm sau thức giấc, tôi miệng ngậm bánh mỳ nướng gõ cửa nhà Trần Ngạn:

- Trần Ngạn, thầy giáo hỏi khi nào cậu đi học đấy?

Lương Quốc Tùng đẩy Trần Ngạn ra:

- Lát nữa chú phải đến phòng nghiên cứu, tiện đường đưa các cháu đi học luôn nhé.

Trần Ngạn thẫn thờ nhìn tôi, hai mắt cậu ấy trống rỗng.

Dọc đường đi cậu ấy lại phớt lờ mọi nỗ lực bắt chuyện của tôi như lúc mới quen.

Lương Quốc Tùng lái xe chở chúng tôi đi, trên đường còn mở radio.

Giai điệu nhẹ nhàng của ca khúc nước ngoài vang lên, Lương Quốc Tùng ngâm nga theo.

Tôi cười nói:

- Chú hát bài này hay ghê.

Lương Quốc Tùng đắc ý nói với tôi đây là bài hát ông ta ông ta tìm được trong phòng thu âm của bạn.

Tôi nịnh nọt:

- Chú giỏi quá.

Còn năn nỉ ông ta hát thêm mấy lần. Miệng thì nói vậy nhưng người tôi lạnh toát, hơi lạnh thẩm thấu vào xương cốt, ngón tay của tôi nắm chặt đến nỗi móng tay ghim cả vào thịt lòng bàn tay.

Một lát sau, tôi nắm lấy tay Trần Ngạn. Nắm tay đan xen của hai đứa đều ướt nhẹp mồ hôi.

Tâm tư của tôi rất vững vàng, yên tâm đi, tớ sẽ bảo vệ cậu!

Bài hát Lương Quốc Tùng hát là đồng dao tiếng Ireland, ông ta chỉ đổi câu từ thôi.

Bài hát dịch thô ra tiếng Trung nghĩa là: Tôi yêu sự khuyết tật, đã hành hạ dê con thành tàn phế. Dê con mềm mại yếu đuối thật đáng yêu, nó luẩn quẩn trong lòng bàn tay tôi không thể thoát. Tôi muốn là gì nó cũng được… Xem nào, ai sẽ là con dê tiếp theo?”

Học sinh tiểu học như chúng tôi đến lớp 4 mới học tiếng Anh chứ đừng nói đến tiếng Ireland.

Người bình thường sẽ không hiểu ông ta hát gì, nhưng kiếp trước tôi làm vũ công ballet đã ghé thăm rất nhiều quốc gia, đặc biệt đã từng ở Ireland 2 năm, có thể nghe hiểu tiếng của họ.

Mấy phút nữa là đến trường học, tôi cười tươi rói vẫy tay với Lương Quốc Tùng:

- Cảm ơn chú. Cháu chào chú ạ!

Vừa thoát khỏi tầm nhìn của ô tô, nụ cười của tôi cứng lại, đột nhiên quay sang ôm lấy Trần Ngạn:

- Là chú của cậu phải không? Là ông ta đúng không?

Tôi nói rất nhanh, giọng nói không giấu được run rẩy.

Tôi vừa ôm mặt Trần Ngạn vừa khóc nức nở.

Trần Ngạn đang ngẩn ra thấy tôi khóc cũng phát hoảng, vội xoa lưng tôi:

- Thanh Thanh, đừng… Đừng khóc.

Tôi chỉ thấy Trần Ngạn quá đáng thương, quá thê thảm. Nếu thế giới này chưa từng cho cậu ấy thiện ý thì dựa vào đâu bắt cậu ấy phải yêu thương nó chứ?

Tôi ôm Trần Ngạn khóc không thành tiếng, một lúc sau mới buông ra để nắm tay cậu ấy:

- Cậu bị thương phải không? Để tớ xem nào, có phải rất đau không?

Trần Ngạn né tránh ánh mắt tôi, đỏ mặt nói thầm:

- Tớ không sao… Không đau.

Trần Ngạn bắt đầu ngập ngừng kể lại mọi chuyện cho tôi.

Ngôn ngữ của trẻ con tám tuổi có hạn nhưng tôi nghe là hiểu được rồi.

Sau khi bố cậu ấy ngồi tù, không bao lâu sau mẹ cũng bỏ chạy, cậu ấy được cô đón về.

Chú của cậu ấy bên ngoài đạo mạo nhưng ở nhà thường đánh chửi cô, cũng rất ít khi về nhà.

