Đối với Liên Đình, con trẻ có thể đến trường đọc sách là một chuyện to to trong cuộc đời nho nhỏ của bé Nhứ Quả, ít nhất là nó đáng giá để Liên Đình len lén ghi lại để “lưu giữ cho con cháu đời sau”.
Vì thế, thật ra Liên xưởng công đã sớm hỏi thăm trường học ở Ung Kỳ, đồng thời đã có một kế hoạch cụ thể.
Trước kia Đại Khải xem trọng trường tư, trường tư thục và các thư viện đều phát triển thành phong trào, trong đó nổi bật nhất là thư viện Võ Lăng. Trên thực tế, kể cả là thời bây giờ, “học sinh Võ Lăng” vẫn là một danh xưng đặc thù mà người người đọc sách luôn hướng tới. Thế hệ học sinh Võ Lăng tham gia khoa cử luôn chiếm một địa vị không thể thay thế trong triều, cũng chính là thành phần chính yếu nhất trong phái Thanh Lưu.
Nhưng chính mười mấy năm trước, chẳng là biết là vị nào ở Giang Tả lại tấu lên cho tiên đế về cái lợi của việc phục hưng Quan học (trường công).
Trong mấy lời can gián ấy có một điểm vừa lúc chọc đúng tử huyệt keo kiệt của tiên đế, đó là nếu triều đình thống nhất quản lý trường học, miễn học phí cho đám con cháu của quan lại thì có thể giảm bớt một phần phí giáo dục con cái cho cả triều văn võ.
Tiên đế tự hiểu thành– nếu lão xây trường công ở khắp nơi thì có phải sẽ có thể coi đây là một lý do “hợp lý” để giảm bổng lộc của các quan?
Theo như vị Trương thái giám- sư phụ của Liên Đình, đồng thời cũng là đương sự năm ấy- kể lại, ông ta đã tận mắt chứng kiến tiên đế cầm bàn tính, tinh thần quắc thước ngồi xếp bằng ở trên long sàng gõ nguyên một đêm, tính ra tất cả phí tiêu dùng có thể tiết kiệm được nếu triều đình thống nhất xây trường công là bao nhiêu, lão lại có thể giảm bớt bổng lộc của đám quan viên là bao nhiêu, tổng hợp lại sẽ phải đưa cho bộ Lại bao nhiêu ngân lượng.
........(Còn tiếp ...)
Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT