Nhưng hoàng đế của Đại Khải lại nhường một phần quyền lực của phê hồng cho Chưởng ấn và Chấp bút thái giám của Ti Lễ giám. Nếu Ti Lễ giám xử lý thích đáng, vậy đương nhiên là vua tôi vừa lòng, nếu như Ti Lễ giám sinh lòng xấu xa, vậy rất dễ dối trên gạt dưới, một tay che trời, hoàng đế chỉ có thể nhìn thấy thứ Ti Lễ giám muốn cho hoàng đế nhìn thấy.
Năm xưa Liên Đình đi học ở Nội Thục đường, ý nghĩa tồn tại ban đầu chính là bồi dưỡng thái giám hiểu biết chữ nghĩa cho Ti Lễ giám, như vậy mới có thể giúp Hoàng đế chỉnh lý đồng thời phê duyệt tấu chương một cách tốt hơn.
Trong lý giải của Nhứ Vạn Thiên, nói trắng ra Ti Lễ giám chính là đoàn thư ký của hoàng đế, chỉ là có lúc thư ký trưởng sẽ cho chủ tịch đi tàu bay giấy(*).
*Bên ngoài thì tâng bốc, bên trong thì bài xích, làm cho mất thực quyền.
Một khi quyền lực mất cân bằng, chưởng ấn Ti Lễ giám sẽ biến thành nội tướng(*).
*Thái giám, hoạn quan tham gia nghị án ở triều đình.
Vốn dĩ “nội tướng” và nội các còn kìm hãm lẫn nhau, nhưng riêng Chưởng ấn Ti Lễ giám của bổn triều từ lâu đã nương tựa Dương đảng, trong ngoài cấu kết. Bên ngoài thường trào phúng chẳng qua Chưởng ấn Ti Lễ giám là một con chó trông nhà Dương thị nuôi.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play