Nhưng dần dần, ông ta bắt đầu về nhà thường xuyên, nhìn cậu ấy đầy suy tư, hay luôn áp sát lại gần nói mấy chuyện kỳ quái, còn thường xuyên sờ mó cậu ấy.

Cậu ấy cảm thấy khó chịu, cũng phản kháng nhiều lần.

Nhưng sức lực người lớn mạnh, hơn nữa nếu cậu ấy không cho ông ta sờ mó, ông ta sẽ đánh cô của cậu ấy càng ác hơn.

Đứa bé tám tuổi không còn bố mẹ, chỉ có cô, cậu ấy biết làm thế nào?

Ông ta trói cậu ấy, dùng gậy đánh cậu ấy, dùng đầu thuốc lá châm cậu ấy, treo tay chân cậu ấy lên.

Ông ta còn gọi bạn bè đến đánh đập cậu ấy.

Ban đầu đám người đó chỉ bắt cậu ấy giả làm người tàn tật, sau đó lại độc ác muốn biến cậu ấy thành tàn tật thật!

Bọn họ luôn nói nếu Trần Ngạn què quặt giống trẻ em bị bại liệt thì đẹp biết mấy!

Chân của Trần Ngạn hồi trước do họ đánh thương. Ban đầu họ không dám nặng tay, cô của cậu ấy còn là bác sỹ nên chỉ lén rửa vết thương chống viêm cho cậu ấy, sau đó để cái chân tự lành.

Không thể không nói Trần Ngạn rất thông minh. Cậu ấy biết mình không tàn phế sẽ bị họ đánh thành tàn phế, thà cứ giả như chân què rồi sẽ bớt chịu đòn.

10.

Đám người xấu xa này! Trần Ngạn vốn có thể sống an lành, họ dám đối xử với cậu ấy như vậy!

Tôi tuyệt đối không tha cho họ!

- Thế cô của cậu thì sao?

Trần Ngạn lắc đầu:

- Cô tớ không biết, chú không bao giờ làm thế trước mặt cô. Chú tớ nói nếu tớ nói cho người khác, ông ta sẽ giết cô!

Trong mắt Tràn Ngạn, chú mạnh hơn cô nhiều, cô còn thường phải tăng ca nên không biết chú làm chuyện ác gì.

Cô là người thân duy nhất của cậu ấy, vì bảo vệ cô, cậu ấy chỉ có thể nhịn.

Cậu ấy còn nhỏ nên không biết, mắt quan sát của người lớn tinh tường hơn trẻ con nhiều. Nếu không có sự đồng ý ngầm của cô cậu ấy, đám người xấu xa kia không dám làm lớn đâu.

Đứa trẻ đáng thương! Bị người ta bán còn giúp đếm tiền.

Vành mắt tôi đỏ bừng.

Trần Ngạn bối rối vò mép áo:

- Thanh Thanh, tớ không đau đâu, không đau thật đấy, cậu đừng khóc.

Tôi kiên định nắm tay Trần Ngạn:

- Không thể như thế mãi được, chúng ta phải vạch trần đám xấu xa này!

Trần Ngạn kinh ngạc nhìn tôi:

- Báo… báo cho thầy giáo à?

Tôi nguýt mắt nhìn cậu ấy, đương nhiên không được. Thầy giáo có tin lời 2 đứa con nít như bọn tôi hay không là cả một vấn đề.

Chúng tôi phải có chứng cứ.

Ở thời đại này, công năng của điện thoại di động chưa phát triển, chỉ giới hạn trong gọi điện nhắn tin, không có chụp ảnh cũng không có chức năng ghi hình.

Trần Ngạn há miệng muốn nói gì đó, đứa trẻ đáng thương này nhất định nghĩ chúng tôi đã hết cách, tôi ra hiệu cho cậu ấy yên tâm.

Tôi đột nhiên nhớ kiếp trước, hồi tiểu học có một vụ biến thái cài camera lỗ kim trong nhà vệ sinh bị bắt.

Lúc tin tức được phát trên tivi rầm rộ đến mức cửa hàng bán thiết bị cho tên biến thái cũng bị niêm phong.

Theo ký ức của tôi thì hình như đó là cửa hàng thiết bị máy tính trong con hẻm đối diện trường học.

Tôi là người nóng tính, nói xong phải làm ngay.

Qua tiết một buổi chiều, tôi kêu Trần Ngạn lấy lý do đau bụng xin nghỉ, tôi là bạn cùng bàn đương nhiên phải theo bạn học đi đứng bất tiện rồi.

Cũng may chúng tôi tìm được thật.

Tôi vừa vào cửa đã đưa ra yêu cầu với người đàn ông trông có vẻ giống chủ cửa hàng.

Không ngờ ông tay liên tục xua tay từ chối, chỉ thiếu bước đẩy xe lăn ném cả hai chúng tôi ra ngoài.

- Ra ngoài ra ngoài, trẻ con đừng quấy rầy người lớn. Cửa hàng của bác không có thứ đó đâu.

Tuy tôi học hơi kém nhưng được cái đầu óc tinh ranh, tôi ngoác miệng ra khóc.

Khóc rất thảm thiết, nước mắt nước mũi đều chảy ra hết.

Tôi kể lể bố tôi bồ bịch bên ngoài, đòi ly hôn, còn muốn cướp hết nhà xe tiền không để lại cho mẹ, tiền học phí của tôi cũng không cho.

Cô nhi quả phụ chúng tôi sống thế nào, tôi và mẹ sắp đi nhảy cầu rồi!

Nếu chụp được ảnh bố tôi tằng tịu với người phụ nữ kia, mẹ con tôi có thể đòi thêm tiền từ ông ta.

Tôi nheo mắt quan sát vẻ mặt của bác bán hàng, sắc mặt ông ấy đang thay đổi.

Tôi reo thầm trong lòng, có hi vọng rồi!.

========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Long Nhi Thánh Nữ
2. Tui Biến Thành Chóa Của Tình Địch
3. Nàng Có Thể Ôn Nhu Vô Cùng
4. Loài Chim Mà Quý Khách Đang Tìm Kiếm Hiện Không Tồn Tại
=====================================

Bác bán hàng trầm ngâm một lát, cuối cùng như đã hạ quyết tâm quẹo phòng nhỏ tìm kiểu một lúc lâu mới đi ra đưa cho tôi một chiếc hộp màu đen:

- Cầm đi, đừng nói mua được ở chỗ bác đấy.

Tôi mừng rỡ nhận chiếc hộp rồi cảm ơn:

- Bác là người tốt nhất! Ơn đức của bác cháu không quên đâu!

Bác bán hàng sụt sịt, cuối cùng tiền cũng không lấy, chỉ bảo tôi là đứa trẻ đáng thương.

Tôi sung sướng đẩy Trần Ngạn ra ngoài, tôi nói, có thứ này rồi chắc chắn có thể quay được đám xấu xa kia.

Trần Ngạn nhìn tôi muốn nói lại thôi.

Đến cửa nhà, cậu ấy bỗng nhìn tôi chằm chằm:

- Thanh Thanh, cậu đừng lừa tớ nhé.

Có lẽ cậu ấy thấy tôi lừa gạt người lớn nên sợ hãi. Tôi vỗ nhẹ vào gáy của cậu ấy, mỗi lần tôi lo lắng, mẹ cũng vỗ tôi một cái như vậy.

11.

Tối hôm ấy, tôi đứng trước cửa sổ nhìn Lương Quốc Tùng ra khỏi chiếc SUV màu trắng bạc, theo sau còn có mấy gã đàn ông bụng phệ.

Chỉ chốc lát sau, Lương Quốc Tùng xuất hiện ở ô cửa sổ đối diện phòng tôi, rèm cửa bị kéo xuống.

Bác sỹ Trần vừa khéo phải tăng ca, không về.

Đêm đó tôi trằn trọc không yên. Tôi biết đám người kia đang bạo hành Trần Ngạn nhưng không thể làm gì được.

Nhất định phải khiến việc họ bạo hành Trần Ngạn thành sự thật, để lại chứng cứ thì tôi mới cứu được cậu ấy.

Chỉ cần nhắm mắt, tôi sẽ nhìn thấy đôi mắt to tròn đầy nước mắt của Trần Ngạn.

Rõ ràng cậu ấy chưa từng khóc trước mặt tôi.

Tôi thao thức đến tận nửa đêm mới không chịu nổi mà ngủ thiếp đi.

Hôm sau chưa đến sáu giờ tôi đã thức, đi qua đi lại trong phòng như kiến bò chảo nóng.

Đồng hồ vừa chỉ bảy giờ tôi đã vọt ngay đến nhà Trần Ngạn.

Nhìn thấy Trần Ngạn gật đầu với tôi, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

Tôi biết, mọi thứ đã được quay lại rồi.

Lương Quốc Tùng lại đưa chúng tôi đến trường, trên xe vẫn bật bài hát kia.

