Cuộc Sống Bí Mật Của Các Nhà Văn

Hoa khôi Sarajevo


8 tháng

trướctiếp

Cuộc đời thật khác khi ta trải nghiệm nó và khi ta xem xét nó tỉ mỉ sau khi mọi việc kết thúc.
Georges SIMENON
Tôi gặp Soizic Le Garrec vào mùa xuân năm 1996 trên một chuyến bay từ New York tới Paris. Cô ấy ngồi cạnh tôi, gần cửa sổ, và đang mải miết đọc một trong những cuốn tiểu thuyết của tôi. Đó là cuốn Một thành phố nhỏ ở Mỹ, cuốn mới nhất được xuất bản, mà cô ấy mua tại sân bay. Không tự giới thiệu về mình, tôi hỏi Soizic có thích cuốn sách không - bấy giờ cô ấy đã đọc được chừng trăm trang. Ở đó, giữa những đám mây, Soizic bình thản đáp rằng cô ấy không thích nó chút nào và hoàn toàn không hiểu tại sao tiểu thuyết gia này lại tạo được sức hút lớn đến vậy. Toi lưu ý cô ấy rằng dẫu sao Nathan Fawles cũng vừa được nhận giải Pulitzer, nhưng Soizic cam đoan với tôi rằng cô ấy không tin tưởng chút nào vào các giải thưởng văn chương và các dải băng vinh danh làm biến dạng bìa sách chỉ là những cái bẫy dành cho kẻ khờ. Tôi trích dẫn Bergson hòng gây ấn tượng với cô ấy (chúng ta không nhìn thấy chính các sự vật; chúng ta thường chỉ đọc những cái nhãn đính trên sự vật.”), nhưng không gây được ấn tượng gì.
Sau một hồi, không kìm được nữa, tôi tiết lộ với Soizic rằng tôi chính là Nathan Fawles, nhưng chuyện này dường như không khiến cô ấy xúc động hơn. Bất chấp khởi đầu khó khăn này, chúng tôi vẫn chuyện trò không ngừng suốt chuyến bay kéo dài sáu tiếng. Hay đúng hơn, chính tôi không ngừng khiến cô ấy lơ là việc đọc sách, bằng những câu hỏi của mình.
Soizic là một bác sĩ trẻ ba mươi tuổi. Tôi ba mươi hai tuổi. Soizic kể tôi nghe bập bõm một phần câu chuyện của cô ấy. Năm 1992, khi vừa tốt nghiệp ngành Y, cô ấy lên đường tới Bosnia để gặp lại người bạn trai thời đó, một người quay phim cho kênh Antenne 2. Đó là khởi đầu của thứ sắp trở thành cuộc bao vây dài nhất chiến tranh hiện đại: nỗi thống khổ của Sarajevo. Sau vài tuần, gã kia trở về Pháp hoặc lên đường ghi hình những cuộc xung đột khác. Soizic ở lại. Cô ấy gia nhập những tổ chức nhân đạo có mặt trên địa bàn. Suốt bốn năm trời, cô chịu đựng khổ hình cùng ba trăm năm mươi nghìn dân, dốc sức mình phục vụ thành phố bị vây hãm.
Đúng là tôi không thể giảng cho cô một bài trọn vẹn, nhưng nếu cô muốn hiểu điều gì đó về câu chuyện này, về câu chuyện của tôi và cùng đó là câu chuyện liên quan đến gia đình cô, cô cần phải ngược dòng tìm hiểu thực tế thời bấy giờ đã: thực tế về sự tan rã của Nam Tư trong những năm tiếp sau các sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và Liên bang Xô viết giải thể. Kể từ thời hậu chiến, vương quốc Nam Tư cổ đã được thống nhất bởi thống chế Tito nhờ việc thiết lập liên bang cộng sản sáu nhà nước thuộc bán đảo Balkan: Slovenia, Croatia, Montenegro, Bosnia, Macedonia vì Serbia. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, các nước Balkan trải qua thời kỳ chủ nghĩa dân tộc lên ngôi. Trong bối cảnh căng thẳng kịch phát, cường nhân của đất nước, Slobodan Milosevic, khơi lại ý tưởng về một Serbia Vĩ đại tập hợp tất cả các dân tộc thiểu số xứ Serbia vào cùng một lãnh thổ. Slovenia, Croatia, Bosnia và Macedonia lần lượt đòi độc lập, điều này gây nên một loạt xung đột dữ dội và chết chóc. Trên nền tảng thanh trừng sắc tộc và sự bất lực của Liên Hợp Quốc, chiến tranh Bosnia trở thành cái lò sát sinh khiến hơn một trăm nghìn người thiệt mạng.
Khi tôi gặp cô ấy, cả da thịt lẫn tâm trí Soizic đều đã hằn những vết sẹo rỗ của khổ hình Sarajevo. Bốn năm khiếp sợ, bom đạn oanh tạc không ngừng, đói, rét, bốn năm đạn rít bên tai, thao tác phẫu thuật đôi khi được thực hiện không thuốc tê. Soizic thuộc số những người sống giữa lòng đau khổ của thế giới. Nhưng toàn bộ chuyện này khiến cô ấy tổn thương. Đau khổ của thế giới sẽ trở thành gánh nặng thừa sức đè bẹp bạn nếu bạn biến nó thành một vấn đề cá nhân.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp