Từ Lật Dương về Kiến Khang đi mấy trăm dặm đường, dọc đường đi qua mấy quận, huyện, thôn xóm lớn nhỏ đã không còn sự yên bình như trước nữa.

Phản loạn của Thiên Sư Giáo cùng Hứa Tiết đã gây ra chiến loạn thực sự, bởi vì quân đội ngăn cản nên còn chưa lan đến địa phương gần đô thành, nhưng sinh hoạt bình yên của những người ở nơi này đã bị phá vỡ từ sớm.

Đồng ruộng mênh mông hai bên đường còn chưa phải nông nhàn nhưng chỉ có lác đác vài người lao động. Cửa thành, giữa hẻm mạch, đồng ruộng, đầu thôn…tất cả đều tụ tập bàn tán về thời cuộc, người nào cũng ủ ê thở ngắn than dài. Trên đường, thậm chí còn nhìn thấy đoàn người mang theo gia sản, kéo theo vợ con chạy về hướng Kiến Khang – ở trong mắt họ, toà thành trì nơi hoàng đế ở kia nhất định là vững chắc nhất không có gì phá nổi.

Ban đầu khi Thiên Sư giáo vừa mới nổi loạn thì khắp nơi đã có lời đồn đại, nói giáo chúng Thiên Sư giáo có hộ thể, bách chiến bách thắng, mọi việc đều thuận lợi. Nơi họ đi qua giống như bị châu chấu tàn phá, hễ là người có chút lương thực hay tài sản, chỉ không nghe theo là bị mổ bụng. Lòng người vốn đã hoảng sợ hoang mang hiện giờ lại thêm phản quân của Hứa Tiết nổi dậy, khắp nơi đều lan truyền tin đồn chẳng mấy chốc sẽ đánh tới đây thì càng như lửa cháy đổ thêm dầu.

Càng gần Kiến Khang, những lời đồn đại cùng với sự sợ hãi và rung chuyển sinh ra theo càng lan rộng.

Người qua đường trở nên mẫn cảm vô cùng, bất kể có gió thổi cỏ lay gì thì đều khiến cho họ run sợ.

Dọc đường đi này, Cao Kiệu đã vô số lần nhìn thấy người qua đường bởi vì gặp đoàn người của mình mà sợ hãi chạy tứ tán, cuối cùng sau khi nhận ra đó là quân đội của triều đình thì mới hoảng hốt đứng lại.

Tâm tình của ông vô cùng đau đớn.

Từ địa lý mà nói, Kiến Khang nằm hướng Bắc, lấy Trường Giang làm lạch trời, nhưng hiện tại gặp nội loạn như thế liền trở thành một thành trì ba mặt bằng phẳng, không có địa thế để trấn thủ.

Khiếm khuyết bẩm sinh xác định, một khi cường địch xuôi dòng hoặc từ nội địa xâm lấn, sẽ triệt để mất đi giá trị phòng ngự.

Xét về thực lực quân sự, cho dù có thêm quân đội của Lục thị lúc trước vào, hiện tại cũng hoàn toàn rơi vào thế bất lợi.

Giáo chúng Thiên Sư Giáo gây loạn, theo báo cáo của địa phương, một châu Dương Châu bao gồm mười sáu quận và hơn 70 huyện đã có hơn hai mươi vạn loạn chúng, những người này giống như bị trúng cổ, bị kích động tấn công thành phố và chiếm lãnh thổ, trạng thái như điên cuồng. Khi mà đụng phải quân đội triều đình phái đi bao vây và tiêu diệt, luận về mức độ tàn nhẫn không muốn sống, mấy lão tướng có kinh nghiệm sa trường dưới trướng Cao Kiệu thấy mà cũng phải kinh hãi.

Số lượng người vẫn đang mở rộng như quả cầu tuyết đang lăn, càng không cần phải nói hiện giờ lại có thêm phản quân của Hứa Tiết.

Khí thế tấn công của phản quân Tuyên Thành tuy rằng đã tạm thời bị chèn ép xuống, để cho Kiến Khang có cơ hội tạm nghỉ, nhưng mà đây cũng chỉ là một thời gian nghỉ ngơi ngắn mà thôi.

Cao Kiệu hiểu rõ, những gì ông sắp phải đối mặt là một trận chiến càng khó khăn hơn.

Đối mặt với đại quân phản loạn từ Kinh Châu kéo đến, quận Võ Xương sẽ không thủ vững được bao lâu. Ở phương hướng này, binh lực mà ông có thể phân bổ để hỗ trợ phòng thủ cũng có hạn, triển khai toàn bộ phòng ngự là một điều viển vông.

Ông đã chọn triển khai các lực lượng phòng thủ dày đặc ở quận Vọng Giang xa hơn về phía hạ lưu, để sử dụng hệ thống phòng thủ thành phố vững chắc và địa hình để ngăn chặn bước chân của quân nổi dậy tấn công về Kiến Khang càng nhiều càng tốt.

Liên quan đến Kiến Khang, ông cũng đã đưa ra một quyết định.

Quyết định như thế với ông mà nói là một quá trình cực kỳ gian nan.

Nhưng mà trong lòng ông hiểu, ở dưới tiền đề phản quân Hứa Tiết và Thiên Sư Giáo hô ứng lẫn nhau, với tính huống lâm vào thế bị động hiện tại của quân đội Quảng Lăng cho thấy, sắp xếp như thế là hoàn toàn cần thiết.

Trên tiền đề biết rằng Kiến Khang hoàn toàn gặp nguy hiểm, so với ôm hy vọng nằm yên bất động để rồi tới cuối cùng không thể cứu vãn được thì không bằng  nên tính toán trước và lấy lui làm tiến, vì trận chiến bảo vệ không thể tránh khỏi này để giành được càng nhiều cơ hội và thời gian hơn.

Ông càng không thể ký thác toàn bộ hy vọng vào viện quân.

Dù rằng biết được Hứa Tiết cũng sẽ nhân loạn đánh Kiến Khang trước tiên, ông ý thức được tình hình nghiêm túc, lúc đó đã lập tức phát tin triệu Lý Mục đang ở Lũng Tây xa xôi trở về.

Nhưng mà Lý Mục có thể lập tức quay về hay không thì ông không thể xác định.

Ông biết cục diện của Lý Mục ở Lũng Tây rất tốt. Một khi bình định được Lũng Tây, nhân lúc sĩ khí đang tăng cao mà một đòn xuất quan rồi mưu định Lạc Dương, một sự cám dỗ như vậy so với lời triệu về, hành quân đường dài trở về viện trợ Kiến Khang, dưới tiền đề sẽ bị thần tử nắm thực quyền đối với triều đình xem nhẹ, với Lý Mục mang thân phận ngoại thần đặc thù mà nói, dù cho đổi lại là mình thì cũng đều phải trải qua một sự cân nhắc kỹ càng.

Huống chi là hắn.

Thẳng thắn mà nói, đối với tâm tư của người con rể này, cho đến nay Cao Kiệu vẫn chưa từng nắm bắt được.

Cho nên ông không dám ký thác toàn bộ hy vọng của Kiến Khang vào cứu viện.

Đô thành Nam Triều này dẫu cho thế đơn lực mỏng, Cao Kiệu cũng sẽ không bao giờ từ bỏ.

Nhưng mà trước đó, ông cần phải an bài toàn bộ, để mình có thể đi làm những chuyện mà không phải lo về sau.

Đã mấy ngày đêm ông chưa được chợp mắt rồi, ngồi trên lưng ngựa mà hai mắt đau đến đến mức không cách nào chớp thuận lợi, một trận gió thổi qua suýt chút nữa khiến ông phải rơi lệ.

Ông hiển nhiên là cực kỳ mệt mỏi, nhưng toàn thân đều bị cảm xúc căng thẳng khống chế từ trong ra ngoài, căn bản không cảm nhận được sự mệt mỏi ở trên người mình.

Vào buổi trưa ngày thứ ba sau trận chiến Lật Dương kết thúc, đoàn người Cao Kiệu cuối cùng chạy về đến Kiến Khang.

Ông phóng ngựa lao qua cửa Nam thành Kiến Khang.

Ông đã nhiều năm rồi chưa khoác lại chiến giáp. Dân chúng trong thành Kiến Khang càng quen với phong phạm một thân bạch y của Cao tướng công của họ, cho nên khi nhìn thấy ông cưỡi ngựa vào thành, những người gần đó đều không nhận ra, chỉ mang theo ánh mắt khó hiểu bất an nhìn người quân nhân có vẻ như vừa mới từ chiến trường trở về này.

– Là Cao tướng công! Cao tướng công trở về!

Đột nhiên, một thanh âm vang lên.

Những người xung quanh cuối cùng cũng nhận ra ông, cảm xúc của họ trở nên kích động, họ lần lượt gọi ông và lao về phía ông.

Gần cổng thành phía Nam trở nên náo động.

Những lo lắng và sợ hãi về tương lai bất định của Kiến Khang hiện ra trong mắt họ do những lời đồn thổi kinh hoàng khắp bầu trời đã biến mất vào khoảnh khắc họ nhìn thấy Cao Kiệu trong bộ quân phục đột nhiên xuất hiện trước mặt họ.

Thay vào đó là sự hào hứng, phấn khởi đầy tin tưởng và ỷ lại.

Lần đầu tiên trong đời, Cao Kiệu không dám đối mặt với ánh mắt của những người Kiến Khang đang nhìn mình.

Ông cố nén cảm giác áy náy dâng lên trong lòng, vội vàng thúc ngựa, bỏ lại đám người đi theo phía sau, đến ngã ba dẫn vào hoàng cung và nhà mình, do dự một lát rồi mới rẽ đi hướng hoàng cung.

Ông lập tức vào hoàng cung, không hề gặp một sự cản trở nào. Cung nhân nhìn thấy ông ai nấy cũng đều kích động như gặp cứu tinh, suýt nữa thì khóc ra:

– Cao tướng công ngài đã trở về rồi. Bao nhiêu ngày nay bệ hạ đang ngóng chờ ngài…

– Bệ hạ! Bệ hạ! Cao tướng công trở về rồi!

Cung nhân dường như quên cả quy củ, dẫn Cao Kiệu đi thẳng vào, còn chưa tới trong điện đã chạy vào trong.

Cùng với những tiếng bước chân dồn dập, Cao Kiệu ngẩng lên, nhìn thấy một bóng dáng xuất hiện sau màn che từ trong điện đang lao về phía mình.

– Tướng công! Khanh đã trở về rồi.

Vị hoàng đế trẻ tuổi dường như bị ốm, nước da tái nhợt và đôi mắt sưng húp.

Anh ta mất đi phong thái tao nhã trước đây, lao đến trước mặt Cao Kiệu, khi Cao Kiệu đang định hành lễ quỳ với anh ta, anh ta đã vươn tay nắm lấy ống tay áo của ông.

– Trong thành đang có lời đồn rằng phản quân cùng Thiên Sư Giáo sắp đánh tới Kiến Khang rồi. Các đại thần dâng thư nói rằng Lật Dương tuy đã thủ vững nhưng chỉ sợ cũng không được lâu dài. Họ muốn trẫm ra khỏi cung để tránh cho Kiến Khang bị vây hãm.

– Cao tướng công, khanh xem nên làm thế nào đây?

Cao Kiệu nhìn vị hoàng đế đang hỏi mình.

Ông nhìn thấy được trong mắt hoàng đế là sự hoảng sợ và tràn ngập khát vọng sống.

Trong lòng ông bỗng nhiên trào dâng lên một cảm giác bất lực.

Mấy ngày qua, chiến đấu, bôn ba, những mệt mỏi tích tụ vào lúc này tựa hồ đột nhiên ập đến với ông.

Ông yên lặng, không trả lời.

– Tướng công khanh cứ từ từ, ta đi lấy những tấu sớ đó cho ngài xem.

Bàn tay tao nhã được bảo quản tốt với những ngón tay thon thả của hoàng đế buông tay áo giáp của Cao Kiệu ra, quay lại vội vã lấy tấu chương.

– Bệ hạ!

Đột nhiên, một giọng nói khác từ phía sau đại sảnh vang lên, trong giọng nói hình như có chút không vui.

Hoàng đế quay đầu lại, thấy Cao Ung Dung tới thì chần chừ, cuối cùng đứng lại.

Cao Ung Dung ngăn hành động của hoàng đế, vội vã đi đến trước mặt Cao Kiệu.

– Bá phụ, cháu vừa nghe nói trận chiến tại Lật Dương bác đã đánh lui phản quân. Bá phụ dạo này thế  nào ạ?

Ánh mắt Cao Kiệu từ trên người hoàng đế chậm rãi rơi xuống trên mặt cháu gái, nhìn chị ta chăm chú.

– Ta không sao.

Một lát sau, ông nói.

Cao Ung Dung thở phào một hơi nhẹ nhõm, cảm kích nói:

– Tất cả đều trông cậy vào bá phụ để xoay chuyển tình thế và bảo vệ Kiến Khang, nếu không, nếu để phản quân Tuyên Thành tấn công đến, cháu thật sự không biết điều gì sẽ xảy ra ở đây vào lúc này. Những ngày này bá phụ không ở đây, các đại thần mỗi ngày viết tấu chương nói rằng Kiến Khang là nơi không thể thủ, khuyên bệ hạ đã tạm thời dời ra ngoài thành. Bệ hạ bị quần thần uy hiếp cho nên mới mất bình tĩnh. Có đi hay không, tất cả đều nghe theo lời của bá phụ ạ.

Cao Kiệu lấy lại bình tĩnh, lại lần nữa nhìn phía hoàng đế, vẻ mặt đã trở lại bình tĩnh như thường lệ.

– Thần thề sống chết cũng phải bảo vệ hoàng đô Kiến Khang. Những băn khoăn của các đại thần không phải không có lý. Thần trở về, cũng là vì việc này. Để đảm bảo an toàn, bệ hạ có thể di chuyển đến Khúc A. Nơi đó địa thế có thể thủ, phòng thủ thành phố kiên cố, là một nơi an toàn. Thần sẽ phái người hộ tống bệ hạ, lại Lục Giản Chi tiếp ứng. Bệ hạ yên tâm.

Hoàng đế hoàn toàn mà thở ra một hơi nhẹ nhõm. Giờ khắc này, quả thực có thể dùng cảm thụ vui mừng khôn xiết để hình dung y. Từ Đông Dương Vương sống trong nhung lụa, vô ưu vô lự biến thành hoàng đế một quốc gia, so với anh ta mà nói đến nay giống như đang nằm mơ. So với hiện giờ làm hoàng đế, những hưởng thụ mà y đang có thành thực mà nói chẳng hề hơn bao nhiêu so với lúc làm Đông Dương Vương. Ngược lại, y lúc  nào giờ nào cũng phải nghe những ân cần dạy bảo của Cao Kiệu, điều này làm cho y vô cùng thấy mệt tâm.

Y đã bị phản quân nổi loạn khắp nơi cùng vơi những lời đồn đại khắp nơi làm cho sợ hãi.

Y vốn tưởng rằng Cao Kiệu sẽ kiên quyết phản đối mình rời đi Kiến Khang, muốn y ở lại sống chết với Kiến Khang, không ngờ Cao Kiệu lại chuẩn bị đường lui cho mình như thế.

Y quả thực là vô cùng cảm động. Nếu không phải bên cạnh còn có Cao Ung Dung thì y đã giữ chặt tay Cao Kiệu mà khóc lóc vì cảm động rồi.

Cao Ung Dung nói:

– Bá phụ, vì quốc gia, bệ hạ có thể đi trước. Nếu bá phụ cần, cháu gái và thái tử có thể cùng bá phụ ở lại Kiến Khang, sống chết cùng Kiến Khang!

Cao Kiệu khẽ lắc đầu:

– Không cần. Mọi người cứ đi đi, ta ở lại là được. Cư dân trong thành ta cũng sẽ an bài rút đi.

– Bá phụ ——

Cao Ung Dung như là còn muốn khuyên ông nữa.

Cao Kiệu đã xua tay:

– Cháu với bệ hạ đi chuẩn bị đi, chờ ta an bài xong rồi thì có thể đi được rồi.

Ông đi ra khỏi cung đi thẳng về Cao gia, vội vàng đi vào trong nhà.

Hết chương 119

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play