Tiếp đó, toàn bộ Thiên Phật Câu, tất cả tượng phật trong hang đá, không kể là cụt tay hay té nghiêng, hoặc chỉ còn có nửa người, có cái chỉ còn có đầu phật, đồng loạt phóng ra ánh sáng màu vàng kim.

Trong chốc lát, ánh sáng vàng kim chiếu khắp nơi, định toàn bộ âm linh và thi sát dừng tại chỗ, rọi thẳng lên bầu trời.

Tiếng phật xướng trong hư không không ngừng nghỉ:

"Úm - ma - ni - bát - ni - hồng -...

Xa xa, thẳng cảnh du lịch Long Môn Thiên Quan có rất nhiều du khách đang dạo chơi và chụp ảnh.

Bỗng nhiên có du khách chỉ vào nơi nào đó ở biên giới tây nam: "Mọi người nhìn kìal"

Chỉ thấy nơi đó mây tía lượn lờ, phật quang chiếu rọi.

Bầu trời truyền đến tiếng tiếng phật âm.

Các du khách nhao nhao quỳ xuống đất.

Năm trăm dặm về phía tây nam Long Môn Thiên Quan, ngọn núi cao nhất của dãy núi Thái Hành - núi Ngũ Đài, trấn Hoài Đài nằm giữa năm ngọn núi đang đắm chìm trong một buổi chiều an lành.

Mấy đứa bé vui sướng nhảy nhót chơi đùa trên khoảng sân rộng trước chùa Hiển Thông.

Đúng lúc này, chuông gió trên ngọn tháp cao ngất nơi xa vang lên tiếng đỉnh đỉnh đang đang.

Bọn nhỏ không để ý lắm, bởi vì mỗi khi có gió, chuông gió trên tháp lộ thiên sẽ phát ra âm thanh dễ nghe.

Bọn nhỏ đã nghe quen tiếng này.

Nhưng bọn họ lại không hề chú ý tới, lúc này trời không hề có chút gió nào, mây trên trời như bức tranh tĩnh vật, không hề di chuyển.

Tiếp đó, trong lầu tháp chùa Hiển Thông cũng vang lên tiếng chuông du dương.

Bọn nhỏ ngẩng đầu, mê mang nhìn thoáng qua ông mặt trời treo phía tây ngọn núi, tiếng chuông này hình như vang lên sớm hơn ngày thường.

Chùa Hiển Thông có một tòa gác chuông, trên gác chuông ghi bốn chữ "Chấn Ngộ Đại Thiên".

Trong gác chuông treo một cái chuông U Minh nặng đến chục ngàn cân.

Sau khi các thế hệ cao tăng của núi Ngũ Đài viên tịch, người đời sau sẽ ghi tên họ trên giấy, dán lên chiếc chuông này, để "cùng tồn tại với chuông".

Tương truyền, tiếng chuông này có thể nối thẳng đến U Minh, trôi chảy đến Hoàng Tuyền, dùng tiếng chuông độ người Cửu U, tên cổ là "U Minh".

Chuông U Minh không cho phép du khách gõ vang, trong chùa miếu có hòa thượng chuyên phụ trách đánh chuông. Mỗi rạng sáng họ sẽ gõ vang chuông, để phá đêm tối, khi đó cũng là lúc các tăng nhân bắt đầu chuẩn bị tụng kinh.

Nhưng hôm nay, chưa đến hoàng hôn mà chuông đã vang lên.

Mà nếu bọn họ đứng ở bên trong gác chuông, e răng sẽ càng ngạc nhiên hơn, bởi vì lúc này bên trong gác chuông không hề có hòa thượng gõ chuông.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play