*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Dương Bách Xuyên cười ha ha: "Chú Vương nghĩ nhiều rồi. Thôi để cháu nói luôn, người hỏi thăm về tổ chức Xương Hoa là một trưởng bối trong sư môn cháu chứ không phải cháu đâu nên chú cứ yên tâm, cháu sẽ không tới đó đâu ạ."

Để Vương Mộ Sinh không lo lắng, Dương Bách Xuyên nói dối, lấy một "người ở sư môn" vô hình ra làm bia đỡ đạn.

Tuy nhiên Vương Mộ Sinh lại tin vì trước đây Dương Bách Xuyên từng nói rằng anh có sư phụ, còn có sư môn hay không thì dù không nói nhưng hầu hết những bí pháp được truyền lại của võ cổ giả Trung Quốc đều có căn cơ, sao lại không có sư môn được?

Ông ta bèn nói vào điện thoại: "Được, nếu thế thì chú sẽ cho cháu biết. Địa bàn phía tây bắc của tổ chức Xương Hoa nằm ở cao nguyên đất hoàng giữa vùng tiếp giáp của tỉnh Thanh và tỉnh Cam. Những năm qua, bộ phận tình báo của bọn chú chỉ tìm được phương hướng đại khái chứ không biết địa điểm cụ thể. Do cách đây ba trăm dặm về phía đông nam của hai tỉnh là thôn làng của những ngôi nhà dưới lòng đất, lát nữa chú gửi bản đồ qua cho cháu..."

Dương Bách Xuyên trò chuyện thêm dăm ba câu với Vương Mộ Sinh rồi cúp máy, không lâu sau quả nhiên nhận được tin nhắn đính kèm bản đồ.

Thầm cười khẩy trong bụng, anh xuất phát đến khu vực biên giới của tỉnh Thanh và tỉnh Cam ngay.

Sau chuyến tàu cao tốc đi thẳng một mạch đến bốn giờ chiều, anh đã đến một thị trấn nhỏ ở biên giới hai tỉnh tên là Cao Nguyên. Nơi đây vô cùng xa xôi, đồi núi cao vời vợi cùng đất đỏ bazan trải dài không thấy cuối mang một vẻ đẹp đặc trưng.

Sau khi mua một ít vật dụng sinh hoạt tại thị trấn, Dương Bách Xuyên gửi xe ở xưởng sửa xe trong trấn rồi tiến về phía đông nam như một khách du lịch với balo trên lưng.

Theo lời Vương Mộ Sinh, phía đông của thị trấn nhỏ này có hơn mười ngôi nhà dưới lòng đất từ lớn đến nhỏ, chi nhánh tây bắc của tổ chức Xương Hoa tọa lạc tại ngôi làng này. Có điều phần lớn những ngôi nhà ấy đã bị bỏ hoang, không có người ở, nhà ở được không được mấy căn nên không khó tìm, chỉ là không biết chúng ẩn náu ở ngôi nhà nào thôi.

Dương Bách Xuyên từng thấy nhà dưới lòng đất trong sách lịch sử.

Đó là đào một cái hố sâu dưới lòng đất để xây nhà, có tên là Địa Khanh Viện hay còn gọi là Thiên Tỉnh Viện, dù là gọi bằng tên nào cũng vô cùng gợi hình, vì từ mặt đất đào xuống sáu bảy mét thành hố (khanh), còn đào xong, nhìn lên thì gọi là giếng trời (thiên tỉnh).

Nhà dưới lòng đất là kiểu nhà ở được nghiên cứu ra bởi tổ tiên do bốn nghìn năm trước không có nhà để ở, sinh sống khó khăn. Mô hình khu dân cư sống trong "hang động" này là mô hình độc nhất vô nhị trên thế giới. Hiện nay, chỉ có Hà Nam, Sơn Tây còn bảo tồn được nguyên vẹn kỳ quan những ngôi nhà dưới lòng đất này, đến nay nó đã trở thành làng du lịch đậm đà bản sắc văn hóa.

Không ngờ phía tây bắc vẫn còn sót lại một thôn làng dưới lòng đất, càng ngạc nhiên hơn khi tổ chức Xương Hoa lại chọn một nơi thế này làm hang ổ, thật là khó hiểu!

Theo lời kể của Vương Mộ Sinh, sào huyệt của chi nhánh tây bắc của Xương Hoa nằm tại làng dưới lòng đất còn sót lại kia, nhưng cụ thể ở đâu thì chưa có thông tin rõ ràng.

Dương Bách Xuyên lại tin rằng mình có thể tìm được, vì khí huyết mạnh mẽ của võ cổ giả không thoát được mắt anh.

Tu chân giả có khả năng cảm ứng vô cùng bén nhạy, thị lực cũng không hề kém cạnh, nhất là sau khi có linh thức, do đó nếu chỉ là tìm nơi có người ở thì hắn vẫn làm được.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play