Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 13: Tâm tưởng sự thành
Ngày qua ngày, bà sống lủi thủi một mình, chìm đắm trong nỗi cô đơn hiu quạnh. Bởi gia đình bên chồng chẳng còn ai mà nhà mẹ đẻ thì không chào đón đứa con gái đã đi xuất giá. Cám cảnh cho số phận người phụ nữ không nơi nương tựa, đội sản xuất đành huy động mỗi người một chân một tay giúp bà tu bổ lại căn nhà xập xệ cũ nát đặng có chỗ che nắng che mưa.
Vì bị chết cái danh xưng “bà già điên” nên lâu dần người ta đã quên mất thực chất bà họ Tả, khi còn trẻ vẫn được mọi người thân mật gọi một tiếng “thím Tả”.
Sau khi được người ta dắt về thôn, thím Tả đã không đủ tỉnh táo để làm việc, cả ngày cứ lang thang khắp nơi, hễ thấy con cái nhà ai chơi trên đường làng là thím vội vã vồ lấy, ghì chặt vào lòng, vừa khóc vừa liên tục kêu tên con trai mình, lúc gọi thằng lớn, lúc thì thằng hai và đôi lúc lại là thằng ba…
Đám trẻ bị doạ sợ, chỉ cần thoáng trông thấy bóng dáng thím từ xa là tụi nó đã khóc thét lên rồi chạy tán loạn. Ngay cả người lớn cũng bắt đầu nâng cao phòng bị, sợ thím sẽ làm hại con cháu nhà mình. Dần dần, thím Tả trở thành nỗi ám ánh của tất cả trẻ con trong làng, đứa nào không nghe lời chỉ cần doạ vất vào nhà bà Tả là tụi nó hãi ngay, không dám trái ý cha mẹ nữa.
Phần đông là như thế nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít tấm lòng bồ tát, họ sinh lòng trắc ẩn trước số phận bi thương của người đàn bà bất hạnh. Vậy nên ròng rã suốt bao năm nay cứ đến đợt phân lương thực là họ sẽ sớt ra một ít, lặng lẽ mang tới đặt trước cửa nhà thím. Bởi mới nói, cuộc đời này đẹp lắm, dù cuộc sống có cơ cực, bần hàn, hay hoàn cảnh có khó khăn ngặt nghèo đến đâu thì người thiện tâm vẫn luôn tồn tại.
Cứ như thế, bà Tả điên điên dại dại sống nhờ sự thương xót của bà con chòm xóm. Cho đến mùa xuân năm ngoái, suýt chút nữa thì bệnh chết, cũng may có đứa cháu họ xa tình cờ ghé thăm nên phát hiện kịp thời. Nó lập tức bế bà đi bệnh viện cấp cứu, nhờ vậy mới giữ được cái mạng già. Và từ đó trở đi, bà Tả ở rịt trong nhà, rất hiếm khi bước chân ra khỏi cửa.
Trên đường về nhà, Ngô Mai lơ đãng chép miệng cảm thán: “Cả năm nay chị có gặp bà ấy đâu, tự nhiên đùng một cái xuất hiện, đúng là sợ hết cả hồn!”
Đi thêm vài bước nữa, Ngô Mai chợt nghĩ hay là trưa nay giữ vợ chồng cô út ở lại ăn cơm luôn nhỉ. Nếu thế thì phải ra vườn hái thêm ít rau về xào, chứ thức ăn hôm nay hơi ít. Vậy là chị liền dừng bước rồi quay sang nói với Văn Trạch Tài: “Dượng cứ về trước đi nhá, chị rẽ qua đây một lát.”
Văn Trạch Tài khẽ gật đầu, tiếp tục đi thẳng vào sân Điền gia.
Lúc này, Hiểu Hiểu và hai anh em Đại béo gần như dán chặt vào người bà Điền. Hỏi chúng có sợ không? Tất nhiên là sợ chết khiếp đi ấy chứ nhưng sợ là một chuyện còn tò mò lại là chuyện khác, lâu lâu trong nhà mới có một vị khách quái dị thế cơ mà. Vậy nên ba đứa trẻ mở mắt to hết cỡ, mải mê quan sát không ngừng. Ngờ đâu, bà Tả bất thình lình quay đầu lại khiến tụi nhỏ hồn bay phách tán, riêng Hiểu Hiểu nhút nhát vội vàng chui tọt vào lòng bà ngoại, giấu kín mặt, run như cầy sấy.
Vừa hay Văn Trạch Tài về tới, anh dựng cái cuốc vào góc tường, bước tới bên cạnh xoa đầu con gái, cười trấn an mẹ vợ rồi mới bình tĩnh kéo ghế gỗ ngồi xuống đối diện bà Tả, cất giọng trầm ấm: “Bà Tả, bà tìm cháu có việc gì không?”
