Khi đoàn sứ cập bến phía nam tỉnh Singapore, tôi nói với vợ mình Bảo Ngọc: “nàng dẫn các con về chỗ nghỉ ngơi trước đi, Hồng Ân sẽ đi với ta”.

Nàng ấy gật đầu rồi được đội cận vệ hoàng gia dẫn về chỗ nghỉ. Lúc này tôi nói với Hồng Ân tới văn phòng trung tâm để gặp Nguyễn Ánh: “con biết ta dẫn con tới văn phòng trung tâm để làm gì không?”.

“Nhi thần biết, phụ hoàng dẫn nhi thần tới đó để bàn việc xây dựng một con đường băng qua eo biển Johor”.

Đi được một lúc cũng tới văn phòng trung tâm, Nguyễn Ánh lên tiếng: “Cháu ta tới thăm ta, cháu khỏe không?”.

“Nhi thần chào quốc trượng, cháu khỏe”.

Tôi cũng lên tiếng: “chúng ta nên bàn vấn đề chính trước khi đi sang châu âu”.

Nguyễn Ánh cũng nghiêm túc đi vào việc chính rồi dẫn tới bản đồ mô phổng 3D tỉnh Singapore, Nguyễn Ánh nói: “Chắc bệ hạ cũng xem báo cáo của thần rồi thì có hai phương án xây dựng một là xây đường đắp cao hoặc xây dựng cầu”.

“Việc xây dựng rất khó khăn, dù trẫm đã xem qua báo cáo chi tiết nhưng công nghệ chưa cho phép cho việc xây dựng. Ngoài ra việc xây dựng cần khảo sát và có sự đồng ý của tiểu vương Johor” tôi nói.

“Theo bệ hạ nếu mọi thứ đều suôn sẻ thì bệ hạ thấy phương án nào sẽ khả thi hơn”.

Hồng Ân lúc này lên tiếng: “Theo nhi thần thấy việc này theo ý của bệ hạ nhưng nếu quan điểm cá nhân thì thì nên xây dựng đường đắp cao”.

Lúc này Nguyễn Ánh mới lên tiếng: “Việc xây đường sẽ được dời lại và thần muốn bệ hạ xem cách quy hoạch tỉnh Singapore của thần”.

Việc quy hoạch này y như Singapore hiện đại, tôi thốt lên: “Đúng là quy mô, từ những ý tưởng của trẫm mà khanh có thể tạo ra như này”.

“Thật ra đây chỉ là mô hình 3D thôi, chứ thực tế chỉ đạt 10% theo mô hình thôi. Ngoài ra thần còn cho xây dựng một khu phát triển tổng hợp tọa lạc tại phố Victoria, quận trung tâm thương mại ở Singapore. Dự án bao gồm một trung tâm mua sắm, một tòa tháp văn phòng và khách sạn” Nguyễn Ánh lên tiếng rồi chỉ vào nơi nó tọa lạc.

Khi tôi thấy Nguyễn Ánh chỉ vào tôi vô cùng kinh ngạc: “Trung tâm thương mại Bugis Junction”.

“Đúng là bệ hạ, thần chưa đặt tên cho khu đó giờ đã có tên rồi”.

Sau đó tôi dẫn gia đình tới trung tâm thương mại lúc này, thật ra khu phát triển tổng hợp này do Parco Holdings và ông cũng là người đặt ten cho khu này là Parco Bugis Junction rồi hoàn thành vào tháng 7 năm 1995 và khai trương vào ngày 8 tháng 9 năm 1995. Nguyễn Ánh nói thêm: “Trung tâm mua sắm ban đầu bao gồm một rạp xiếc, một khu ẩm thực và một trăm mười hai cửa hàng đặc sản. Khu văn phòng và khách sạn chưa xây dựng”.

Trung tâm thương mại tụ tập đông người, không chỉ người ở Singapore mà còn có thương nhân các nước đến Singapore buôn bán cũng đến dự vì lần đầu họ thấy một trung tâm thương mại to lớn sang trọng như một cung điện nên muốn vào xem cho biết.

Sau khi nghỉ ngơi ở đây một ngày chúng tôi lên đường đi, trên thuyền chính tôi với Nguyễn Ánh bàn. Nguyễn Ánh lên tiếng: “khu vực này cướp biển rất nhiều, quấy rối vấn đề giao thông và thương mại rất khó để giải quyết”.

Tôi chỉ vào eo biển Malacca rồi nói: “Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kì quan trọng, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của nhiều quốc gia nên chuyện này thường xuyên xảy ra thôi”.

Nhưng trong lòng tôi đủ hiểu cướp biển là vấn đề và khu vực này các nhóm hải tặc rất lộng hành. Tại mũi phía bắc Pulau Rupat (Pulau trong tiếng Indonesia có nghĩa là đảo), có một đoàn thuyền đánh mèo đậu và trên một con tàu hai bóng hình đang ngồi nhăm nhi rượu.

Một tên tây cao to mở lời trước: “tin tức của ngươi có đúng không?” rồi để ly rượu xuống.

Tên ngồi đối diện còn đang nhâm nhi ly rượu rồi nhúng vai một cái rồi nói: “chuyện này ngài không tin thì tùy, tôi đưa thông tin rồi mời ngài Philip đây trả tiền đi”.

Philip châm điếu thuốc đưa lên hút nhìn ra ban công rồi đưa ra điều kiện mới: “tiền thì ta trả đủ khi ngươi giúp ta việc này là tấn công đoàn sứ thần Đại Nam và bắt sống vua Đại Nam”.

Tên thuyền trưởng rút súng ra chỉa vào đầu của Philip rồi nhẹ nhàng nói: “Tao chưa nhận được tiền mà mày còn đòi hỏi, mày biết mày đang ở đâu không?”.

“Ha ha ngươi nghĩ kĩ chưa? Giết ta rồi ngươi lấy tiền ở đâu với lại ta được lệnh từ công ty Đônh ấn Hà Lan là bắt sống vua Đại Nam làm con tin”.

Tên thuyền trưởng vẫn nổ súng mà viên đạn gâm vào vách gỗ phía sau: “mày hay lắm ta sẽ nhận nhiệm vụ này nhưng tao phải có cái gì đó để húp sau vụ này chứ phải không?”.

“Tất cả thuyền viên của Ngươi sẽ có quốc tịch Hà Lan và được bạo kê từ công ty Đông Ấn Hà Lan”.

Tên thuyền trưởng uống một hơi hết ly rượu trên bàn nói với Philip: “Ta không biết ngài thù gì thì có thể chia sẽ với ta được không? Ta cũng muốn biết về người mà ta làm chung chứ”.

Philip là người đại diện của Đông Ấn Hà Lan tại khu vực này và mối làm ăn bị Đại Nam chiếm hết làm tên Philip rất cay cú. Còn tên thuyền trưởng này là một nhóm người hoa không chịu sự cai trị mới tại Đại Nam nên đồng thuyền làm cướp biển.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play