Này 7 tháng 8 năm 1826, Công ty Đông Ấn Hà Lan mở chiến dịch Malacca và Sunda xâm lược Đại Nam nhằm bảo vệ con đường vận chuyển hàng hóa và giao thông từ châu Âu sang Trung Quốc khi Đại Nam đã tăng phí dịch vụ và công ty Đông Ấn Anh đang cố gắng cắt đứt.
Các tiểu quốc nhỏ nhanh chóng đầu hàng chỉ sau vài giờ chiến đấu, trong khi những hồi quốc lớn hơn bị chinh phục trong vòng hai tháng bất chấp sự hỗ trợ từ Công ty Đông Ấn Anh. Tây và nam Bán đảo Mã Lại, bắc và đông đảo Sumatra và tây đảo Java bị chiếm đóng, sự thất bại trong việc chống trả quân xâm lượt dẫn tới sự bất mãn của dân chúng tại các hồi quốc. Một số sultan đứng lên cũng cố người dân và chiến đấu cùng họ, còn một số sultan phải thoái vị vì sự chậm yếu kém. Thất bại này giúp Đại Nam có các tiếp cận khác với người dân lẫn các sultan khi văn hóa, xã hội lẫn tôn giáo khác biệt tại đây và ngày 15 tháng 10 năm 1826 quân triều đình cũng tới hỗ trợ.
Cùng thời gian này, Công ty Đông Ấn Anh mở màn chiến dịch tấn công các cảng của Công ty Đông Ấn Hà Lan trên biển Ấn Độ Dương. Để không bị thiệt hại số tàu chiến đang có ở Ấn Độ, Công ty Đông Ấn Anh đã hỗ trợ tấn công quân Hà Lan từ biên giới phía nam của Xiêm La. khi Hà Lan đang bị xà lầy trong việc dối phó các hồi quốc thì quân Anh dùng hải quân tấn các cảng của Hà Lan, nhưng không quân Anh đã đánh giá sai lầm khi các cảng của Hà Lan xem như một hàng rào tự nhiên không thể bị lực lượng hải quân chọc thủng.
Ngày 16 tháng 10 năm 1826, khi quân triều đình đã cũng cố phòng tuyến trên biển nhất là tại Singapore vì đâng là thành phố khó tấn công nhất của Đại nam tại đây. Bằng cách áp dụng thành công học thuyết chiến tranh chớp nhoáng mới, quân Đại Nam nhanh chóng tiến quân giải phóng hoàng toàn bán đảo Mã Lai và đảo Java trong vòng một tuần. Bị đánh bại một cách nhanh chống, phần lớn quân đội Hà Lan phải rút lên đảo Sumatra và chiếm hết đảo Sumatra vào ngày 23 tháng 10. Trước đó hai ngày thi Công ty Đông Ấn Anh cũng chiếm được các hải cảng của Hà Lan trên biển Ấn Độ dương và chính thức quân Hà Lan bị bao vây trên đảo Sumatra. Quân Hà Lan tuy phải vứt lại gần như tất cả thiết bị của họ nhưng đã có thể di tản một lượng lớn binh sĩ lên đồn trú trên đảo, ngoài ra trên đảo Sumatra dân chúng dùng chiến thuật du kích quân Hà Lan vad quân Hà Lan phải chống chọi với khí hậu lẫn thú dữ trên đảo.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 1826, sau gần một tháng chống các cuộc chiến từ cả Đại Nam lẫn Công ty Đông Ấn Anh. Quân Hà Lan quyết định tấn công vào vị trí quan trọng nhất lúc đó là tình Singapore. Lúc 8:30 tối ngày 10 tháng 11, các xạ thủ súng máy Đại Nam bắt đầu khai hỏa vào những đoàn tàu chuyên chở đang đưa tốp tấn công đầu tiên gồm 4.000 lính Hà Lan từ 2 sư đoàn tiến vào đảo Singapore. Mục tiêu của quân Hà Lan là bãi biển Sarimbun, nơi có sư đào quáo Đại Nam trấn giữ và các cuộc pháo chiến ác liệt đã diễn ra tại đây trong hai ngày và quân Hà Lan cũng đổ bộ lên bờ ngày 12 tháng 11 dần chiếm ưu thế. Tại phía tây bắc hòn đảo, quân Hà Lan đã lợi dụng được khoảng hở bên trong phòng tuyến của Đại Nam (như các sông ngòi và rạch) để lẻn vào. Đến nửa đêm ngày 11 tháng 11, 2 tiêu đoàn bộ binh đã mất liên lạc với nhau và lữ đoàn bộ binh buộc phải rút lui. Lúc 1 giờ sáng, lính Hà Lan đã đổ bộ lên phía tây bắc đảo thành công và những người lính Đại Nam cuối cùng đã chạy khỏi vào ngày 12 tháng 11.
Tại cuộc họp tối ngày 12 tháng 11, cá tướng đều tranh luận hướng đổ bộ tiếp theo của Hà Lan thì một vị tướng lên tiếng: “ta tin rằng cuộc đổ bộ tiếp theo sẽ diễn ra ở phía đông bắc gần cầu đường bộ nê chúng ta sẽ cố thủ tại đây”.
Trong ngày 13 tháng 11, cuộc đổ bộ của quân Hà Lan chuyển về hướng tây nam, tại đây họ chạm trán lữ đoàn bộ binh cơ giới của Đại Nam và xảy ra cuộc chiến nhỏ nhưng không phân thắng bại, quân Hà Lan từ Tây Bắc xuống hỗ trợ nên lữ đoàn bộ binh cơ giới của Đại Nam phải rút về trung tâm và đông Singapore thành lập tuyến phòng thủ thứ hai, được gọi là “Phòng tuyến Jurong”, bao quanh Bulim và phía bắc Jurong. Một lữ đoàn trưởng lữ đoàn cơ giới Đại Nam bố trí tại phía bắc, chạm trán lực lượng mạnh nhất của Hà Lan vào lúc 10 giờ đêm ngày 15 tháng 11. Cuộc giao tranh này diễn ra với thương vong lớn của quân Hà Lan bởi hỏa lực từ súng máy và súng cối quân Đại Nam.
Phòng tuyến Jurong đã phát huy hiệu quả cùng những vấn đề về chỉ đạo và quản lý đã làm đổ vỡ các cuộc tấn công mãnh liệt và đẩy lùi phần lớn quân Hà Lan từ phía Tây. Tướng Hà Lan từ phía Tây nhận ra rằng quân của mình đang chịu nhiều áp lực nhưng không cách nào liên lạc được với cánh quân phía Bắc, đồng thời ông cũng sợ viễn cảnh bị bao vây. Bất chấp thành công lữ đoàn vừa đạt được và ra lệnh rút lui, thừa thời cơ này quân Đại Nam chiếm lại được đảo Singapore và làm thiệt hại ba phần tư lực lượng Hà Lan. Sau đó hải quân Đại Nam tấn công các cứ điểm quân Hà Lan lên đảo Sumatra và Công ty Đông Ấn Anh cũng hỗ trợ tấn công, tới tận này 30 tháng 12 năm 1826 cuộc chiến mới kết thúc.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT