Quy Tắc Giải Cứu Em Gái

Chương 1


4 tuần


Có lẽ là chịu chút ảnh hưởng từ bảy quy tắc kia, tôi cảm giác những người thân trong gia đình hiện giờ có chút không thích hợp.

Ví dụ như em gái, con bé luôn lén liếc trộm về phía ông nội.

Hoặc mẹ tôi, cứ nhìn chằm chằm vào bố, thậm chí ngay cả nhúng tay vào nồi canh nóng bỏng cũng chẳng phản ứng.

Tôi còn phát hiện, người bố vẫn luôn bận rộn với công việc, nay lại không đeo kính.

Vậy chẳng phải bố tôi hiện giờ không thể tin cậy hay sao?

"Con chuột trên tầng đã xử lý xong chưa?" Sau khi kết thúc bữa sáng, mẹ cất giọng đầu tiên.

Bố liếc tôi một cái rồi đáp: "Gi.ết rồi."

Em gái đang ngồi trên sô pha xem TV với ông nội, hoàn toàn không quan tâm tới cuộc hội thoại này.

"Ch.ết rồi mới tốt, ch.ết rồi càng dễ làm việc."

Giọng mẹ hơi khàn, không thanh thoát như mọi khi.

Tôi còn đang suy nghĩ lung tung, đột nhiên ông nội lên tiếng:

"Tứ Mễ, chiều nay đi mua điện thoại di động với ông nội nhé."

Ông gọi tên tôi, nhưng nhìn trời mưa liên miên bên ngoài không dứt, e là buổi chiều cũng chẳng tạnh.

"Ông nội, đợi hôm nào nắng rồi đi, chân người còn hay đau nhức, thời tiết này không tiện."

Thấy tôi từ chối, ông cúi đầu cười, tiếng cười ngày càng sắc bén chói tai, quỷ dị ghê người.

"Cung Tứ Mễ, cháu cho rằng cứ tuân thủ mấy quy tắc đó sẽ không có chuyện gì sao?"

Tôi bị dọa sợ, sao ông nội lại biết đến sự tồn tại của quy tắc này?

"Vô dụng thôi, em gái vẫn sẽ ch.ết vì cháu."

Vì tôi mà ch.ết? Ông nội đang nói cái gì? Tại sao cả bố mẹ và em gái dường như đều bị ngăn cách?

Tôi còn định truy hỏi đến cùng, ai ngờ ngày thường ông nội vốn di chuyển rất khó khăn, lúc này lại đứng dậy, bước chân ra cửa cực nhanh.

"Cháu xem, ông ra ngoài vào đúng ngày mưa."

Ông nội quay đầu lại, khóe miệng nhếch cao, ý cười càng nồng đậm vì trò đùa dai được thực hiện, trông thật không phù hợp với khuôn mặt đã tám mươi tuổi.

02.

Tôi không có thời gian suy nghĩ, liệu rằng làm trái với quy tắc sẽ ra sao, bởi vì em gái đến tìm tôi.

"Anh ơi, em muốn ngủ ở phòng anh."

Con bé gầy đến mức cả người trắng bệch, nhìn chẳng giống dáng vẻ của học sinh trung học chút nào.

Tôi không biết đây có tính là gọi tên hay không, cho nên chưa dám lên tiếng, chỉ yên lặng gật đầu.

Em gái ngẩng đầu mỉm cười, đôi mắt cong cong, trông giống như mèo con được thỏa mãn.

Nhưng sau khi con bé vừa ôm gối vào phòng, mẹ lại đứng ngoài quát mắng, trách em không hiểu chuyện. Sau đó, bố cũng chạy tới gõ cửa, bắt em ấy phải về phòng.

Còn con bé, nằm co ro trên ghế, khóc lóc cầu xin tôi đừng mở cửa.

Khi tôi còn đang do dự có nên khuyên bố mẹ về phòng trước hay không thì ông nội xuất hiện.

"Mở cửa nào, cháu ngoan."

Ông tới, bố mẹ cũng lui tránh.

Nhìn cánh cửa bị gõ đến biến dạng trước mắt, tôi hoài nghi. Liệu giờ phút này, người đứng bên ngoài có phải người ông đã 80 tuổi của mình không?

Có vẻ như, kể từ khi những quy tắc kia xuất hiện, gia đình tôi đều thay đổi.

Tất nhiên, ngoại trừ em gái, tính tình con bé vẫn giống trước.

Nhưng hôm nay, ông lại nói em ấy sẽ ch.ết vì tôi.

Có điều, quy tắc đầu tiên đề cập, không được tin lời ông nội.

Suốt tối hôm đó, mặc kệ tiếng loảng xoảng đập phá bên ngoài, em gái bình yên chìm vào giấc ngủ.

Tôi ngồi canh trên ghế, không dám chợp mắt.

Nhưng cuối cùng vẫn không trụ nổi, gục xuống bàn ngủ gật.

Mới sáng sớm đã bị một cái tát đánh cho tỉnh người.

Tôi tức giận ngước nhìn, hóa ra là người thần bí nọ.

"Phải bảo vệ quy tắc, mới cứu được em gái!"

Vừa nói xong những lời này, người đó lại biến mất.

Tôi xoa xoa má phải đau nhức, từ từ đứng lên. Em gái hình như đã dậy rồi.

Nhưng tôi luôn cảm thấy có gì đó không đúng, mãi đến khi phát hiện con bé vẫn luôn lén quan sát ông, mẹ lại lần nữa nhúng tay vào nồi canh nóng hổi, tôi mới chợt nhận ra, bản thân đã quay về ngày hôm qua.

Tôi đoán, có lẽ vì ông nội ra ngoài vào ngày mưa, mà tôi lại không ngăn được.

Cho nên vừa phải tuân thủ, còn phải bảo vệ quy tắc mới có thể vượt qua?

03.

Quả nhiên, không lâu sau lại nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ về con chuột.

Chỉ là lần này giọng mẹ càng thêm trầm khàn, hơi giống tiếng đàn ông.

Đúng như dự đoán, sau bữa sáng, ông nội đòi ra ngoài mua điện thoại.

Tôi nhớ trong phòng còn cất một chiếc di động mới mua, đó là thành quả tôi tích cóp được khi làm công trong kỳ nghỉ hè, còn dự định tặng cho em gái.

Bởi vì hai ngày nữa là sinh nhật con bé.

Tôi cắn đôi môi khô khốc, khẽ nói: "Ông ơi, cháu có một chiếc di động mới mua, lát nữa đưa cho người nhé."

Ông nội ngẩng đầu nhìn tôi, không nói nữa.

Tôi thở phào, đứng dậy đến phòng bếp uống nước.

"Lấy giúp bố một ly." Giọng nói của bố vang lên từ phía sau, tôi vô thức đáp lại.

Chờ đến khi kịp phản ứng mới nhận ra, trên khuôn mặt vốn lạnh lùng, nghiêm túc bao năm của bố lại nở nụ cười đắc ý dạt dào.

Lần nữa bị ăn cái tát, tôi nhận được thêm một thông tin.

Người nọ nói anh ta là tôi của 20 năm sau.

Tôi tin, bởi vì khuôn mặt giống nhau như đúc, cùng với cảm giác khó tả nơi lồng ngực khiến tôi càng chắc chắn, cũng tin tưởng mấy quy tắc này.

Một ngày lặp lại ba lần, nhưng lần này có chút khác so với trước.

Trên bàn cơm xuất hiện một đĩa trứng bác với cà rốt thái sợi.

Tôi lập tức hướng ánh mắt về phía em gái, rút điện thoại ra gõ chữ: "Mau gọi tên anh đi!"

Tôi tuân thủ cẩn thận mọi quy tắc, em gái tuy hơi thắc mắc nhưng vẫn đáp ứng.

"Cung Tứ Mễ?"

