Bọn chúng không ngờ rằng những bức thư đó đã rơi vào trong tay của Thẩm Nguyệt, chuẩn bị bị trình lên trên công đường làm bằng chứng từ lâu.
Đám quan viên đó tất nhiên sẽ không để yên cho Thẩm Nguyệt tiến hành xét xử, vì vậy đã nghĩ ra trăm phương nghìn kế cản trở.
Nhưng một khi Thẩm Nguyệt công khai toàn bộ sổ sách, thư từ và các bằng chứng khác thì sự bất bình của công chúng đã tích tụ từ lâu chắc chắn sẽ sôi sục dâng lên, không ai có thể ngăn cản nổi.
Nếu như gã thủ thành không tham ô thì đập nước cũng sẽ không sụp đổ, Giang Nam cũng sẽ không bị nạn lũ lụt gây hại. Bây giờ ở bên ngoài thành có rất nhiều dân chúng không còn nhà để về, hoa màu ở hạ lưu không thể tiếp tục thu hoạch, tất cả đều là do một tay gã thủ thành gây nên.
Bây giờ công chúa muốn công khai xét xử chuyển này thì dân chúng làm sao có thể không ủng hộ?
Những người dân tị nạn ở ngoài thành nghe nói đến việc này thì đều vỗ tay tỏ ý vui mừng.
Đám nha dịch trong nha môn không dám động đến Thẩm Nguyệt, gã thủ thành vừa chết thì bọn chúng cũng đã trở thành rắn mất đầu.
Thẩm Nguyệt từng bước đi lên công đường mà không ai dám ngăn cản. Đám quan viên thông đồng làm bậy với gã thủ thành đều đã trở thành nỏ mạnh hết đà, lúc đang muốn nhân cơ hội đào tẩu thì đều bị dân chúng bắt trói đưa lên công đường.
Trước những bằng chứng xác đáng, không ai trong số đám quan viên này có thể trốn thoát, cuối cùng tất cả họ đều bị áp giải giam cầm theo luật của Đại Sở.
Về phần những quan viên địa phương thanh liêm trước đây bị gã thủ thành gắt gao chèn ép thì nhân lúc trong thành không có người quản lý, Thẩm Nguyệt đã giao hết cho Trịnh Nhân Hậu tạm thời quản lý khu vực Giang Nam này.
Trịnh Nhân Hậu chịu trách nhiệm đích thân đưa nha dịch đến nhà gã thủ thành để xét nhà phá án.
Những chiếc rương vàng bạc châu báu bị đem ra ngoài khiến cho dân chúng đều bàng hoàng.
Trịnh Nhân Hậu dùng vàng bạc tịch thu được để mua lương thực, bồi thường thích đáng cho các chủ khách điếm trong thành, sau đó vào buổi chiều ngày thứ ba thì ông ta chính thức mở cổng thành đón những người dân tị nạn vào thành.
Lúc đó Trịnh Nhân Hậu đã kêu gọi những người dân tị nạn bên ngoài thành sau khi vào thành phải tuân thủ trật tự cùng quy củ trong thành, bọn họ không được gây hỗn loạn, nếu như xảy ra chuyện gây hấn thì ngay lập tức sẽ bị đuổi ra khỏi cổng thành và không được phép vào thành lần nữa.
Dân chúng hận gã thủ thành đến thấu xương cho nên trong suốt mười mấy ngày bọn họ đều chặn đường không cho gã thủ thành được hạ táng.
Sau đó Trịnh Nhân Hậu đã ra lệnh cho người quấn xác gã thủ thành vào một chiếc chiếu rơm rồi mang ra bên ngoài thành để chôn cất qua loa, đến tận lúc này thì mọi chuyện mới xem như là đã kết thúc.
Chỉ có điều lúc đó mấy người Thẩm Nguyệt đã rời khỏi Giang Nam, những chuyện này đều diễn ra sau đó.
Tòa thành ban đầu còn tiêu điều quạnh quẽ, sau khi nhóm dân tị nạn tiến vào thì đột nhiên lại có thêm sinh khí.
Khách điếm nào cũng có đầy người tị nạn, chỉ cần có chỗ che mưa che nắng thì bọn họ đã rất thỏa mãn rồi cho nên tất cả mọi người đều tuân thủ quy củ, không hề gây ra chuyện náo loạn.
Ngoài khách điếm mỗi ngày đều có quan phủ đích thân đến tiếp tế lương thực để cho dân tị nạn xếp hàng nhận lương thực.
Thẩm Nguyệt cũng đích thân đến thăm khu tị nạn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT