Cuối năm 1805, ở Châu Âu liên minh thứ ba chống Pháp đã thất bại. Một số nước Châu Âu trở thành thuộc địa, bị lật đổ, bất ổn hoặc mất lãnh thổ, ottoman đang nội chiến còn vương quốc Anh còn ổn định được tình hình. Đại Nam đứng trung lập trong mọi vấn đề, tôi gây sức ép với Xiêm và xác nhập hầu hết điện tích phía đông sông mêkông tương đương điện tích Lào trừ tỉnh Xayabury rồi xoá toàn bộ khoảng nợ còn lại của Xiêm.
Trong thời gian này việc nghiên cứu và sản xuất được cải thiện. Tôi cho sản xuất theo kiểu dây truyền mỗi công xưởng chỉ sản xuất một số chi tiết của súng để đảm bảo an toàn. Nhờ thép tốt nên các loại súng cối 80 ly, 120 ly ra đời với nòng súng bền và nhẹ hơn. Tôi nhận thấy giá thành sản xuất súng cối và tốc độ sản xuất còn chậm nên quyết định sản xuất loại lựu đạn AT để tăng sức chiến đấu của bộ binh, có thể phóng lựu đạn AT từ đầu nòng súng trường 1874 cải tiến, dùng đầu đạn "chui" qua một lỗ ở giữa đáy lựu đạn.
Tháng 9 năm tôi tới phòng nghiên cứu rồi mở một cuộc hợp cải tiến vũ khí. Và sau đó đã cho sản xuất hai loại súng bắn đạn viên phù hợp với kiểu sản xuất thủ công lạc hậu hiện tại là súng trường mosin và súng tiểu liên Sten. Sten là phiên bản nhái MP28/II của Anh Quốc, được thiết kế cho công xưởng tối thiểu, chỉ cần một máy ép đã có khuôn (mà thay được bằng một ê tô) và một máy tiện kiêm chức khoan chuốt nòng. Còn súng trường mosin rất dễ chế tạo nhờ cơ cấu hoạt động đơn giản, vật liệu làm súng dễ kiếm, không có nhiều công đoạn phải gia công phức tạp.
Cuối tháng 9 năm 1805, tôi nói chuyện với các thương nhân Bồ Đào Nha. Khi tôi gặp họ, họ cúi chào rồi hỏi: “bệ hạ muốn gặp chúng tôi làm gì?”.
“Trẫm muốn bàn với các khanh nhập các giống cây từ Thuộc địa Brasil và mua nô lệ châu phi”.
“Cũng được nhưng chúng tôi nhận được lợi gì?”.
“Đây là hợp đồng mua bán giữa chúng ta” rồi tôi đưa bản hợp đồng ra.
Khi nhập về thương nhân sẽ được giảm 25% tất cả các loại thuế để duy trì kỹ thuật, giống, dạy nghề lần đầu và thu lợi 50% lần đầu thu thành quả. Bọn họ đồng ý, tôi định phát triển vùng đất Tây nguyên để cung cấp nhiều.
Đến tháng 11 bộ phận nghiên cứu cũng cho sản xuất dây thép gai. Tôi quá bất ngờ vì sự thông minh của đội ngũ nghiên cứu vì chất lượng thép để sản xuất dây thép gai không cần chất lượng nên dễ dàng sản xuất số lượng lớn. Các kỹ sư cũng đang cố gắng thay đổi các khẩu pháo sang loại nạp hậu để tăng tốc độ nạp đạn của pháo và các mẫu pháo mới cũng được tôi xem qua. Trong lịch sử chiến tranh thế giới khi xuất hiện hàng rào dây thép gai và súng máy là dấu chấm hết của lực lượng kỵ binh.
Đầu tháng 12 năm 1805, lúc thượng triều tôi nói: “trẫm sẽ thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Ngoài ra đặc khu kinh tế, khu tự trị, các nước liên bang sẽ có đặt quyền cao hơn tỉnh”.
“Nếu như đổi vậy thì các cấp bên dưới cũng phải đổi”.
“Khanh nói phải, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc phụ trách 2 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh và Tuần phủ chuyên trách chỉ 1 tỉnh”.
“Bệ hạ chia vậy thì các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn” một viên quan nói.
Tôi đáp lời: “Khanh hiểu rồi đó, giúp việc cho tổng đốc và tuần phủ có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp; Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, trẫm sẽ nắm nhiều quyền lực hơn với hệ thống trước”.
“Vương quốc Anh đã cử một phái đoàn tới muốn liên minh với chúng ta chống Pháp. Còn có hai con tàu có lá cờ rất lạ nhưng họ nói bằng tiếng Anh” quan bộ lễ lên tiếng.
Tôi hơi ngờ ngợ nhưng tôi hỏi kỹ lại: “có phải lá cờ có ba màu xanh đỏ trắng, đỏ và trắng xen kẽ nhau còn ô xanh nằm góc trái phía trên và có ngôi sao”.
“Dạ đúng rồi, họ nói họ đến từ hợp chủng quốc gì đó?”.
“Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”.
Tất cả các quan đều nhìn tôi: “Dạ đúng, sao bệ hạ biết vậy?”.
“À chuyện đó các khanh đừng quan tâm, bây giờ trẫm sẽ tiếp phái đoàn của Anh trước rồi gặp đoàn của Hoa Kỳ sau”.
Buổi thượng triều kết thúc, tôi đi gặp phái đoàn Anh trước. Tới khu tiếp phái đoàn, tôi bước vào phòng phái đoàn tiến lên hành lễ theo nghi thức hoàng gia Anh rồi lên tiếng:
“Tôi là đại diện của vương quốc Anh muốn liên minh chống Pháp”.
“Vấn đề này chúng ta nên bàn bạc kỹ lưỡng vì trẫm đang mắc một hiệp ước với Pháp”.
“Bệ hạ nói sao? Đại Việt đang có hiệp ước với Pháp” người đứng đầu phái đoàn miễn cưỡng nói.
“Trẫm không liên minh được nhưng có cách để hợp tác giúp vương quốc Anh”.
Sau đó hai bên thỏa thuận với nhau và thống nhất ký hợp tác lĩnh vực để trách việc đụng hiệp ước với Pháp mà còn có thể giúp nước Anh. Ngay lập tức tôi tới gặp các thương nhân người Mỹ, họ muốn sửa chữa đội tàu để cập bến Philippines, tôi cũng ngõ lời để tạo mối quan hệ với nước Mỹ.
Tối đến tôi tới thăm Ngọc Châu, nàng ấy đang ngồi ngắm khu vườn phía sau. Tôi bước tới ôm nàng ấy, nàng ấy giận mình nhưng không buông tay tôi ra khẽ nói: “sao chàng tới mà không nói gì vậy?”.
“Ta muốn tạo bất ngờ cho nàng” tôi mĩm cười.
Nàng ấy cũng cười rồi chúng tôi cùng nhau ngồi ngắm khu vườn đầy sắc màu này.