Tôi gật đầu, khẽ hỏi: "Em có gì muốn nói với anh sao?"

Con bé sửng sốt một lúc mới than: "Anh ơi, tối qua có chuột cắn hỏng váy của em."

Tôi hơi dừng lại: "Chẳng phải vừa nãy bố nói con chuột đã ch.ết rồi sao?"

Em ấy có vẻ còn hơi sợ hãi:"Là do ông nội bỏ vào, di.ệt không hết."

"Tứ Mễ à, trong nhà trước giờ làm gì có chuột." Bố đang đọc báo, đột nhiên lên tiếng.

Lúc bố ngẩng đầu, tôi nhìn thấy trên sống mũi người có đeo kính.

[Lúc bố đeo kính có thể tin tưởng.]

"Vậy ông nội thả cái gì vào đó?" Tôi vội nắm lấy cơ hội.

Bố chậm rãi đặt tờ báo xuống, bình tĩnh cất lời:

"Lời em gái con nói không đáng tin."

Vốn còn định truy hỏi, ai ngờ bố đã tháo kính rồi.

04.

Đêm mưa, tôi cố gắng duy trì tỉnh táo, không dám ngủ. Chơi game suốt đêm, cuối cùng cũng chờ được đến 8 giờ sáng hôm sau.

Cả đêm không chợp mắt, nhưng tinh thần lại càng phấn chấn.

Tôi hưng phấn chạy vào phòng khách, mong chờ sự thay đổi của ngày hôm nay.

Bố không có nhà, mẹ đang nấu ăn trong bếp.

Còn em gái ngồi xem TV, dường như mọi chuyện đã trở lại bình thường.

Tôi thở phào nhẹ nhõm, ngồi xuống bên cạnh em gái.

"Cháu ngoan, hôm nay có muốn đi đánh bài cùng ông không?" Chờ đến khi em gái quay người lại, hóa ra là ông nội với nụ cười kỳ quái.

Ông mặc áo khoác của em tôi, còn đội cả tóc giả.

Dường như rất hả hê khi thấy tôi bị dọa sợ.

Nhìn thời tiết bên ngoài sáng sủa, nắng ấm, tôi gật đầu đồng ý. Trong bảy quy tắc, điều đầu tiên là không được tin tưởng ông nội.

Cho nên, nếu cẩn thận quan sát thật kỹ, biết đâu có thể tìm ra manh mối.

Em gái không có ở nhà, trên bàn cơm cũng không xuất hiện món nào có cà rốt.

Sau khi ăn xong, tôi cùng ông đến căn phòng nhỏ chơi bài ở dưới lòng đất mà người hay nhắc tới.

Nhìn ông nội vui sướng hòa nhập với đám cờ bạc.

Toàn bộ tầng hầm này đều chứa đầy các phòng chơi bài.

Anh Ba có khuôn mặt dữ tợn kia chính là người đứng đầu ở đây.

Tôi quan sát ông nội, trong lòng cũng nôn nao muốn thử.

Cảm giác ngứa ngáy tay chân không thể kiềm chế cứ dâng trào, từ từ tụ lại phía tay phải.

Thật muốn đứng cạnh chơi thử, hào phóng đánh cược một phen.

Dường như ông nội cũng nhìn ra sự sốt ruột của tôi, người vẫy tay gọi:

"Cháu ngoan, đến giúp ông thử vận may nào."

Tôi khó lòng kìm nổi, bước về phía bàn, cầm lấy những con chip từ tay ông.

"Cháu trai của ông thật may mắn, một trận mà thắng nhiều như vậy." Ông nội cười đến vui vẻ, hớn hở như đứa trẻ được kẹo.

Tôi sợ mình nhiễm thói xấu, muốn về nhà sớm nhưng lại bị ông bắt ngồi yên.

"Nào, cháu ngoan, giúp ông chọn bài đi."

Hôm đó, tôi ở cùng ông đến tận tối, còn đồng ý ngày mai sẽ tiếp tục đến chơi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play