Thấy anh về, bà Tả lập cập thò tay vào túi áo sờn rách, móc ra năm tờ tiền nhăn nhúm, cũ mèm, khẩn khoản cầu xin: “Tính…tính…”
…tính xem thằng ba hiện còn sống hay đã chết, nếu sống thì đang ở tại chỗ nào còn nếu chết thì chôn cất ở nơi đâu?!
Văn Trạch Tài không cầm tiền mà nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay khô gầy, lạnh lẽo kia cho đến khi nhận thấy cảm xúc của bà đã thực sự ổn định anh mới đặt ba đồng xu vào lòng bàn tay bà, chậm rãi hướng dẫn: “Bà Tả, bà nắm chặt lấy cái này rồi thả xuống đất, cháu sẽ tính cho bà.”
Nghe có vẻ khá ly kỳ và thần bí, bà Điền bất tri bất giác nghển cao cổ, nín thở chờ đợi.
Rất tiếc, bà Tả cứ ngồi nghệt ra, hết nhìn ba đồng xu trong tay rồi lại ngước lên ngơ ngác nhìn Văn Trạch Tài.
Tuy bà không nói gì nhưng Văn Trạch Tài đã hiểu ra vấn đề. Anh thu lại mấy đồng xu rồi kiên nhẫn làm mẫu.
Kế đến, bà Tả vụng về bắt chước làm theo…
“Đinh!” Kỳ diệu thay, cả ba đồng xu gần như chạm đất cùng lúc, tạo ra đúng một tiếng vang dứt khoát, chắc gọn.
Nhìn quẻ tượng, Văn Trạch Tài cong cong khoé môi: “Bà Tả, đây là quẻ tốt. Hào (1) đầu tiên hướng về phía đông ý chỉ người có cùng huyết mạch với bà hiện vẫn còn sống. Chẳng những vậy còn là người quyền cao chức trọng, có thành tựu trong xã hội.”
Tiếp theo, anh chỉ tay xuống đất, từ tốn giảng giải: “Ba đồng đều ngửa, đồng thời cùng quay về một hướng có nghĩa là mẹ đi tìm con thì con cũng đang đi tìm mẹ. Ở đây, ba mặt dương hợp thành quẻ Càn (2), càn có càn nội và càn ngoại hợp thành sáu hào dương đan xen liên tiếp gọi là quẻ Thuần càn (3), thuyết minh tâm tưởng sự thành, hai người chắc chắn sẽ sớm ngày đoàn tụ. Theo cháu đoán không quá một tháng bà sẽ gặp lại người mà mình mong nhớ bấy lâu.”
Bà Tả gắt gao dán chặt mắt vào mấy đồng tiền đang nằm im lìm trên mặt đất, kỳ thật những lời Văn Trạch Tài nói bà chả hiểu được bao nhiêu nhưng câu cuối cùng bà nghe rất rõ và nhớ rất kỹ.
Bà cất giọng khào khào, run rẩy hỏi: “Thật sự một…một tháng sau thằng ba sẽ về?”
Thấy đáy mắt bà Tả ầng ậc nước, nghẹn ngào chuẩn bị khóc đến nơi, bà Điền cuống quýt tít mù. Chết rồi, toàn thể người dân thôn này đều biết sở dĩ bà Tả có thể gắng gượng tới ngày hôm nay tất cả là nhờ niềm hy vọng và cũng là chấp niệm duy nhất trong cuộc đời - được một lần trùng phùng với thằng con út! Vậy mà thằng rể “quý hoá” nhà này lại phán xanh rờn “nội trong một tháng chắc chắc sẽ gặp!”. Nếu nó đoán đúng thì không sao nhưng chẳng may có gì sai sót quá bằng gián tiếp hại chết một mạng người! Đến lúc đó Điền gia không biết phải đối diện với dân làng thế nào đây!
Trong khi mẹ vợ lo đứng lo ngồi, Văn Trạch Tài chẳng hề cảm thấy gì. Anh kiên định xác nhận lại với bà Tả: “Đúng, quẻ bà vừa gieo chỉ rõ như thế.”
Sau đó, anh rút lấy một tờ tiền, đẩy bốn tờ còn lại đến trước mặt bà rồi nói: “Cháu chỉ thu một đồng thôi, còn lại chỗ này bà cất lên đi.”
Những tờ tiền này đều nhăn đến độ không còn nhìn rõ hình dáng, chứng tỏ bà đã để dành rất lâu - rất lâu rồi!
Thế nhưng bà Tả kiên quyết không nhận: “Không được, tôi không cần tiền, tôi chỉ cần con thôi. Nếu tôi cầm tiền về lỡ đâu thằng ba không trở lại thì sao? Không không, tôi không cần tiền…”
Dứt lời, bà lập tức vớ lấy cây gậy trúc dựng ở góc tường, chậm rãi dò dẫm từng bước chân hướng về phía nhà mình.
Vừa hay đúng giờ tan tầm, mọi người ùa về nhà nghỉ ngơi ăn trưa, vậy nên rất đông người chứng kiến cảnh bà già điên vừa đi vừa lẩm nhẩm nói chuyện một mình, lúc thì cười thành tiếng lúc lại khóc nấc lên khiến ai trông thấy cũng sợ khiếp vía, vội vàng dạt sang một bên, tránh né thật xa.
Mắt thấy bà Tả bỏ đi mà nhất quyết không mang theo tiền, Văn Trạch Tài tính đuổi theo thì bị mẹ vợ giữ chặt tay ngăn cản: “Ai da, con đừng đuổi theo. Bà ấy nổi tiếng tính khí quật cường, một khi đã quyết định thì không ai xoay chuyển được đâu. Nhưng mà con bảo trong vòng một tháng con trai bà ấy sẽ quay về là thật hả? Chắc chắn chứ?”
Bà còn nhớ rõ thời điểm bị bắt cóc thằng bé đó đã lớn rồi, hiểu chuyện rồi. Với tầm tuổi ấy thừa sức nhớ đường về nhà hoặc giả ít nhất cũng phải nhớ tên cha tên mẹ chứ, đằng này bặt vô âm tín suốt bao năm trời. Sợ rằng lành ít dữ nhiều…
Đáp lại sự nghi ngờ của mẹ vợ, Văn Trạch Tài thản nhiên có sao nói vậy: “Vâng, quẻ tượng chỉ rõ điều đó. Hơn nữa bà ấy là người có phúc tướng, chắc chắn sau này sẽ được hưởng hạnh phúc dài dài.”
Cái gì? Khoé miệng bà Điền bất giác giật tăng tăng. Sao càng nói càng thái quá vậy trời, bà ấy năm nay đã ngoài 70, sắp xuống lỗ đến nơi rồi mà dám mạnh miệng phán hưởng phúc dài dài?! Đúng là phi lý!
Cùng lúc đó, người dân trong thôn bắt đầu râm ran lan truyền tin tức Văn Trạch Tài coi bói cho bà già điên…
“Mấy người nghe chuyện gì chưa? Văn thanh niên trí thức nói nội trong vòng một tháng con trai út của bà điên chắc chắn sẽ quay về.”
Một thôn dân mặt rỗ lắc đầu quả quyết: “Vớ vẩn! Đằng đẵng hai mấy ba mươi năm còn chẳng ăn thua, huống hồ một tháng.”
Lập tức có người hưởng ứng ngay: “Tôi cũng cảm thấy chuyện này quá phi lý. Theo lý thuyết nếu người đó còn sống thì năm nay phải hơn ba mươi tuổi rồi. Nếu muốn về hẳn đã về từ lâu còn im ỉm kiểu này…haizz…mông lung lắm…”
“Ừhm, xem ra chuyện này không có khả năng rồi. Đúng là thằng mất dạy, đến bà lão lẩm cẩm cũng không tha!”
Những lời nghị luận to nhỏ này tất nhiên cả Điền Tú Phương và Văn Trạch Tài đều nghe được. Tuy nhiên hai vợ chồng không hẹn mà cùng chọn cách bỏ ngoài tai, tỏ thái độ bàng quan, thờ ơ trước tất cả.
Trên đường đi làm, Điền Tú Phương do dự bày tỏ quan điểm: “Anh ơi hay là mình lấy chỗ tiền đó mua cho bà Tả ít thực phẩm nha…”
Vì không quá tự tin nên càng về cuối câu, thanh âm cô càng lí nha lí nhí.
Tuy nhiên Điền Tú Phương ngàn vạn lần không ngờ chồng lại thoải mái gật đầu tán thành ngay: “Ừ, được đấy, cứ làm theo ý em đi. Đích thực bà ấy quá khổ rồi…”
Cùng là phụ nữ, cùng làm mẹ, hơn ai hết Điền Tú Phương rất thấu hiểu và cảm thông với tâm trạng của bà Tả. Giả dụ có một ngày Hiểu Hiểu đột nhiên biến mất, chắc cô cũng sẽ phát điên mất!
Ra tới ruộng, Văn Trạch Tài vừa bổ được nhát cuốc đầu tiên thì Lý Đại Thuận từ đâu chạy xồng xộc tới, rối rít hỏi thăm: “Này hôm nay anh xem bói cho bà Tả hả? Hy vọng là anh tính đúng chứ chẳng may sai không biết bà ấy có chịu nổi cú sốc này không nữa…”
Khác hẳn đám trẻ con trong làng, Lý Đại Thuận tương đối thích bà Tả. Nhớ khi còn nhỏ, có một lần phạm lỗi bị mẹ phạt đòn, Lý Đại Thuận khóc thút thít, cuống quýt tìm chỗ núp. Chả hiểu lúc ấy vì sao lại chui nhầm vào nhà bà Tả. Song bà ấy không mắng cũng không đuổi, hơn nữa còn dỗ dành cậu bằng một viên kẹo được cất giữ từ rất lâu. Tuy viên kẹo đã chảy chèm nhẹp mất đi hình dáng ban đầu, nhưng nó lại làm Lý Đại Thuận rất đỗi xúc động.
Kể từ đó trở đi, mỗi lần thấy cái bóng lưng còng còng thấp thoáng trên đường làng, Lý Đại Thuận không bao giờ học theo tụi bạn hò hét “bà già điên, bà già điên” mà luôn lễ phép gọi một tiếng “bà Tả”.
Văn Trạch Tài thầm thở dài, mấy cái lời này ngày hôm nay anh nghe nhiều đến độ tai sắp mọc kén luôn rồi. Mọi người làm sao thế nhỉ, nói thì không tin nhưng cứ thích hỏi. Như hồi trưa nay này, hết mẹ vợ đến cha vợ rồi anh vợ hợp lại hỏi tới hỏi lui, giờ lại đến lượt Lý Đại Thuận…haizz…chóng hết cả mặt…
Cuối cùng, Văn Trạch Tài chỉ đáp đơn giản: “Chuyện này tôi không giải thích được. Đợi thời gian trả lời đi.”
Lý Đại Thuận gãi gãi đầu: “Công nhận, anh có nói ra tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. À lần trước anh bảo muốn cho Hiểu Hiểu đi học đúng không? Mấy ngày nữa là khai giảng rồi đấy.”
Nghe được tin tức tốt, Văn Trạch Tài lập tức thẳng lưng, hào hứng thấy rõ.
Cứ gửi con bé ở Điền gia mãi cũng không phải là cách. Hơn nữa Hiểu Hiểu là đứa trẻ có tư chất thông minh, cho đi học chắc chắn sẽ đạt được thành tích tốt. Và quan trọng nhất chính là anh muốn đưa con gái vào môi trường tập thể, có thầy cô, có bạn bè đồng trang lứa nhất định Hiểu Hiểu sẽ tự tin và hoạt bát hơn.
Buổi tối, theo lời mời, Văn Trạch Tài dắt vợ và con gái tới Lý gia dùng bữa.
Vốn dĩ Điền Tú Phương cảm thấy rất ngại, không muốn tham gia nhưng Văn Trạch Tài nói nếu mẹ con cô không đi thì anh cũng ở nhà. Cực chẳng đã, Điền Tú Phương đành phải ngượng ngùng cùng theo sang đây.
===
Chú thích:
(1)Hào: là ký hiếu cơ bản nhất của Kinh dịch và là thành phần tạo ra quẻ dịch gồm hào dương là 1 nét (vạch liền ___ ) và hào âm là 2 nét (vạch đứt ——). Đó là bản thể của hào. Như vậy, số lẻ lại là dương (1 gạch) ứng với số 1 trong hệ nhị phân và số chẵn (2 gạch) lại là âm ứng với số 0 trong hệ nhị phân tượng trưng trong âm có dương và trong dương có âm.
(2)Quẻ càn: Gồm có 3 hào dương (3 vạch liền). Đây là quẻ có liên quan đến lãnh tụ, cha và con trai. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho nghị lực và sự bền bỉ.
(3)Quẻ thuần càn: đồ hình |||||| còn gọi là quẻ Càn (乾 qián), tức Trời là quẻ số 1 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội càn là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天) và Ngoại càn là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
Quẻ thuần càn, sáu hào đều là dương (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ở vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ). Bốn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung. Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh Tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.
6 không chính cũng không trung
5 vừa trung vừa chính
4 không chính cũng không trung
3 chính mà không trung
2 trung mà không chính
1 chính mà không trung
Quẻ này có ý nghĩa như sau:
Mọi việc đều diễn ra đúng theo kế hoạch hoặc sự mong đợi. Thành công và danh tiếng lẫn vận may đều biến thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu quá tự mãn, kiêu ngạo hay thái độ hống hách sẽ đưa đến những điều không may. Do đó, phải biết cẩn trọng, chu đáo và suy nghĩ khi làm mọi việc.
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 13: Tâm tưởng sự thành
Ngày qua ngày, bà sống lủi thủi một mình, chìm đắm trong nỗi cô đơn hiu quạnh. Bởi gia đình bên chồng chẳng còn ai mà nhà mẹ đẻ thì không chào đón đứa con gái đã đi xuất giá. Cám cảnh cho số phận người phụ nữ không nơi nương tựa, đội sản xuất đành huy động mỗi người một chân một tay giúp bà tu bổ lại căn nhà xập xệ cũ nát đặng có chỗ che nắng che mưa.
Vì bị chết cái danh xưng “bà già điên” nên lâu dần người ta đã quên mất thực chất bà họ Tả, khi còn trẻ vẫn được mọi người thân mật gọi một tiếng “thím Tả”.
Sau khi được người ta dắt về thôn, thím Tả đã không đủ tỉnh táo để làm việc, cả ngày cứ lang thang khắp nơi, hễ thấy con cái nhà ai chơi trên đường làng là thím vội vã vồ lấy, ghì chặt vào lòng, vừa khóc vừa liên tục kêu tên con trai mình, lúc gọi thằng lớn, lúc thì thằng hai và đôi lúc lại là thằng ba…
Đám trẻ bị doạ sợ, chỉ cần thoáng trông thấy bóng dáng thím từ xa là tụi nó đã khóc thét lên rồi chạy tán loạn. Ngay cả người lớn cũng bắt đầu nâng cao phòng bị, sợ thím sẽ làm hại con cháu nhà mình. Dần dần, thím Tả trở thành nỗi ám ánh của tất cả trẻ con trong làng, đứa nào không nghe lời chỉ cần doạ vất vào nhà bà Tả là tụi nó hãi ngay, không dám trái ý cha mẹ nữa.
Phần đông là như thế nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít tấm lòng bồ tát, họ sinh lòng trắc ẩn trước số phận bi thương của người đàn bà bất hạnh. Vậy nên ròng rã suốt bao năm nay cứ đến đợt phân lương thực là họ sẽ sớt ra một ít, lặng lẽ mang tới đặt trước cửa nhà thím. Bởi mới nói, cuộc đời này đẹp lắm, dù cuộc sống có cơ cực, bần hàn, hay hoàn cảnh có khó khăn ngặt nghèo đến đâu thì người thiện tâm vẫn luôn tồn tại.
Cứ như thế, bà Tả điên điên dại dại sống nhờ sự thương xót của bà con chòm xóm. Cho đến mùa xuân năm ngoái, suýt chút nữa thì bệnh chết, cũng may có đứa cháu họ xa tình cờ ghé thăm nên phát hiện kịp thời. Nó lập tức bế bà đi bệnh viện cấp cứu, nhờ vậy mới giữ được cái mạng già. Và từ đó trở đi, bà Tả ở rịt trong nhà, rất hiếm khi bước chân ra khỏi cửa.
Trên đường về nhà, Ngô Mai lơ đãng chép miệng cảm thán: “Cả năm nay chị có gặp bà ấy đâu, tự nhiên đùng một cái xuất hiện, đúng là sợ hết cả hồn!”
Đi thêm vài bước nữa, Ngô Mai chợt nghĩ hay là trưa nay giữ vợ chồng cô út ở lại ăn cơm luôn nhỉ. Nếu thế thì phải ra vườn hái thêm ít rau về xào, chứ thức ăn hôm nay hơi ít. Vậy là chị liền dừng bước rồi quay sang nói với Văn Trạch Tài: “Dượng cứ về trước đi nhá, chị rẽ qua đây một lát.”
Văn Trạch Tài khẽ gật đầu, tiếp tục đi thẳng vào sân Điền gia.
Lúc này, Hiểu Hiểu và hai anh em Đại béo gần như dán chặt vào người bà Điền. Hỏi chúng có sợ không? Tất nhiên là sợ chết khiếp đi ấy chứ nhưng sợ là một chuyện còn tò mò lại là chuyện khác, lâu lâu trong nhà mới có một vị khách quái dị thế cơ mà. Vậy nên ba đứa trẻ mở mắt to hết cỡ, mải mê quan sát không ngừng. Ngờ đâu, bà Tả bất thình lình quay đầu lại khiến tụi nhỏ hồn bay phách tán, riêng Hiểu Hiểu nhút nhát vội vàng chui tọt vào lòng bà ngoại, giấu kín mặt, run như cầy sấy.
Vừa hay Văn Trạch Tài về tới, anh dựng cái cuốc vào góc tường, bước tới bên cạnh xoa đầu con gái, cười trấn an mẹ vợ rồi mới bình tĩnh kéo ghế gỗ ngồi xuống đối diện bà Tả, cất giọng trầm ấm: “Bà Tả, bà tìm cháu có việc gì không?”
Thấy anh về, bà Tả lập cập thò tay vào túi áo sờn rách, móc ra năm tờ tiền nhăn nhúm, cũ mèm, khẩn khoản cầu xin: “Tính…tính…”
…tính xem thằng ba hiện còn sống hay đã chết, nếu sống thì đang ở tại chỗ nào còn nếu chết thì chôn cất ở nơi đâu?!
Văn Trạch Tài không cầm tiền mà nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay khô gầy, lạnh lẽo kia cho đến khi nhận thấy cảm xúc của bà đã thực sự ổn định anh mới đặt ba đồng xu vào lòng bàn tay bà, chậm rãi hướng dẫn: “Bà Tả, bà nắm chặt lấy cái này rồi thả xuống đất, cháu sẽ tính cho bà.”
Nghe có vẻ khá ly kỳ và thần bí, bà Điền bất tri bất giác nghển cao cổ, nín thở chờ đợi.
Rất tiếc, bà Tả cứ ngồi nghệt ra, hết nhìn ba đồng xu trong tay rồi lại ngước lên ngơ ngác nhìn Văn Trạch Tài.
Tuy bà không nói gì nhưng Văn Trạch Tài đã hiểu ra vấn đề. Anh thu lại mấy đồng xu rồi kiên nhẫn làm mẫu.
Kế đến, bà Tả vụng về bắt chước làm theo…
“Đinh!” Kỳ diệu thay, cả ba đồng xu gần như chạm đất cùng lúc, tạo ra đúng một tiếng vang dứt khoát, chắc gọn.
Nhìn quẻ tượng, Văn Trạch Tài cong cong khoé môi: “Bà Tả, đây là quẻ tốt. Hào (1) đầu tiên hướng về phía đông ý chỉ người có cùng huyết mạch với bà hiện vẫn còn sống. Chẳng những vậy còn là người quyền cao chức trọng, có thành tựu trong xã hội.”
Tiếp theo, anh chỉ tay xuống đất, từ tốn giảng giải: “Ba đồng đều ngửa, đồng thời cùng quay về một hướng có nghĩa là mẹ đi tìm con thì con cũng đang đi tìm mẹ. Ở đây, ba mặt dương hợp thành quẻ Càn (2), càn có càn nội và càn ngoại hợp thành sáu hào dương đan xen liên tiếp gọi là quẻ Thuần càn (3), thuyết minh tâm tưởng sự thành, hai người chắc chắn sẽ sớm ngày đoàn tụ. Theo cháu đoán không quá một tháng bà sẽ gặp lại người mà mình mong nhớ bấy lâu.”
Bà Tả gắt gao dán chặt mắt vào mấy đồng tiền đang nằm im lìm trên mặt đất, kỳ thật những lời Văn Trạch Tài nói bà chả hiểu được bao nhiêu nhưng câu cuối cùng bà nghe rất rõ và nhớ rất kỹ.
Bà cất giọng khào khào, run rẩy hỏi: “Thật sự một…một tháng sau thằng ba sẽ về?”
Thấy đáy mắt bà Tả ầng ậc nước, nghẹn ngào chuẩn bị khóc đến nơi, bà Điền cuống quýt tít mù. Chết rồi, toàn thể người dân thôn này đều biết sở dĩ bà Tả có thể gắng gượng tới ngày hôm nay tất cả là nhờ niềm hy vọng và cũng là chấp niệm duy nhất trong cuộc đời - được một lần trùng phùng với thằng con út! Vậy mà thằng rể “quý hoá” nhà này lại phán xanh rờn “nội trong một tháng chắc chắc sẽ gặp!”. Nếu nó đoán đúng thì không sao nhưng chẳng may có gì sai sót quá bằng gián tiếp hại chết một mạng người! Đến lúc đó Điền gia không biết phải đối diện với dân làng thế nào đây!
Trong khi mẹ vợ lo đứng lo ngồi, Văn Trạch Tài chẳng hề cảm thấy gì. Anh kiên định xác nhận lại với bà Tả: “Đúng, quẻ bà vừa gieo chỉ rõ như thế.”
Sau đó, anh rút lấy một tờ tiền, đẩy bốn tờ còn lại đến trước mặt bà rồi nói: “Cháu chỉ thu một đồng thôi, còn lại chỗ này bà cất lên đi.”
Những tờ tiền này đều nhăn đến độ không còn nhìn rõ hình dáng, chứng tỏ bà đã để dành rất lâu - rất lâu rồi!
Thế nhưng bà Tả kiên quyết không nhận: “Không được, tôi không cần tiền, tôi chỉ cần con thôi. Nếu tôi cầm tiền về lỡ đâu thằng ba không trở lại thì sao? Không không, tôi không cần tiền…”
Dứt lời, bà lập tức vớ lấy cây gậy trúc dựng ở góc tường, chậm rãi dò dẫm từng bước chân hướng về phía nhà mình.
Vừa hay đúng giờ tan tầm, mọi người ùa về nhà nghỉ ngơi ăn trưa, vậy nên rất đông người chứng kiến cảnh bà già điên vừa đi vừa lẩm nhẩm nói chuyện một mình, lúc thì cười thành tiếng lúc lại khóc nấc lên khiến ai trông thấy cũng sợ khiếp vía, vội vàng dạt sang một bên, tránh né thật xa.
Mắt thấy bà Tả bỏ đi mà nhất quyết không mang theo tiền, Văn Trạch Tài tính đuổi theo thì bị mẹ vợ giữ chặt tay ngăn cản: “Ai da, con đừng đuổi theo. Bà ấy nổi tiếng tính khí quật cường, một khi đã quyết định thì không ai xoay chuyển được đâu. Nhưng mà con bảo trong vòng một tháng con trai bà ấy sẽ quay về là thật hả? Chắc chắn chứ?”
Bà còn nhớ rõ thời điểm bị bắt cóc thằng bé đó đã lớn rồi, hiểu chuyện rồi. Với tầm tuổi ấy thừa sức nhớ đường về nhà hoặc giả ít nhất cũng phải nhớ tên cha tên mẹ chứ, đằng này bặt vô âm tín suốt bao năm trời. Sợ rằng lành ít dữ nhiều…
Đáp lại sự nghi ngờ của mẹ vợ, Văn Trạch Tài thản nhiên có sao nói vậy: “Vâng, quẻ tượng chỉ rõ điều đó. Hơn nữa bà ấy là người có phúc tướng, chắc chắn sau này sẽ được hưởng hạnh phúc dài dài.”
Cái gì? Khoé miệng bà Điền bất giác giật tăng tăng. Sao càng nói càng thái quá vậy trời, bà ấy năm nay đã ngoài 70, sắp xuống lỗ đến nơi rồi mà dám mạnh miệng phán hưởng phúc dài dài?! Đúng là phi lý!
Cùng lúc đó, người dân trong thôn bắt đầu râm ran lan truyền tin tức Văn Trạch Tài coi bói cho bà già điên…
“Mấy người nghe chuyện gì chưa? Văn thanh niên trí thức nói nội trong vòng một tháng con trai út của bà điên chắc chắn sẽ quay về.”
Một thôn dân mặt rỗ lắc đầu quả quyết: “Vớ vẩn! Đằng đẵng hai mấy ba mươi năm còn chẳng ăn thua, huống hồ một tháng.”
Lập tức có người hưởng ứng ngay: “Tôi cũng cảm thấy chuyện này quá phi lý. Theo lý thuyết nếu người đó còn sống thì năm nay phải hơn ba mươi tuổi rồi. Nếu muốn về hẳn đã về từ lâu còn im ỉm kiểu này…haizz…mông lung lắm…”
“Ừhm, xem ra chuyện này không có khả năng rồi. Đúng là thằng mất dạy, đến bà lão lẩm cẩm cũng không tha!”
Những lời nghị luận to nhỏ này tất nhiên cả Điền Tú Phương và Văn Trạch Tài đều nghe được. Tuy nhiên hai vợ chồng không hẹn mà cùng chọn cách bỏ ngoài tai, tỏ thái độ bàng quan, thờ ơ trước tất cả.
Trên đường đi làm, Điền Tú Phương do dự bày tỏ quan điểm: “Anh ơi hay là mình lấy chỗ tiền đó mua cho bà Tả ít thực phẩm nha…”
Vì không quá tự tin nên càng về cuối câu, thanh âm cô càng lí nha lí nhí.
Tuy nhiên Điền Tú Phương ngàn vạn lần không ngờ chồng lại thoải mái gật đầu tán thành ngay: “Ừ, được đấy, cứ làm theo ý em đi. Đích thực bà ấy quá khổ rồi…”
Cùng là phụ nữ, cùng làm mẹ, hơn ai hết Điền Tú Phương rất thấu hiểu và cảm thông với tâm trạng của bà Tả. Giả dụ có một ngày Hiểu Hiểu đột nhiên biến mất, chắc cô cũng sẽ phát điên mất!
Ra tới ruộng, Văn Trạch Tài vừa bổ được nhát cuốc đầu tiên thì Lý Đại Thuận từ đâu chạy xồng xộc tới, rối rít hỏi thăm: “Này hôm nay anh xem bói cho bà Tả hả? Hy vọng là anh tính đúng chứ chẳng may sai không biết bà ấy có chịu nổi cú sốc này không nữa…”
Khác hẳn đám trẻ con trong làng, Lý Đại Thuận tương đối thích bà Tả. Nhớ khi còn nhỏ, có một lần phạm lỗi bị mẹ phạt đòn, Lý Đại Thuận khóc thút thít, cuống quýt tìm chỗ núp. Chả hiểu lúc ấy vì sao lại chui nhầm vào nhà bà Tả. Song bà ấy không mắng cũng không đuổi, hơn nữa còn dỗ dành cậu bằng một viên kẹo được cất giữ từ rất lâu. Tuy viên kẹo đã chảy chèm nhẹp mất đi hình dáng ban đầu, nhưng nó lại làm Lý Đại Thuận rất đỗi xúc động.
Kể từ đó trở đi, mỗi lần thấy cái bóng lưng còng còng thấp thoáng trên đường làng, Lý Đại Thuận không bao giờ học theo tụi bạn hò hét “bà già điên, bà già điên” mà luôn lễ phép gọi một tiếng “bà Tả”.
Văn Trạch Tài thầm thở dài, mấy cái lời này ngày hôm nay anh nghe nhiều đến độ tai sắp mọc kén luôn rồi. Mọi người làm sao thế nhỉ, nói thì không tin nhưng cứ thích hỏi. Như hồi trưa nay này, hết mẹ vợ đến cha vợ rồi anh vợ hợp lại hỏi tới hỏi lui, giờ lại đến lượt Lý Đại Thuận…haizz…chóng hết cả mặt…
Cuối cùng, Văn Trạch Tài chỉ đáp đơn giản: “Chuyện này tôi không giải thích được. Đợi thời gian trả lời đi.”
Lý Đại Thuận gãi gãi đầu: “Công nhận, anh có nói ra tôi cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. À lần trước anh bảo muốn cho Hiểu Hiểu đi học đúng không? Mấy ngày nữa là khai giảng rồi đấy.”
Nghe được tin tức tốt, Văn Trạch Tài lập tức thẳng lưng, hào hứng thấy rõ.
Cứ gửi con bé ở Điền gia mãi cũng không phải là cách. Hơn nữa Hiểu Hiểu là đứa trẻ có tư chất thông minh, cho đi học chắc chắn sẽ đạt được thành tích tốt. Và quan trọng nhất chính là anh muốn đưa con gái vào môi trường tập thể, có thầy cô, có bạn bè đồng trang lứa nhất định Hiểu Hiểu sẽ tự tin và hoạt bát hơn.
Buổi tối, theo lời mời, Văn Trạch Tài dắt vợ và con gái tới Lý gia dùng bữa.
Vốn dĩ Điền Tú Phương cảm thấy rất ngại, không muốn tham gia nhưng Văn Trạch Tài nói nếu mẹ con cô không đi thì anh cũng ở nhà. Cực chẳng đã, Điền Tú Phương đành phải ngượng ngùng cùng theo sang đây.
===
Chú thích:
(1)Hào: là ký hiếu cơ bản nhất của Kinh dịch và là thành phần tạo ra quẻ dịch gồm hào dương là 1 nét (vạch liền ___ ) và hào âm là 2 nét (vạch đứt ——). Đó là bản thể của hào. Như vậy, số lẻ lại là dương (1 gạch) ứng với số 1 trong hệ nhị phân và số chẵn (2 gạch) lại là âm ứng với số 0 trong hệ nhị phân tượng trưng trong âm có dương và trong dương có âm.
(2)Quẻ càn: Gồm có 3 hào dương (3 vạch liền). Đây là quẻ có liên quan đến lãnh tụ, cha và con trai. Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho nghị lực và sự bền bỉ.
(3)Quẻ thuần càn: đồ hình |||||| còn gọi là quẻ Càn (乾 qián), tức Trời là quẻ số 1 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội càn là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天) và Ngoại càn là: ☰ (||| 乾 qián) Càn hay Trời (天).
Quẻ thuần càn, sáu hào đều là dương (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mới được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ở vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ). Bốn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung. Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh Tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.
6 không chính cũng không trung
5 vừa trung vừa chính
4 không chính cũng không trung
3 chính mà không trung
2 trung mà không chính
1 chính mà không trung
Quẻ này có ý nghĩa như sau:
Mọi việc đều diễn ra đúng theo kế hoạch hoặc sự mong đợi. Thành công và danh tiếng lẫn vận may đều biến thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu quá tự mãn, kiêu ngạo hay thái độ hống hách sẽ đưa đến những điều không may. Do đó, phải biết cẩn trọng, chu đáo và suy nghĩ khi làm mọi việc.