Hơn chín giờ sáng, chúng tôi đã đến huyện Kỳ. Cảnh sát hình sự già đã phong tỏa phòng của Từ Thiên Y, chúng tôi không thể lên đó được.

Ông Trương, tài xế bên đội cảnh sát hình sự đang đứng hút thuốc dưới lầu, u ám nhìn hai vị khách không mời là chúng tôi.

Vừa hay là phòng trọ của Từ Thiên Y nằm trên đường phố du lịch, có một hướng dẫn viên sáp lại gần kiếm mối làm ăn: “Hai bạn từ đâu đến thế? Có muốn đi tham quan huyện Kỳ trong vòng một ngày không? Chúng tôi có bao xe.”

Thấy chúng tôi từ chối thì hắn lại hỏi: “Thế có muốn tham quan Khương phủ không? Ở ngay bên kia phố thôi, vé vào cửa là mười lăm.”

Tôi nảy sinh ý nghĩ trong lòng: “Khương phủ à? Chủ nhân họ Khương sao?”

“Đúng đúng đúng, đó là gia đình địa chủ giàu có lâu đời từ thời nhà Minh, Thanh đến tận bây giờ. Nơi đó rất rộng lớn, nhìn thử bức tường đầu hồi (!) này xem, chao ôi, quá trời khí thế luôn. Cuối thời nhà Thanh thì cả gia đình họ dọn đến nước Mỹ sống, nghe nói sau khi cải cách mở cửa thì họ trở thành Hoa Kiều về nước đầu tư, đó là, đó là...”

“Tập đoàn Thiên Thịnh!”

Khó trách lịch sử làm giàu nhà này nghe quen tai quá, hóa ra là tổ trạch bên chồng tôi! Mà Từ Thiên Y lại sống ngay bên cạnh. Sao có thể trùng hợp đến thế chứ?

Cần phải đến đó xem mới được.

“Vé vào cửa mười lăm.”

“Tôi là con dâu nhà họ Khương, tôi quay về tổ trạch của mình cũng phải trả tiền mua vé à?”

Người bán vé trừng mắt, chỉ vào bảng hiệu “Kiến trúc cổ được Quốc gia bảo vệ”. Tôi vẫn muốn tranh luận nhưng cảnh sát Nhậm đã nhanh tay thanh toán tiền, tóm tôi đi vào trong.

Tổ trạch nhà họ Khương rất lớn, ngoài ra còn rất kỳ quái. Cửa nhà Khương Thiên Kỳ xây rất cao, dựa theo tỷ lệ chiều cao của con người thì quá lãng phí. Tôi chưa từng nhìn thấy loại cổng tò vò như thế này ở các kiến trúc Trung Quốc cổ xưa.

Cảnh sát nhậm đứng ở phòng khách, đột ngột gọi tên tôi: “Liễu Kiều Kiều.”

“Anh gọi tên tôi nghiêm túc thế làm gì?”

Mắt cảnh sát Nhậm dính chặt vào bức tường đối diện, chỉ vào nó nói: “Cô nhìn xem.”

Khác với các gia đình sống ở thời kỳ cuối nhà Thanh, phòng khách tổ trạch nhà họ Khương không dán hình Bồ Đề Đạt Ma, thay vào đó một một tấm ảnh dán tường.

Phần lớn ảnh đã bị bóc ra, nhưng có một tấm còn nhìn rõ. Đó là ảnh của chủ nhà họ Khương ngồi song song với một quan viên nhà Thanh. Hắn mặc áo khoác dài bên ngoài, trông có vẻ trẻ trung điển trai, dáng người thẳng tắp, mà mặt của hắn, gương mặt này...

“Hậu duệ hơn một trăm năm sau có thể nhìn giống tổ tiên của mình không?” Cảnh sát Nhậm hỏi tôi.

“Không phải giống.” Tôi tháo ảnh dán tường xuống, nhẹ nhàng phủi lớp tro bụi đi: “Mà là cùng một khuôn đúc ra với Khương Thiên Kỳ.”

“Nghĩa là sao? Cô nói hắn là chồng cô? Để tôi nhìn xem... Được chụp vào năm 1898, thế thì hắn ít nhất cũng phải 150 tuổi rồi à?”

“Hắn có chỗ nào không kỳ lạ à, thêm chuyện này cũng vậy thôi.” Tôi phiền lòng nói.

Tôi nhớ đến một chi tiết là chồng tôi không thích chụp ảnh. Không tính đến bộ ảnh cưới chụp cùng với tôi, hoặc là thỉnh thoảng sẽ cho phép tôi chụp lén hắn, còn lại hắn không chấp nhận bất kỳ loại ống kính nào, ngay cả phỏng vấn cũng ít khi nhận.

Điện thoại của tôi vang lên, cảnh sát hình sự già trước đó bảo chúng tôi qua bên kia một chuyến: “Cô Khương, chúng tôi điều tra được một ít đồ vật kỳ lạ.”

Lúc đầu tôi còn nghi ngờ, không hiểu tại sao ông ta không chịu mở cửa phòng Từ Thiên Y cho chúng tôi vào. Đến nơi tồi tôi mới biết, toàn bộ vách tường đỏ một màu máu, từng vệt máu lớn xuất hiện khắp nơi, bắn tung tóe lên tận trần nhà. Còn bồn tắm thì xuất hiện một đống xương người sạch sẽ nằm rải rác bên trong.

Cảnh sát địa phương mặc thường phục vội vàng lưu trữ chứng cứ, cảnh sát hình sự già thì dẫn chúng tôi đến một tấm bản được ép lại bằng vỏ cây sồi: “Hình như Từ Thiên Y đang theo dõi nhà họ Khương và điều tra chồng cô. Cô ấy có nói với cô chuyện này không?”

Tôi nhìn những manh mối, đinh ghim, giấy ghi chú và ảnh chụp ngang dọc đan xen trên tấm bảng...

1130TCN – Trận Mục Dã (còn được gọi là Vũ vương khắc n hay Vũ vương phạt Trụ, là cuộc quyết chiến giữa Đế Tân và Chu Vũ vương, mở ra việc thành lập triều đại nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc).

218TCN – Từ Phúc vượt biển (chỉ sự kiện Từ Phúc sang Nhật tìm thuốc trường sinh bất lão).

79 – Thành Pompeii sụp đổ (thảm họa núi lửa Pompeii ở Ý).

630 – Huyền Trang đến Tây phương thỉnh kinh.

794 – 800 Tỳ kheo ni đã ngã xuống ở Heiankyo (sự kiện 800 nữ tu qua đời ở Kyoto.

...

Chữ viết của cô gái này vô cùng phóng túng, làm người ta đọc thấy mắc ói. Những hàng chữ xâu chuỗi lại với nhau không có ý nghĩa rõ ràng, đó chỉ là những sự kiện lịch sử không có liên quan gì đến nhau.

Tôi xoa thái dương, đưa mắt quan sát hai bức ảnh khác nhau trên bảng.

Bên cạnh chữ “1900 Alaska” có một người ăn mặc quần áo truyền thống của người dân tộc bản địa Eskimo. Hắn đứng giữa một đám thủy thủ người da trắng, đôi mắt lạnh sắc bén nhìn thẳng vào máy ảnh. Sau lưng họ là một con cá voi rất lớn, đằng xa chính là những tảng băng trôi chìm nổi ở Bắc Băng Dương

Tấm ảnh tiếp theo là “1996 về nước”. Khương Thiên Kỳ mặc âu phụng, đi giày da bước xuống xe thì bị chụp lại.

“Đây là giám đốc Khương à?” Cảnh sát hình sự già nghi ngờ chỉ vào tấm ảnh cuối cùng.

“Tôi không biết.”

“Chắc là cha chồng cô rồi.” Cảnh sát hình sự già bổ sung theo tiềm thức.

Trong tầm hiểu biết của ông ta thì con người không có khả năng sống hơn hai mươi năm mà không già đi, cho nên Khương Thiên Kỳ nhất định là con nối dõi của người trong hình.

Tôi đổ mồ hôi lạnh như tắm, tay nắm chặt tấm ảnh nằm trong túi. Mắt tôi nhìn chăm chú vào tấm bảng trước mặt, truy xét lại hết thảy ngọn nguồn lịch sử: Năm 1130 trước công nguyên, Triều Ca.

Nếu, tôi nghĩ là nếu như ảnh chụp của chúng tôi mà xuất hiện ở đây, mang đi kiểm định thì họ sẽ phát hiện ra tất cả đều là Khương Thiên Kỳ.

Dựa vào đâu mà chúng ta cho rằng hắn chỉ sống chừng 150 năm? Có lẽ nào những sự kiện lịch sử Từ Thiên Y ghim ở đây đều có quan hệ với Khương Thiên Kỳ.

Trong nháy mắt, giả thuyết này làm sống lưng tôi ớn lạnh: ông chồng cùng chung chăn gối với tôi hàng đêm khả năng cao đã sống qua ba ngàn năm ở Trái Đất này.

Thời gian lâu dài đến nỗi làm tôi ngơ ngẩn. Đến khi bước xuống lầu rồi tôi vẫn mê mang không rõ.

Hướng dẫn viên lại tiến lên nói: “Có muốn đi tham quan huyện Kỳ trong vòng một ngày không?”

“Chúng tôi đến đây điều tra án mạng.”

“Vất vả lắm mới đến được đây, đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan mộ Trụ Vương chứ!”

Tôi nắm được điểm mấu chốt, tách ra khỏi cảnh sát Nhậm để nói chuyện với hướng dẫn viên du lịch: “Anh nói gì? Nơi này có mộ Trụ Vương?”

Hướng dẫn viên du lịch cười khúc khích: “Cô thì gọi là thế, còn dân ở đây từ xưa gọi là Triều Ca!”

Tôi nghe như sét đánh ngang tai!

Bảng ghim thông tin của Từ Thiên Y... Giấc mơ kỳ lạ...

Tôi nhớ mang máng có nhìn thấy đế quân đứng ở trên đài cao nhìn xuống ở trong mộng. Đó chính là Trụ Vương!

Trụ Vương thời nhà Thương dời đô đến Triều Ca, sau đó bị Tây Chu công phá, ngai vàng 800 năm triều đại nhà Thương đã chấm dứt như thế đấy.

Chuyện này có liên quan đến Khương Thiên Kỳ sao?

“Tôi muốn đi xem mộ Trụ Vương!”

Cảnh sát Nhậm khiếp sợ: “Chồng cô đang ngồi tù, người thứ ba phá hoại gia đình cô đã ăn sống sáu người mà cô còn nổi hứng vớ vẩn, giờ này mà đi dạo du lịch gì nữa hả?”

Tôi kéo hắn lên xe rồi kể về giấc mơ của tôi.

Cảnh sát Nhậm chau mày: “Gì nữa đây, còn lòi ra chuyện kiếp trước kiếp này à? Chồng cô là Trụ Vương, còn cô là Đát Kỷ, hai người đồng thời đầu thai chuyển thế tiếp tục tình duyên kiếp trước, đặc biệt đến đây gây họa cho tên cảnh sát giao thông này hả? Hay kiếp trước tôi là thái giám ở bên cạnh hai người?”

“Không phải! Tôi chỉ là nô lệ thôi, địa vị thấp lắm, còn sống ở nhà gạch nung nữa mà. Tôi và Trụ Vương cách biệt xa xôi vô cùng, còn chồng tôi... hắn chưa từng xuất hiện, tôi đâu có mơ thấy anh nào đẹp trai.”

Cảnh sát Nhậm: “Vậy đêm nay cô cố gắng nằm mơ tiếp đi, mộng đẹp một tí, tranh thủ làm Đát Kỷ cho rồi.”

Tôi:...

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play