Nhân thần

Chương 1


6 tháng


1

Căn nhà tôi thuê có giá rẻ hơn thị trường một nửa.

Bởi vì hàng xóm là hai kẻ điên.

Chủ nhà: Tôi nói trước, nhà đối diện rất hay cãi vã và gây ồn ào cho dân cư đấy nhé

Nhìn ông ta cô về bực bội

Ừ thì bị áp giảm xuống 50% tiền nhà thì ai mà không bực cơ chứ?

Tôi nói không sao hết, sau đó nhanh chóng ký hợp đồng.

Bản thân tôi vẫn thích hóng hớt, lúc trước vì quá nhàm chán nên đã đốt luôn nhà mình, khiến bố tôi tức đến độ đến mức ông cho tôi một khoản tiền rồi đuổi tôi ra khỏi nhà

Ông ấy nói tôi không biết cuộc sống khốn khó như thế nào, vậy nên tôi nghĩ đây là cơ hội để tôi trải nghiệm những khó khăn trong cuộc sống.

Ngày đầu tiên chuyển đến, tôi đã nghe thấy tiếng ‘um’  vang vọng từ phía đối diện.

Là tiếng rên rỉ của một đôi nam nữ.

Tôi tự hỏi chỉ có vậy thôi sao?

Tiếng ưm a kéo dài hơn một tiếng, sau đó cặp đôi kia lại bắt đầu cãi vã và ném đồ đạc khắp nơi, rồi lại khóc lóc thảm thiết.

Ném đồ xong lại tiếp tục um a

Cứ như vậy, bọn họ lăn lộn suốt đêm .Giờ tôi đã hiểu bọn họ thật sự bị điên.

 

2

Sáng tinh mơ hôm sau khi phải bước ra ngoài cũng là lúc cửa nhà đổi diện mở cửa ra  .Tôi tò mò muốn xem thử đôi vợ chồng luyện giọng cả đêm hôm qua là ai.. Kết quả người đi ra lại là một đứa trẻ.

Đứa trẻ đeo cặp tiểu học, trông vô cùng gầy gò, tuy nhiên lại có cá  đầu rất lớn.

Tôi không bất ngờ khi biết căn hộ đối diện có một đứa con

Nhưng chỉ bất ngờ trong chốc lát mà thôi

Trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra

Có vài người coi việc nuôi dạy con cái như một trò đùa, chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân

Có kẻ điên cuồng, có kẻ yêu thương không kiềm chế được cảm xúc.

Đã quen với những kẻ điên, nên lòng tôi chẳng còn gợn sóng.

Đứa trẻ đi theo tôi vào thang máy, mắt nó liên tục nhìn chằm chằm vào chiếc bánh bao trong tay tôi mà nuốt nước bọt.

Chuyện này có thể coi như không thấy, có điều tiếng phát ra từ bụng cậu nhóc kêu như sấm rền…

Tôi nghĩ cặp vợ chồng này tối hôm qua lăn lộn nhau như vậy, chắc hẳn chưa nấu gì cho đứa trẻ ăn đâu.

Vì thế tôi thuận miệng hỏi một câu: “Cậu bé, nhóc có đói không?"

Ai dè cậu nhóc như nghe thấy cái gì đó đáng sợ lắm vậy, nó lập tức lùi vào góc thang máy.

“Không, không, em không đói!"

Nhưng bụng nó vẫn kêu vang.

Tôi tiện tay nhét chiếc bánh bao vào tay cậu nhóc rồi rời đi.

 

3

Ban đầu tôi cũng không quan tâm lắm.

Vừa dọn về nhà mới, tôi háo hức sử dụng máy xào rau tự động, tưởng đâu nó sẽ giúp tôi đỡ việc hơn, kết quả tôi bị lừa một cú đau điếng.

Máy liên tục bắt tôi phải cài đặt cái này, cài đặt cái kia.

Đến rửa nồi còn không sạch được nữa.

Cảm giác như mua ông cố nội này về để nó hành mình thì đúng hơn.

Vọc vạch cả buổi sáng, tôi chán hẳn rồi.

Nhớ đến dưới lầu có tiệm cơm Âu, tôi nghĩ thôi không ấy thôi thì mình đi mua bánh kem về ăn luôn đi ha ha.

Kết quả vừa ra khỏi nhà, đúng lúc căn hộ đối diện cũng mở cửa ra.

Lần này người đi ra là một người phụ nữ.

Trông tầm cỡ hai bảy hai tám tuổi, ngoại hình khá ổn, chỉ có điều quầng thâm dưới mắt đen xì, dáng vẻ nhìn là biết ham mê chuyện ấy quá độ.

Cô ta hung hăng trừng mắt nhìn tôi.

Tôi nghĩ cô ta với hàng xóm đã bất mãn nhau khá lâu rồi, với chắc chắn cô ta biết tối qua tôi cũng bị trận cãi vã của bọn họ làm phiền. Vậy nên, đây là màn chào hỏi dằn mặt tôi trước đúng không?

Tôi khẽ mỉm cười: “Nhìn cái gì mà nhìn? Nhìn con mẹ mày hả?"

Thấy cô ta lập tức thay đổi biểu cảm, tôi vui gần chết.

 

4

Buổi tối, nhà đối diện lại bắt đầu ầm ĩ.

Lần này bọn họ thử trò mới, trực tiếp mở cửa, kéo đứa con ra ngoài lối đi nhỏ mà đánh.

“Này thì làm ăn mày này! Ai cho mày đi xin ăn hả? Tao đánh chết cái thứ vô tích sự này!"

Tiếng đứa trẻ khóc vang trời.

Tôi giật mình thon thót, chủ yếu là bực bội, sáng mới cho hai cái bánh bao, tối đã bị phát hiện rồi à?

Nghe một hồi mới biết, hóa ra hai vợ chồng này đang chửi xéo chị gái lầu trên.

Đó là chị chủ tiệm cơm Âu kia, hôm nay tôi mới gặp chị ấy, chị ấy khá dễ thương.

Người đàn ông kia mắng rất dơ.

“Già rồi muốn có con sao không tự đẻ đi? Ngày nào cũng cho con nhà người ta ăn cơm làm cái mẹ gì?"

“Lâu lâu lại dẫn thằng này thằng kia về, ai biết nó có bệnh gì không chứ?!"

Nói rồi lại đánh con trai: “Này thì dám ăn bậy đồ nhà người khác! Mai mốt mày mà bệnh là tao quăng mày ra đường cho chó ăn!”

Đứa trẻ khóc lóc nói: “Con không dám, con không dám nữa.”

Tôi kéo cửa ra, phát hiện lại còn là hai vợ chồng phối hợp với nhau.

Tên đàn ông phụ trách đánh, còn ả đàn bà thì cầm điện thoại chụp hình quay phim.

Hai kẻ đó thấy tôi mở cửa thì có hơi kinh ngạc, tuy nhiên cũng chẳng xem tôi ra gì.

Bọn họ tiếp tục mắng chửi đứa trẻ: “Này thì không biết cố gắng..."

Tôi nói: “Tôi đang phát sóng trực tiếp đây, hai người muốn nổi tiếng hay sao?"

Tên đàn ông: “...”

“Tôi đã thu âm hết toàn bộ những gì hai người chửi bới rồi, người hâm mộ còn hỏi tôi có phải mấy người bị ma nhập hay gì không này. Sao, có muốn lên hình ké không? Chào hỏi người hâm mộ của tôi một cái đi nào.”

Tên đàn ông hung hăng: “Mẹ mày, tắt cái phát sóng trực tiếp ngay!”

Nói rồi định xông vào nhà tôi.

Tôi đề phòng lùi về phía sau một bước.

Không ngờ cậu bé lại xông đến, ôm chặt bắp chân của bố mình.

“Bố ơi, con sai rồi! Con sẽ không bao giờ nhặt rác ăn nữa, xin bố đừng cãi nhau với người ta nữa mà."

Ả đàn bà nhìn thoáng qua khóa cửa nhà tôi, biết là có camera, nên cũng bắt đầu kéo chồng cô ta đi.

_'Thôi đi, thôi đi."

Tên đàn ông vẫn chưa phục, quay đầu lại tát con trai mình một cái.

_“Tất cả là tại mày, cái thằng vô tích sự! Ngày nào mày cũng nhặt rác ăn, thể diện của tao bị mày làm mất hết rồi!”

Sau đó lại tiếp tục cho vợ một cái tát, rồi mới chịu dẫn vợ con hùng hùng hổ hổ đi về.

Tôi nghĩ cậu nhóc ấy vừa mới cứu bố mẹ mình một mạng.

Nếu nửa đêm mà dám xông vào nhà tôi, tôi sẽ đánh hắn ta cho nhừ tử rồi không chịu trách nhiệm.

 

5

Chị gái trên lầu nghe thấy tôi cãi vã với nhà hàng xóm nên vội vàng chạy xuống.

Chị ấy chạy vội lắm, vội đến nỗi dép chiếc còn chiếc mất.

Trên tay còn lăm lăm cây vợt tennis.

Tôi bị chị ấy chọc cười: “Chị giỡn chơi hả?”

Cái thứ này quá giòn, đánh được vài cái đã gãy rồi.

Chị ấy giơ vợt tennis lên cẩn thận đi xuống, liếc thấy cửa nhà đối diện thấy đã khóa, rồi chị ấy mới đi đến bên cạnh tôi: “Em không sao chứ?"

Dù sao tôi cũng đang rảnh.

“Chị vào nhà ngồi không?"

