Hiện tại đường nâu của Nguyễn Vô Niệm tại Lôi Dương rất được chào đón dù giá cao gấp đôi đường mật. Cứ so sánh với giá gạo hiện thời 1 hộc (10 thưng, 1 thưng tương đương hơn 0,6 ký) gạo có giá 3 tiền đủ cho 1 người ăn trong một tháng. Năm 1439 triều đình quy định cứ 1 quan thì ăn 10 tiền, 1 tiền thì ăn 60 đồng, do đó 1 người trong 1 tháng chỉ ăn cơm không thì cũng đã phải tốn 180 đồng. Trong khi đó đường mật có giá 1 tiền 1 cân, đường nâu Nguyễn Vô Niệm trực tiếp nâng lên 1 cân 2 tiền. Nếu khấu trừ ra chi phí mua bánh mật, tiền công làm thì 1 cân đường nâu bán ra Nguyễn Vô Niệm lời được 40 đồng. Tuy không dám nói là một vốn bốn lời, thế nhưng cũng giúp hắn thu được nguồn lợi lớn.
Sau khi có được tiền Nguyễn Vô Niệm lại bắt đầu mày mò mua đất, thuê người trồng mía. Hắn chọn những mảnh đất ở vùng trung du, không quá màu mỡ, đối với kinh tế trồng lúa mà nói ít ai thèm chọn, chủ yếu là để bọn hắn trồng khoai. Cũng nhờ quen biết nhiều người trong huyện, Nguyễn Vô Niệm rất nhanh mua được mười mẫu đất, với 20 mẫu đất Nguyễn Vô Niệm thuê 1 người quản lý, xây dựng nên đồn điền, lại thuê 3 tá điền trồng mía. Thời đại này địa chủ chủ yếu cho tá điện cày cấy trên ruộng sau đó tiến hành thu tô. Tô cũng rất nặng thấp nhất cũng là một nửa sản phẩm thu được. Tuy vậy chế độ địa tô ở phương Đông cũng xem như nhẹ nhàng rồi, tại phương Tây đặc biệt như Pháp thì người nông nô cũng chỉ giữ lại được 15% sản phẩm mà bọn họ làm ra mà thôi. Do đó đối với việc Nguyễn Vô Niệm thuê chiếm lấy 100% sản phẩm, nhưng một tháng trả lương cho mỗi nhân công 1 tiền, bọn hắn ngược lại vẫn có thể trồng trọt ruộng lúa nhà mình, vừa có thể kiếm thêm thu nhập đương nhiên nguyện ý làm.
Sau khi trồng được mía, Vô Niệm tiếp tục thuê người mở ra xưởng làm mật mía, nhân công có chừng 24 người chia làm 3 ca làm việc liên tục 24/7. Thay vì nấu đường theo từng mẻ, Nguyễn Vô Niệm lại áp dụng phương pháp nấu đường của phương Tây mà hắn đã đọc được ở thư viện toà thánh Vatican trước đó. Phải nói rằng thư viện của Vatican cực kỳ đồ sộ, trong đó chứa đựng gần như là cả một kho tàng tri thức của nhân loại. Túc trực ở Vatican 5 năm, Nguyễn Vô Niệm vì sợ chết lần nữa nên chỉ ru rú ở trong thư viện đọc sách, không biết có phải địa phủ cho hắn bàn tay vàng hay không nhưng Nguyễn Vô Niệm có được khả năng thứ gì đọc qua sẽ không quên. Do đó 5 năm hắn liên tục đọc sách bổ sung kiến thức, thế nhưng vẫn chưa được 1 phần 10 đầu sách của thư viện toà thánh, kết quả đến năm thứ năm, một giá sách đã cũ trực tiếp đổ sập đè chết Nguyễn Vô Niệm ở bên dưới đống sách kia kết thúc một kiếp đầy nhàm chán.
Tuy vậy sức mạnh của tri thức lúc này đã phát huy giá trị, nếu phương pháp nấu đường truyền thống là nấu theo mẻ thì Nguyễn Vô Niệm áp dụng phương pháp sử dụng nhiều chảo khác nhau. Theo đó vẫn như phương pháp truyền thống, nước mía ép thu được đem nấu lên sẽ tạo thành dung dịch đặc gọi là syrup đường, để nguội sẽ đông thành khối, hiện tại thủ công nghiệp nấu đường chỉ dừng lại ở đây gọi là tạo ra mật đường, trên khối sẽ có các hạt đường nhỏ li ti, sau khi thấy Nguyễn Vô Niệm bán đường cát với giá cao, bọn hắn cũng cạo ra những lớp đường cát này để đem bán. Đây chính là đường chưa qua tinh chế. Sau khi cô đặc được dung dịch đường thì bọn hắn lại nấu mẻ mới.