Lần này tôi lén dùng máy ghi âm ghi lại.

Lúc này internet chưa phát triển, nguồn tiếp nhận tin tức cũng ít.

Hai đứa trẻ con báo cảnh sát chỉ khiến người ta thấy bọn tôi bày trò đùa dai.

Mà chưa nói đến việc cảnh sát có tin hay không, đám bạn của Lương Quốc Tùng đều có quan hệ xã hội rộng có thể đè việc này xuống.

Vụ án chôn xác ở thao trường rầm rộ 20 năm sau chính là ví dụ.

Nếu lần này không thể một lưới tóm gọn bọn họ, Trần Ngạn sẽ gặp nguy hiểm.

Đây là thời đại báo giấy phổ biến, đặc biệt là tuần báo Giang Nam, nổi tiếng với sự chính trực dám nói dám viết, vạch trần góc tối của xã hội.

Tôi suy nghĩ cẩn thận rồi gửi cho tuần báo Giang Nam một phong thư kèm cả video và ghi âm.

Ba ngày sau, tính toán có lẽ bên kia đã nhận được thư, tôi đưa đĩa CD cho bố mẹ.

Với hiểu biết của tôi về bố mẹ, tam quan của họ với đạo đức đúng sai cực kỳ ngay thẳng.

Quả nhiên bố mẹ nhìn thấy một đám người trung niên xuất hiện trước cửa phòng Trần Ngạn thì nhìn tôi đầy thắc mắc.

Xem được một nửa họ đã đứng ngồi không yên.

Bố tôi đập bàn, trán nổi gân xanh.

- Đám người này đang phạm pháp!

Mẹ tôi thở dài lau nước mắt:

- Tội nghiệp thằng bé.

Sau đó họ dẫn tôi và Trần Ngạn đi báo cảnh sát, bố tôi còn tìm người quen trong đồn để nói tính nghiêm trọng của sự việc.

Thật ra không cần nhà tôi nói gì, cảnh sát chỉ cần xem video với nhìn vết thương của Trần Ngạn là hiểu rồi.

Cảnh sát dẫn cậu ấy đi làm giám định thương tích.

Trên đùi của cậu ẩy có rất nhiều vết bầm tím, cậu ấy kể do đám người kia dùng ghế đập, bọn họ nói cơ thể khiếm khuyết mới là vẻ đẹp chân chính.

Cậu ấy kể lần nghiêm trọng nhất là Lương Quốc Tùng dẫn cậu ấy đi leo núi rồi đẩy cậu ấy lăn từ trên sườn núi xuống, lần đó làm cậu ấy nằm liệt giường nửa tháng.

Sau đó dù vết thương đã lành rồi cậu ấy vẫn giả què, như vậy họ sẽ không đánh cậu ấy nữa.

Đám cặn bã! Thích vẻ đẹp tàn khuyết sao không tự đụng xe biến mình thành tàn phế đi!

Mấy cô chú cảnh sát đi cùng bọn tôi giận không nhịn được.

Trên đường về nhà, tôi nắm tay Trần Ngạn không buông:

- Bố mẹ ơi, mình dẫn Trần Ngạn về nhà mình đi!

Bố tôi nghiêm túc nói ngôi nhà kia không về được.

Mẹ tôi ngồi xổm xuống, xoa đầu Trần Ngạn cười thân thiện:

- Về nhà cô chú nhé, cô mua chocolate cho con.

Trần Ngạn thẹn thùng gật đầu.

Tôi cười hớn hở đẩy cậu ấy đi mau.

12.

Chuyện không suôn sẻ như tôi nghĩ.

Tối hôm ấy, Lương Quốc Tùng và bác sỹ Trần kéo đến nhà tôi.

Bọn họ nói nhà tôi bắt cóc trẻ con.

Hàng xóm cũng khuyên nhủ gia đình tôi, vợ chồng Lương Quốc Tùng mới là người giám hộ hợp pháp của Trần Ngạn, chúng tôi không có quyền dẫn cậu ấy đi.

Lương Quốc Tùng lại lộ ra nụ cười hiền lành giả dối kia, vẫy tay với Trần Ngạn:

- Tiểu Ngạn qua đây với chú, đừng làm phiền nhà người khác.

Bác sỹ Trần đứng sau Lương Quốc Tùng, đầu cúi gằm không nói.

Trần Ngạn nhìn tôi rồi lại nhìn họ, cụp mắt cắn răng chạm tay lên vành xe đẩy.

- Đừng đi! - Tôi gắng sức kéo lại cậu ấy, quay lại nhìn bố mẹ tôi, - Đừng để cậu ấy đi mà!

Trần Ngạn gỡ tay tôi ra, lắc đầu.

Từ sớm cậu ấy đã biết gia đình tôi không có quyền giữ cậu ấy.

Nước mắt của tôi rơi xuống.

Đúng lúc này, một đám người tay cầm máy chụp ảnh chạy vọt vào, ngó quanh một vòng rồi đồng loạt chĩa máy ảnh về Lương Quốc Tùng chụp liên tục.

Lương Quốc Tùng hoảng hốt một tay che mặt, một tay xua đuổi bọn họ:

- Chụp cái gì mà chụp! Các người ai?

Cô gái tóc ngắn mặc đồ công sở dẫn đầu không hề e dè nhìn Lương Quốc Tùng từ trên xuống dưới rồi nói:

- Chúng tôi là phóng viên của tuần báo Giang Nam, phía trên đã có lệnh, ông Lương, hôm nay ông không dẫn đứa trẻ đi được đâu!

Bởi vì có sự tham gia của truyền thông, chuyện này lập tức bùng nổ khắp mặt trận. Đám ô dù chống lưng của Lương Quốc Tùng cũng không dập nổi.

Vì cuồng khuyết tật mà bạo hành, lạm dụng một đứa trẻ khỏe mạnh thành tàn phế quả thực là chuyện sởn tóc gáy.

Nhất là khi nghi phạm lại toàn phần tử tri thức.

Về sau chuyện tạm giam, lập án điều tra chuyên sâu thành chuyện dĩ nhiên.

Đám người thối tha này chắc chắn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật!

Có một người may mắn thoát được sự kiện kinh khủng này.

Trần Ngạn một mực khẳng định cô của cậu ấy cũng là người bị hại, không biết chuyện gì cả, cũng kiên quyết đòi được ở với cô mình.

Theo lời của cậu ấy, cô của cậu ấy đối xử với cậu ấy rất tốt, chỉ vì nhiều năm không có con bị chú bạo hành nên mới vậy.

Bác sỹ Trần bụm miệng khóc.

Tôi hung dữ nói với bà ấy, nếu bà ấy không đối xử tốt với Trần Ngạn, tôi nhất định sẽ khiến bà ấy thân bại danh liệt.

Bởi vì vụ án có liên quan đến trẻ em, thông tin bên ngoài cũng khá mù mờ. Chỉ nói đại khái đám người Lương Quốc Tùng vì cuồng khuyết tật nên lập mưu đánh đập cháu trai thành tàn phế.

Nhưng dù vậy chuyện này ở huyện nhỏ cũng thành chuyện lớn.

Không ai không biết, không ai không hiểu, ánh mắt đám bạn học nhìn Trần Ngạn cũng thay đổi.

Hôm nay lúc tan học, đám con trai trong lớp cản đường chúng tôi:

- Này, nghe nói thằng chú phạm tội của mày thích mày giả tàn phế phải không? Bây giờ mày bò dưới đất cho bọn tao xem.

Bây giờ Trần Ngạn không dùng xe lăn nữa, cậu ấy lườm bọn nó kéo tôi đi vòng qua.

- Này đứng lại!

Đám con trai thấy chúng tôi không thèm để ý nên nổi giận, một đứa dám chỉ huy đám còn lại đè Trần Ngạn xuống đất.

Bọn chúng cười khoái trá:

- Bò đi, bò như con chó ấy!

Tôi lập tức tìm được một cây gậy gỗ dùng hết sức lực đập vào người bọn nó.

Tôi vừa đánh vừa khóc:

- Cho bọn mày bắt nạt người này! Cho bọn mày bắt nạt người khác này!

Tôi ăn không ít đấm, bọn chúng cũng không khá hơn là bao, bị tôi dùng gậy đập cho sưng vù mặt mũi.

Lúc thầy Lý chủ nhiệm lớp chạy đến, tôi đang ngồi trên lưng một đứa con trai cầm gậy đập xuống.

Trần Ngạn cũng đè một đứa khác xuống đất bóp cổ nó.

Thầy Lý chủ nhiệm tức điên kéo cả đám về trường, tôi và Trần Ngạn nhìn nhau cười, hai bàn tay nhỏ đan chặt lấy nhau.

Thời khắc này, vận mệnh của chúng tôi đã đan xen

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play