 

6

Chị gái tên là Giang Ngưng, là một chủ nhà trong khu dân cư này.

Chị ấy buồn bã nói với tôi: “Em nên mau chóng dọn đi đi, đừng có tiếc tiền cọc với tiền thuê nhà. Chị thì xui xẻo nên phải chịu, nhà với cửa hàng của chị đều ở đây cả rồi.”

Tôi hỏi thăm chị ấy nhà đối diện bị gì thế.

Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện, tiếng rên rỉ “ưm a” lại vang lên từ nhà đối diện.

Chị ấy vừa uống được ngụm nước, suýt thì phun ra, sau đó xấu hổ vò đầu.

Tôi sợ đến ngây người: “Ủa mới vào nhà có mười phút thôi mà?"

Không phải hồi nãy ả đàn bà kia mới bị cho ăn tát sao…

Chắc chắn đứa trẻ vẫn còn thức?!

Giang Ngưng thở dài: “Hết cách rồi, yêu đương mù quáng ấy mà.”

Tôi càng thêm kinh hãi hơn nữa.

Cái bệnh “yêu đương mù quáng” đã phát triển đến mức độ này rồi á hả?

 

7

Giang Ngưng nói từ ba năm trước chủ nhà đối diện của tôi đã thế này rồi.

Ngày nào cũng cãi nhau, hết khóc rồi tới mắng.

Cãi nhau xong lại bắt đầu “ưm ưm a a”.

Khi chị ấy vừa mới chuyển đến đây, tuổi trẻ hăng hái còn tìm bọn họ nói lý, lúc ấy hàng xóm khác cũng đến.

Kết quả con ả kia chỉ chửi một mình chị ấy.

“Mày không có chồng nên không thông cảm được cho người khác à? Không thích nhìn thì tự đi tìm một thằng đàn ông về mà sống cho náo nhiệt đi!"

“Tao thấy mày ghen tị với tình yêu của tụi tao thì có!"

Bây giờ Giang Ngưng kể lại mấy câu đó, mà vẫn như thể vừa bị sét đánh ngang tai.

“Với lại đứa trẻ nhà bọn họ, ba năm trước mới vừa vào lớp một, đã bắt đầu tự đi học một mình."

Tôi ngạc nhiên: “Đã lớp ba rồi á?"

Giang Ngưng sửa lại, giờ là lớp bốn.

Nhưng vừa gầy vừa nhỏ con, chỉ có một cái đầu to.

“Mẹ thằng bé bình thường không đi làm, chỉ ở nhà cãi nhau với chồng. Cãi nhau xong rồi ban ngày nằm buồn bã, buồn đến độ không uống lấy một ngụm nước. Sao có thể trông chờ cô ta đi nấu cơm cho con ăn được chứ?"

Nằm một ngày còn chưa đủ để cô ta giải tỏa cảm xúc, buổi tối phải chiến đấu nữa chứ.

Tôi cười nói: “Đúng là mở rộng tầm mắt.”

Giang Ngưng vẫn chưa nói hết.

Lúc đầu hàng xóm tốt bụng, cho ăn nay chỗ này, mai chỗ kia, cũng tạm bợ sống qua ngày.

Tuy nhiên con ả kia có lẽ thấy mọi người nói xấu sau lưng cô ta nên không vui, vì thế chọn một dì lớn tuổi ở lầu trên, đấy là người thường hay cho cậu bé ăn cơm nhất, đánh đứa nhỏ chết đi sống lại trước mặt bà ấy.

Đánh xong còn quay video lại gửi vào nhóm chat, nói: “Xấu hổ quá, không dạy tốt thằng bé nên đã làm phiền mọi người.”

Giang Ngưng nói: “Không phải khiến người ta thấy ghê tởm lắm sao? Dì kia cũng tức lắm, lập tức xuống cãi nhau với cô ta. Kết quả còn bị cô ta dí tới cửa mắng hơn một tiếng.”

Nghe chị ấy nói vậy khiến tôi nhớ đến, tối nay khi đánh con, hàng xóm đối diện cũng quay video lại.

Giang Ngưng nói cảnh sát đến vẫn không làm được gì, chồng người dì kia tức đến độ suýt nữa thì lên cơn đau tim.

Chị ấy còn khuyên tôi: “Em thấy thằng bé đáng thương thì cứ đáng thương thôi, chứ đừng cho ăn.”

Có điều chị ấy nói hồi lâu…

“Không phải hôm nay chị cũng cho ăn sao?"

Giang Ngưng xấu hổ: “Thì chị chỉ nhắc em đừng bước vào vết xe đổ của chị thôi mà.”

Tôi nghĩ một hồi rồi nói: “Không ấy chị thêm em vào nhóm chat chủ nhà trong khu dân cư đi.”

Giang Ngưng nói chị ấy thấy mà tức, tôi vào đó làm gì.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play