Sau tết nguyên đáng vào tháng 2 năm 1815, tôi bận rộn hồi phục kinh tế sau chiến tranh và sắp xếp bộ máy nhân sự cho các tỉnh mới. Ngoài ra Thanh triều phải ký hiệp định nhượng đất bao gồm tây Đài Loan, tây lào cai, tây điện biên, tây song bảng nạp và Phôngsali cho Đại Nam vào ngày 5 tháng 2 năm 1815. Cuối tháng 2 năm 1815, tôi mới có thời gian nghỉ ngơi, tôi dành đang đọc tấu chương và muốn phát triển đồng bộ các cơ sở hạ tầng thì thái giám vào bẩm báo:
“Đại diện người Hoa muốn gặp bệ hạ”.
“Cho họ vào đi trẫm cũng muốn gặp họ”.
Lát sau có một người Hoa từ từ bước vào, tôi dùng ánh nói ra hiệu vào vấn đề chính.
Một có thân hình ốm nhất lên tiếng: “thần là người đại diện cho người Hoa, thần muốn hỏi các thương nhân người Hoa và các đi dân người Hoa có bị ảnh hưởng gì không sau khi Thanh triều tấn công? Còn về định hình tiếp theo của bệ hạ về người Hoa như nào khi bệ hạ có mối quan hệ với tây phương”.
Tôi mĩm cười rồi đáp lời lại: “trẫm biết các thương nhân người Hoa rất nhanh nhạy trong kinh doanh, tính đoàn kết hỗ trợ nhau rất cao. Nói thẳng ra là trẫm không thích những thứ quá nhanh nhạy, mà nó còn ảnh hưởng tới uy tín, thể diện đôi bên. Trẫm cần người Hoa để phát triển và người Hoa cũng muốn có những quyền lợi nhưng không được gây ảnh hưởng tệ hại tới những gì mà trẫm đã gầy dựng. Mặc khác với sự nhanh nhạy đó trẫm thấy người Hoa nên học hỏi các mánh khoé của thương nhân tây phương và phát triển nó đem lại lợi ích cho Đại Nam. Trẫm sẵn sàng hợp tác cho các người phân phối một số mặt hàng mà Hoàng Gia đang sản xuất như xi măng, diêm, nước hoa, gương…”.
Người đại diện còn hơi lưỡng lự, tôi nói thêm: “Việc quan hệ của trẫm với Tây phương ngươi không cần quan tâm, ngươi chỉ biết là trẫm đối xử như nào với tây phương thì cũng đối xử như vậy với người Hoa, trẫm muốn người Hoa phát triển những khu vực của Đại Nam mới có được và ngoài ra trẫm cũng có hướng phát triển thương mại ở Tây phương và trẫm cũng muốn người Hoa phát triển hướng đó”.
Lúc này đại diện người Hoa cũng giản cơ mặt và nói chuyện thoải mái. Sang tháng 3 năm 1815, tôi cử phái đoàn sang Xiêm ký hiệp ước trao đổi biên giới các khu vực phía tây sông Mêkông thuộc về Đại Nam đổi lại Đại Nam sẽ trả lại Chonburi cho Xiêm. Hiệp ước này sẽ giữ nguyên hiện trạng biên giới để hai bên phân định các quyền lợi và vị trí cụ thể biên giới đã ký kết trong vòng 6 tháng tức cuối tháng 9 năm 1815 phải hoàn thành.
Tại hoàng cung, hôm nay là ngày 10 tháng 3 năm 1815 là sinh nhật lần thứ 9 của thái tử Hồng Ân. Các quan đại thần, người dân và thương nhân đều tới dự tiệc, Ngọc Châu phải nhận quà và bao quát bữa tiệc dù đã có cung nữ, thái giám và nói tì lo cả rồi còn tôi thì ngồi chơi với các con.
“Hoàng nhi có thấy vui không?” Tôi hỏi Hồng Ân.
Hồng Ân đang cầm đồ chơi đáp: “hoàng nhi vui ạ”.
Tới giờ lành tất cả mọi người đã vào chỗ ngồi, bữa tiệc đã chia khu vực, mỗi khu vực đều có radio để nhưng khu vực ở xa có thể nghe được tiếng và bữa tiệc được bắt đầu. Sau những lời chúc và các tiết mục nhảy thì những món ăn được bê lên, gia đình tôi ngồi ở trung tâm.
Mất thời gian nhưng tôi cũng cảm nhận được niềm vui ở mọi người, Hồng Ân đang vẽ gì đó nên tôi hỏi: “hoàng nhi vẽ gì vậy?”.
“Nhi thần đang vẽ máy phát hình ảnh”.
Tôi khá bất ngờ khi Hồng Ân có thể nghĩ ra được vấn đề này, đó là ý tưởng tạo ra tivi. Tôi hỏi lại: “tại sao hoàng nhi lại nghĩ ra cái này”.
“Dạ nhi thần muốn có một cái máy có thể vừa tạo ra âm thanh và chạy hình ảnh để xem”.
Đúng là trẻ con luôn hứng thú với những thứ mới mẻ. Sau đó tôi cho nghiên cứu tivi và trong tháng 4 năm 1815, phái đoàn của Khôi từ Anh đã trở về dẫn theo nhiều nhà khoa học, thông tin, hiệp ước và hợp đồng mới. Tôi cho Khôi vào báo cáo tình hình:
“Thưa bệ hạ, những gì bệ hạ dặn phái đoàn làm tại Anh thì phái đoàn đã làm rồi ạ, việc ký hiệp định ngoại giao chính thức với vương quốc Anh coi như xong, hợp đồng buôn bán thuốc phiền với công ty Đông Ấn Anh cũng đã hoàn thành, số lượng hàng họ đặt khá lớn. Ngoài ra phái đoàn cũng thuê được một số nhà nghiên cứu tới Đại Nam làm và cũng đã mua được khu đất ở Luân Đôn kiến trúc sư đã đo đạc và phác thảo trung tâm thương mại để bệ hạ xét duyệt”.
“Cho trẫm xem bản báo cáo khu đất đó đi”.
Sau đó tôi nhận bản báo cáo thì tổng diện tích là 2136 m2 với chu vi 211,5 m mặt tiền nằm ở đường Horseferry road là một con đường nằm trong khu vực Westminster trung tâm Luân Đôn, nằm trong thành phố Westminster, vương quốc Anh. Nó nằm trên bờ bắc của sông Thames, phía tây nam của thành phố Luân Đôn và cách Charing Cross 0,5 dặm (0,8 km) về phía tây nam. Khá là hay, tôi vui mừng nói:
“Có thể dùng khu này để mở trung tâm thương mại và sản xuất thuật phiền thì nên đặt nhà máy tại đảo Vạn Cảnh ở huyện Vân Đồn. Nên làm trong bí mật và không để loạt ra ngoài, cử người canh gác xuyên suốt. Trẫm sẽ đi gặp các nhà nghiên cứu vào chiều nay”.
Khôi nói: “Vậy thần sẽ chuẩn bị để chiều nay bệ hạ gặp mặt họ”.
“Vậy thì ổn rồi, chuẩn bị đi”.
“Rõ”.
Tối hôm đó nhà khoa học Anh được tới hoàng cung dự tiệc, có một số nhà khoa học đang làm việc ở Đại Nam cũng tham dự. Lúc họ tới cảng Đại Nam, họ ngạc nhiên vì Đại Nam cũng phát triển không kém gì Châu Âu, trong thâm tâm họ nghĩ Đại Nam giống Trung Quốc một quốc gia phong kiến lạc hậu. Để khai mạc bữa tiệc tôi phát biểu:
“Trẫm rất vui vì các vị đã đồng ý làm việc tại Đại Nam. Khi làm việc tại đây trẫm cam đoan các vị sẽ có môi trường làm việc tốt nhất, ngoài ra những phát minh của các vị sẽ được trọng dụng. Tiền không thành vấn đề mà phát minh ấy có giúp được gì cho mọi người, đó là điều trẫm nghĩ còn các vị nghĩ sao?”.
Đại diện cho các nhà khoa học Sammuel đứng lên phát biểu: “chúng tôi rất hân hạnh khi được bệ hạ quan tâm và trọng vọng. Bệ hạ nói đúng tiền không thành vấn đề mà phát minh ấy có giúp được gì cho mọi người nên khi thấy bệ hạ đầu tư làm chúng tôi rất vui lòng. Chúng tôi sẽ cố gắng không làm bệ hạ thất vọng khi tin tưởng chúng tôi”.
Tháng 5 năm 1815, tôi tới khu nghiên cứu gặp các nhà khoa học và du học sinh lên kế hoạch tạo ra điện, đèn, xăng, dầu hoa, hắc in và những thứ liên quan. Việc này rất tốn kém thời gian nên việc này phải có thời gian.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT