6.

Tất nhiên là những lời này tôi không hề nói ra.

Kể từ khi xác nhận tôi bị suy giảm nhận thức cảm xúc, bác sĩ tâm lý đã nhắc nhở tôi thỉnh thoảng phải chú ý đến phép tắc và lễ độ trong các tình huống giao tiếp xã hội thường ngày.

Có thể tôi cảm thấy những lời này nói ra chẳng có ý gì, nhưng những người bình thường hơi nhạy cảm thì có thể sẽ sinh ra ấn tượng kỳ lạ hoặc không tốt về tôi.

Chẳng hạn như sự thờ ơ, lạnh nhạt, không hợp lẽ thường.

Nghĩ đến đây, tôi ổn định lại tinh thần, nở một nụ cười tiêu chuẩn.

Thực hiện đúng từng câu theo sách dạy lễ nghi.

Không sai một chữ.

“Ừm, năm đó gây thêm rắc rối cho anh rồi.”

“Vậy bây giờ tôi có thể giúp gì được cho anh không?”

Tôi tự cho rằng mình đã đáp lại một cách vô cùng hoàn hảo, không có bất cứ vấn đề gì.

Nhưng Sầm Sơ dường như hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Sắc mặt anh ta lập tức thay đổi, trừng mắt nhìn tôi, nghiến răng trèo trẹo.

“Ôn Lê!” Anh ta gầm gừ: “Em có thể đừng giả vờ nữa được không, đừng giả bộ như hoàn toàn không quen biết anh rồi bày ra vẻ mặt lạnh lùng cự tuyệt, xa cách ngàn dặm như thế!”

Khuôn mặt Sầm Sơ trông có vẻ bực bội cáu kỉnh.

Nhưng tôi cảm thấy rất kỳ quái.

Tôi ghét phải xử lý các mối quan hệ giữa người với người phức tạp như thế này.

Tôi cũng ghét phải suy đoán trạng thái tinh thần của người khác.

Đúng lúc này, tiếng điện thoại trong phòng ngủ bỗng vang lên, tôi giống như tìm được cứu tinh, vội vàng chạy vào nghe điện thoại.

7.

Là Mạnh Hàng.

Anh ấy là bạn nhảy của tôi trong cuộc thi đôi lần này.

Giáo viên dạy khiêu vũ của tôi khi tôi còn ở London là một bậc thầy đứng đầu của giới khiêu vũ, đồng thời cũng là chú của Mạnh Hàng.

Ông ấy từng nhận xét về hai người chúng tôi như thế này:

“Nói về tài năng thì Ôn Lê nhỉnh hơn một chút.”

“Nhưng mà Ôn Lê, cháu vẫn còn thiếu một chút gì đó, có biết là gì không?”

“Cháu chỉ có kỹ năng, không có cảm xúc.”

Vì nhà có việc nên Mạnh Hàng không thể ngồi cùng chuyến bay về nước với tôi.

Anh ấy chỉ vừa mới đáp xuống Thượng Hải.

“Này A Lê, anh đã về nước rồi!” Giọng nói của Mạnh Hàng luôn đặc biệt tràn đầy năng lượng, anh ấy hét vào mặt tôi qua điện thoại: “Em có biết hôm nay là ngày gì không?”

“Sinh nhật anh à?” Tôi nói.

“Em đỉnh quá, có chuẩn bị quà sinh nhật cho anh không thế?”

“Ừm, có chứ, quà bất ngờ.”

Bởi vì độ nhạy cảm với thế giới bên ngoài quá thấp, vậy nên tôi sẽ đặc biệt chú trọng phép xã giao.

Đối với những thứ như sinh nhật và ngày kỷ niệm, tôi sẽ note trước vào mục ghi chú trên điện thoại của mình.

Tránh cho người ta trách tôi lơ là qua quýt.

Mạnh Hàng ở đầu dây bên kia reo lên vui vẻ.

Tôi cảm thấy lần này hẳn là mình không hề nói sai.

Sau khi cúp điện thoại, tôi mới nhớ ra ở ngoài cửa vẫn còn một người.

Nếu không còn việc gì nữa, vậy thì tôi có thể lịch sự tiễn khách đi được rồi nhỉ?

Ngay khi tôi đang cân nhắc xem nên nói như thế nào thì Sầm Sơ đã tự mình lên tiếng trước:

“Ôn Lê, lúc trước em đã từng nói trí nhớ của em không tốt, ngoại trừ anh và người nhà của em thì em sẽ không cố gắng ghi nhớ sinh nhật của bất cứ ai.”

Trí nhớ của tôi thực sự không tốt.

Lúc trước vậy mà lại nói ra những lời này……

“Vậy nên” Anh ta ngừng một lát, nói tiếp: “Em thực sự không còn gì để nói với anh sao?”

Tôi vắt óc suy nghĩ.

Cuối cùng nghĩ ra một câu chắc chắn sẽ không làm anh ta mích lòng.

“Ồ, phải rồi, chúc anh đính hôn vui vẻ.”

8.

Sầm Sơ sau khi nghe xong câu này thì không nói thêm được gì nữa.

Sắc mặt thậm chí còn tái nhợt hơn hẳn, lạnh lùng xoay người rời đi.

Tôi hy vọng anh ta sẽ không tới nữa.

Dù sao thì, một người yêu cũ tốt thì nên giống như đã chết.

Tôi ước gì anh ta có được cái nhận thức này.

Và yên ổn làm một người chết đi ha.

Buổi tối, tôi đến địa chỉ mà Mạnh Hàng gửi cho tôi theo thời gian đã hẹn.

Đó là một quán bar nhỏ.

Anh ấy lớn lên ở London, ở trong nước gần như không có bạn bè.

Vậy nên ngày sinh nhật này chỉ có duy nhất một mình tôi đến tham dự.

Nhìn thấy tôi, Mạnh Hàng nhảy cẫng lên, vẫy vẫy tay với tôi không ngừng.

“Ôn Lê!”

Anh ấy là một vũ công điển hình, dáng người cao ráo, vô cùng nổi bật giữa đám đông.

Tôi khẽ nở nụ cười.

“Chúc mừng sinh nhật nhé bạn nhảy yêu quý của em.”

Nói xong, tôi lấy món quà từ trong túi ra rồi đưa cho anh.

Là một chiếc đồng hồ.

Vài ngày trước tôi tình cờ thấy nó trên một trang web thời trang nên mua về để làm quà tặng.

Mạnh Hàng có vẻ cực kỳ yêu thích món quà này.

Anh nhìn trái ngắm phải, vội vàng đeo nó lên tay, còn hào hứng giơ tay lên cho tôi xem: “Này Ôn Lê, mắt thẩm mỹ của em đỉnh thật đấy!”

Tôi gật gật đầu.

Cũng không nói thêm gì cả.

Chúng tôi trò chuyện một lúc, Mạnh Hàng đột nhiên ngẩng đầu lên quan sát vẻ mặt của tôi.

“A Lê, hôm nay tâm trạng em không được tốt à?”

9.

Thực ra đối với những cảm xúc bên trong mình, có lúc tôi cũng phản ứng hơi chậm chạp.

Nhưng ít nhất có một điều mà tôi biết.

Đó là bởi vì sáng nay tôi ngủ không ngon.

Chỉ mới 6 giờ sáng mà cái người chồng sắp cưới cũ tên Sầm Sơ kia đã đến gõ cửa làm phiền, cả ngày thiếu ngủ khiến cho tinh thần của tôi kiệt quệ.

Có lẽ là vì vậy nên mới sản sinh ra một chút cảm xúc không được vui vẻ cho lắm.

Nghĩ đến Sầm Sơ, tôi lại tiện tay ấn vào Weibo.

Sau khi rời khỏi nhà tôi, ngay buổi chiều anh ta đã đưa ra một bản tuyên bố thông qua tài khoản chính thức của tập đoàn nhà họ Sầm.

Tuyên bố rằng mình không hề đính hôn.

Cô gái đang ngồi ăn cùng Sầm Sơ trong bức ảnh mà đám phóng viên chụp được thực ra là vợ sắp cưới của chú Ba anh ta.

Không thể không nói, Sầm Sơ chính là người trong mộng của rất nhiều cô gái.

Sau khi tuyên bố được đưa ra, rất nhiều người đã bình luận ở bên dưới.

[Tôi đã nói là anh ấy sẽ không thể tùy tiện đính hôn mà!]

[Đó là một người câm điếc đấy, làm ơn đi, thiếu gia nhà họ Sầm mà lại yêu cô ta á?]

[Chú Ba à…… He he, chú Ba của anh ấy thì tôi yên tâm rồi.]

Chú Ba của Sầm Sơ…… Tôi cũng có chút ấn tượng.

Trước đây khi thảo luận về việc đính hôn với nhà họ Sầm tôi đã gặp qua ông ta vài lần.

Khi đó ông ta vẫn đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của tập đoàn nhà họ, tuổi ngoài bốn mươi, đã ly hôn ba lần, mặt phệ tai to, từ thời còn trẻ đã hói đầu, tóm lại là hoàn toàn phù hợp với hình tượng một doanh nhân giàu có bóng nhẫy béo phệ trong tâm trí mọi người.

Không ngờ bây giờ ông ta đã già như vậy rồi lại vẫn còn kết hôn.

Mà đối phương vẫn còn rất trẻ.

Tôi bấm vào bức ảnh trong phần bình luận.

Sầm Sơ và cô gái kia ngồi đối diện nhau trong một nhà hàng đồ Tây.

Cô gái khẽ mỉm cười, bụng nhỏ hơi nhô ra.

Tôi nhìn vào khuôn mặt của cô ấy.

Kí ức ngày xưa dần dần hiện về.

Là cô ấy ư?

Cô gái khuyết tật mà tôi đã tài trợ.

Hồi đó tôi đi lên miền núi cùng mọi người trong dự án từ thiện của bố mẹ tôi để làm công tác điều tra.

Chúng tôi ở tạm trong một trường học một ngày.

Trước khi rời đi, cô ấy đi theo chúng tôi, khẽ hỏi: “Tôi không muốn bị mắc kẹt ở đây cả đời, mọi người có thể…… có thể cho tôi một cơ hội ra ngoài được không?”

Cô ấy nói rằng mình chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ, gây dựng sự nghiệp.

Khi đó tôi đã cảm thấy cô ấy rất dũng cảm.

Không ngờ rằng.

Người ngây thơ lại là tôi.

Hóa ra sự nghiệp mà cô ấy nói lúc đầu chính là gả cho chú Ba của nhà họ Sầm, một người không có bất cứ năng lực gì khác ngoài việc thừa kế cổ phần và nhận cổ tức hàng năm.

Sớm biết như vậy, tôi thà tài trợ cho người khác còn hơn.

10.

Thấy tôi thẫn thờ nhìn vào điện thoại, Mạnh Hàng cúi đầu hỏi:

“A Lê…… có phải em vẫn còn buồn vì thua trong trận tái đấu lần trước không?”

“Hả?”

Tôi vẫn chưa kịp phản ứng lại.

Anh ấy đang nói về vòng thứ hai của cuộc thi Khiêu vũ cổ điển thế giới được tổ chức ở Anh lần trước.

Những thí sinh lọt vào bán kết đều là những vũ công trẻ có thành tích lẫy lừng.

Tôi và Mạnh Hàng hợp tác với nhau, cùng nhau tiến vào chung kết.

Nhưng chỉ đứng ở vị trí thứ ba.

Các giám khảo đã đưa ra lời khuyên giống như chú của Mạnh Hàng.

[Động tác của vũ công nữ không chê vào đâu được, nhưng về cảm xúc thì có vẻ như vẫn còn hơi thiếu một chút…… Khi bạn nhảy nam bị thương, em nên đau đớn, hoảng loạn và sợ hãi. Mà cảm xúc của em thì sao? Tôi không nhìn thấy nó.]

“Có phải là em đã gây trở ngại cho anh rồi không?”

Trong một cuộc thi cần sự hợp tác, một người phát huy rất tốt còn người kia phát huy rất tệ.

Vậy thì người tệ kia hẳn là nên cảm thấy áy náy và hổ thẹn.

Đây là lễ nghi giao tiếp xã hội.

Tôi thở dài một hơi, cố gắng bày tỏ tâm trạng áy náy và tự trách của mình.

Không biết là cách thể hiện cảm xúc của tôi đã có tiến bộ chưa nữa.

Mạnh Hàng vội vàng đứng dậy xua tay:

“Không không không, A Lê em đừng nghĩ như vậy, anh tuyệt đối không hề có ý đó!”

Anh ấy đứng lên quá nhanh.

Hơn nữa không biết ai đó đã làm đổ rượu ra sàn.

Cái chai trên quầy bar rơi xuống, đập thẳng vào chân anh.

Mảnh chai văng tung tóe, một vết thương gớm ghiếc lập tức xuất hiện, máu cũng đột ngột tuôn ra.

Đối với một vũ công mà nói, đôi chân tuyệt đối là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể.

Chân hỏng rồi thì toàn bộ sự nghiệp cũng sẽ bị hủy hoại.

Trái tim tôi như ngừng đập.

Một cảm giác vô cùng kỳ lạ từ từ dâng lên.

“Mạnh Hàng, anh…… anh, anh phải đi bệnh viện.”

Môi tôi run run, lắp bắp không nói nên lời.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play