Thế nhưng tại xưởng của Nguyễn Vô Niệm, hắn không dùng nồi lớn để nấu đường mà dùng chảo, như vậy thể tích khối syrup sử dụng là nhỏ nhất mà bề mặt tạo ra đường cát là lớn nhất. Nguyễn Vô Niệm lại sử dụng rất nhiều chảo nấu syrup đun liên tục, khi syrup tại chảo đầu tiên được nấu đến nồng độ nhất định thì sẽ được dẫn sang chảo tiếp theo, trong khi chảo đầu tiên lại tiếp tục châm syrup mới vào, tiết kiệm được thời gian cô đặc đường cũng như tạo ra được đường cát nhiều hơn. Phần đường cát Nguyễn Vô Niệm thu lại, còn khối mật đường lại đem đi tinh chế ra thành đường nâu, từ đó bán ra thị trường.
Với việc tự chủ được nguồn nguyên liệu, sản xuất liên tục tạo ra sản lượng lớn, thời gian tạo đường giảm xuống, nếu trước kia để tạo ra một cân đường nâu Nguyễn Vô Niệm mất 80 đồng thì lúc này giảm xuống chỉ cần 50 đồng một cân. Nguyễn Vô Niệm lại mở ra tiệm “Điềm” chuyên bán đường, nhờ cái tên đơn giản, dễ hiểu cửa tiệm gây được sự chú ý rất lớn. Sau khi giảm được giá đường nâu chế xuất, Nguyễn Vô Niệm trực tiếp bán ra giảm giá đường xuống còn 80 đồng, chỉ hơn những người khác bán mật đường 20 đồng. Nhưng với chất lượng đường của Nguyễn Vô Niệm thì người ta liền nguyện ý mua đắt hơn một chút, hơn nữa còn mua nhiều hơn vì giá rẻ, thậm chí một vài gia đình nghèo khi có người ốm cũng dành dụm ra mà mua một cân đường. Từ đó đường mật tại huyện Lôi Dương buôn bán ngày càng khó khăn.
Tiếp đó Nguyễn Vô Niệm lại tiến hành chiến dịch quảng cáo, hắn thuê những thầy lang bắt đầu tuyên truyền những lợi ích của đường nâu mang lại như đẹp da, ngừa mụn, giảm đau bụng kinh, bổ tì phế các loại, những lời đồn nửa thật nửa giả càng khiến cho danh tiếng của tiệm càng tăng cao, người mua cũng càng nhiều. Trong khi đó đường mật lại ế ẩm, Nguyễn Vô Niệm dùng phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa cạnh tranh trực tiếp chơi chết những nhà làm mật đường này. Kết quả bọn hắn phá sản, lại được Nguyễn Vô Niệm thuê vào làm trong xưởng và tiệm của mình. Thành thử chỉ sau một năm rưỡi, Nguyễn Vô Niệm đã độc quyền buôn bán đường tại huyện thành Lôi Dương, sau đó lại mở chi nhanh phát triển ra thêm các huyện khác, mở rộng diện tích đồn điền, diện tích xưởng.
Sau hai năm Nguyễn Vô Niệm đã có 2 đồn điền với 100 mẫu đất cùng 1 toà xưởng, nhân công dưới tay lên đến hơn 60 người, bọn hắn từ nửa nông dân nửa công nhân hiện tại đã hoàn toàn bỏ nghề làm ruộng, chuyên chăm sóc cho đồn điền và lao động trong nhà xưởng. Nguyễn Vô Niệm còn mở ra cả một lò gốm, chuyên để sản xuất các bình gốm nhỏ đựng đường, bên trên in lên nhãn hiệu của cửa hàng. Nhờ có bình gốm này, nhận diện thương hiệu của Nguyễn Vô Niệm cực kỳ dễ dàng, hơn nữa có thêm bình gốm nên giá mua lần nữa tăng lên, so về lợi nhuận chỉ nhiều hơn chứ tuyệt đối không ít, dù sao những bình gốm này làm cũng không quá tốn công sức, chất lượng kém tốn không bao nhiêu tiền, quan trọng là vẻ ngoài đẹp, bắt mắt nên người ta muốn nhìn, muốn mua.