3.

Ở chỗ chúng tôi, đèn trường minh tắt là đại kỵ, theo quy tắc thì người nhà phải túc trực ba ngày bên linh cữu, đèn không được tắt, hương không được gãy.

Mặc dù lúc này có chút sợ hãi, nhưng tôi vẫn mạnh dạn bước vào.

Bạch Điền, Bạch Tô và chú Hai, còn có chồng của Bạch Nguyệt đang ngồi chơi bài, Bạch Nguyệt thì ngủ gật bên cạnh.

Không ai để ý đến sự bất thường trong linh đường, thật đáng chế.t mà.

Nơi túc trực linh cữu đã trở thành địa điểm vui chơi giải trí của bọn họ.

Đúng lúc tôi bước tới để thắp lại đèn trường minh thì th.i th.ể ông Bạch từ từ ngồi dậy.

Lần này tôi hoàn toàn bị dọa sợ: “Aaaaaaaaa xác chết sống dậy rồi! Cứu tôi với! Ông Bạch ngồi dậy rồi!”

Vì bất ngờ bật dậy nên người ông Bạch gần tôi đến mức tôi có thể đếm được số đinh được đóng trên người ông ấy.

Dưới động thái lớn như thế mà chăn hỷ vẫn dính chặt trên người ông, không hề di chuyển một centimet nào. ngôn tình hay

Nghe thấy tiếng hét, chú Hai, Bạch Điền và Bạch Tô vội vàng chạy về phía tôi, còn Bạch Nguyệt đã ngất đi vì sợ hãi.

Thân dưới bắt đầu có máu chảy ra, chồng của cô ta cũng sợ hãi rồi, không dám lại ôm vợ chạy đến bệnh viện cũng không dám lại gần nhìn thi thể của ông Bạch.

Sau khi ông Bạch ngồi dậy thì không ngừng lắc đầu, tờ giấy đỏ quấn quanh đầu ông ấy cũng không ngừng đong đưa.

“Toang rồi! Là xác chết sống dậy, lão già này muốn giũ giấy đỏ biến mình thành thi để giết người!” Chú Hai đứng từ xa hét lên, nhất quyết không lại gần thêm nữa.

Tôi vẫn đứng đó tay cầm nén hương không dám cử động, tôi đoán là vì tiếng hét ban nãy khiến ông ấy bắt đầu có gì đó không đúng.

Dần dần, tôi bắt đầu không thể duy trì động tác được nữa, càng nhìn người tôi càng run lên, nhưng chân lại tê cứng, nước mắt cũng chực chờ rơi xuống.

Tôi sẽ không ngã nhào lên người ông Bạch đâu đúng chứ, nếu thật sự như vậy thì đó sẽ là bóng ma tâm lý ám theo tôi đến cuối đời mất.

“La La!” Đằng sau vang lên một tiếng hét tê tâm liệt phế, mẹ vội vàng lao tới kéo tôi lại.

Cuối cùng tôi cũng có thể tránh xa khỏi cái xác, nước mắt bắt đầu tuôn rơi lã chã.

“Mẹ, tất cả là lỗi của con vì đã không nghe lời mẹ huhuhuhu, về sau con không dám nữa đâu, còn có ông Bạch, xác chết của ông ấy sống dậy rồi huhuhuhu, chúng ta mau chạy thôi.”

Không ngờ sau khi cứu tôi, mẹ lại vô cùng bình tĩnh, bà ấy nhìn ông Bạch vẫn đang lắc đầu nguầy nguậy. Lúc này, sợi chỉ giữ tờ giấy đỏ đã bắt đầu lỏng ra một chút vì ông Bạch liên tục lắc đầu.

“Bạch Điền, giờ cậu đi tìm trưởng thôn ngay đi.”

“Bạch Tô, mau đi lấy đồ vật mà ông ấy thích nhất lúc còn sống lại đây.”

Nói xong, mẹ nhìn Bạch Nguyệt sắc mặt trắng bệch như tờ giấy vì mất má.u, kêu chú Hai và chồng cô ta mau bế người ra ngoài trước rồi gọi xe cấp cứu tới.

Không thể để một xác hai mạng ở đây.

Có lẽ do có người chỉ đạo, mọi người lập tức đứng lên hành động, chỉ còn tôi vẫn đang run rẩy trong vòng tay của mẹ.

“Mẹ, xảy ra chuyện gì với ông Bạch thế, ông ấy dọa con sợ chết khiếp, con muốn trở về nhà, mẹ đi cùng cùng con được không?”.

Mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng an ủi tôi, rồi bắt đầu kể cho tôi nghe về tục lệ tại sao người ta dùng dây gai để buộc giấy đỏ lên mặt sau khi chết.

Một chuyện kỳ quái đã xảy ra, ông Bạch không còn động tĩnh gì nữa, tờ giấy đỏ cũng không bị nới lỏng hay rơi ra.

Dùng giấy đỏ che mặt là vì sợ người đã khuất lưu luyến người ở lại, thế nên khi người ta chết đi ngay lập tức phải dùng giấy đỏ che mặt và cố định bằng dây gai.

Một là ngăn chặn tầm nhìn, hai là không dọa sợ những người đến viếng thăm.

“Vậy… nếu tờ giấy đỏ rơi ra thì chuyện gì thì sẽ…”

Dù đang trong tình huống như này, tôi cũng không thể kiềm chế được sự tò mò của mình.

Mẹ hạ giọng:

“Như vậy có nghĩa là người chế.t không muốn tha thứ cho người sống, họ sẽ kéo tất cả những người họ nhìn thấy sau khi tờ giấy đỏ rơi xuống chôn cùng.”

“Shh…”

Tôi bị mẹ dọa sợ, vừa rồi có phải thêm chút nữa thôi là tôi chết rồi không. May quá, may mà vẫn chưa, suýt nữa thì tôi sẽ không bao giờ được gặp lại mẹ nữa rồi.

Nếu như tôi không còn ở trên đời này, một mình mẹ sẽ ra sao, bà ấy chắc hẳn sẽ rất cô đơn và đau khổ.

Nghĩ vậy, tôi ôm chặt lấy mẹ mình. Tôi chỉ có mình bà ấy, bà ấy cũng chỉ có mỗi mình tôi thôi.

Đúng vào lúc này, Bạch Tô bước vào với tẩu thuốc mà ông Bạch sinh thời rất yêu thích, nhưng ông ấy lại càng lắc đầu mạnh hơn.

“Không xong rồi! Mau chạy thôi.” Mẹ hét lên.

Ngay khi chúng tôi chuẩn bị lao ra ngoài, cánh cửa truyền đến một tiếng động.

“Ông bạn à, có oan ức thì nói ra đi! La La và mẹ nó chưa từng làm gì có lỗi với ông, cho dù có oán trách thì cũng không thể nhẫn tâm mà giết bọn họ đâu!”

Là trưởng thôn tới rồi.

Tờ giấy đỏ lúc này đã bắt đầu tuột xuống đến trán ông Bạch, may là vẫn chưa xuống đến mắt như mẹ nói.

Không thì mọi người thật sự không sống nổi nữa.

Ông ấy lại dừng lại, chậm rãi giơ tay phải lên chỉ vào Bạch Tô đang cầm tẩu thuốc.

Trưởng thôn nhìn thấy hành động của ông bạn liền lao tới tát cho Bạch Tô một bạt tai, khiến mặt anh ta sưng đỏ lên.

“Nói! Mày đã làm gì cha mình rồi! Bây giờ mày mà còn không nhận, tất cả mọi người sẽ cùng nhau đi chế.t, mày muốn chết sao hả?!”

Đôi mắt trưởng thôn đỏ hoe vì tức giận, tuổi của ông ấy cũng cao rồi, tôi lo tâm trạng ông ấy kích động mạnh như này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mất.

“Trưởng thôn, ông đừng kích động. Chú hai Bạch, nếu chú có điều gì muốn nói thì cứ nói với tôi. Dù sao đi chăng nữa, tôi và mẹ cùng mọi người hôm nay ở trong này đều chấp nhận số mệnh của mình rồi. Nhưng con chú không thể không có cha ruột được.”

Bạch Tô đã kết hôn với một người phụ nữ ở thành phố, có với nhau một cậu con trai trắng trẻo, đáng yêu.

35 tuổi mới có con trai, đó thật sự là bảo bối đáng trân quý.

Mỗi năm sau khi họ rời đi, ông Bạch sẽ nói về chuyện đó rất lâu, rồi lại đếm ngược thời gian đến lần gặp tiếp theo.

Chúng tôi lúc đầu cho rằng cùng lắm chỉ là mâu thuẫn nhỏ giữa hai cha con, trải lòng ra là ổn rồi, như vậy cả hai có thể bỏ qua cho nhau.

“Cha, con xin lỗi, con sai rồi.”

Phịch một tiếng, Bạch Tô khóc lóc quỳ xuống trước thi thể ông Bạch.

Theo lời anh ta kể, chúng tôi biết được rằng anh ta cũng góp công lao trong cái chết của ông Bạch.

Năm ngoái khi họ quay về, Bạch Tô nói với ông Bạch gần đây cuộc sống hơi khó khăn, muốn ông ấy cho anh ta tiền mua nhà ở gần trường học.

Nhưng khi ông Bạch bốn mươi tuổi, ông ấy đã dùng thận của mình để ghép cho đứa con thứ hai bị bệnh thận.

Dẫn đến việc ông không thể làm được những công việc nặng nhọc, khi các con trai lớn lên, ông chỉ có thể tự trang trải cuộc sống bằng việc trồng cây ăn quả trong làng.

Bạch Tô quay về đòi tiền, ông ấy đương nhiên một xu cũng không có, chỉ có thể nói với vẻ mặt cay đắng:

“Đợi cha hỏi xem có ai mua vườn cây ăn quả này không? Tô à, con đợi thêm chút. Cha nhất định sẽ tìm ra cách mà.”

Lời vừa nói ra Bạch Tô liền không nhịn nổi nữa:

“Ông có tiền cho cái đứa con hoang Bạch Nguyệt kia, còn giúp đỡ mấy tên già làm việc, ông tưởng tôi không biết sao? Khi tôi đến nhờ vả thì ông lại một mực từ chối, lão già ông có phải là cha ruột của tôi không thế?”

Lần này ông Bạch ở trước mặt anh ta bị làm cho tức hộc máu. Có lẽ ông sẽ không bao giờ tưởng tượng ra được đứa con ngoan mà mình bán máu, hiến thận để nuôi dưỡng lại luôn nhìn ông như vậy.

Lấy tiền không được, Bạch Tô liền rời đi vào ngày hôm sau.

Tôi khó có thể hình dung nổi sau tất cả những chuyện đó, hôm sau ông Bạch vẫn cười vui vẻ và kể với mọi người trong thôn rằng cháu trai của mình đáng yêu như nào, con trai ông hiếu thảo ra sao mà không hề đề cập đến những chuyện bỉ ổi họ đã làm.

Bạch Tô vẫn đang quỳ gối thú nhận tội lỗi, đầu ông Bạch bắt đầu chầm chậm quay lại, lần này ông ấy không cần chỉ điểm.

Bạch Điền đã quỳ xuống, run như cầy sấy:

“Cha… cha… cha, dù cha có phải cha ruột của con hay không thì cha vẫn là người duy nhất mà con nhận làm cha. Con biết con sai rồi, làm ơn… làm ơn... hãy tha cho chúng con.”

“Cháu trai lớn của cha vẫn còn đang chờ sinh ở bệnh viện, cha, không phải cha vẫn hay nói con lớn tuổi rồi thì khó có con trai sao?”

Anh ta vừa nói vừa dập đầu quỳ lạy, cho đến khi trán bắt đầu chảy má.u mới bắt đầu suy ngẫm lại về những gì mình làm.

Cái tên vô lương tâm này thật ra đã dụ dỗ ông Bạch ký tên vào hợp đồng tự nguyện thế chấp nhà đất vì ông ấy không biết chữ.

Ông Bạch đã tám mươi tuổi rồi còn bị bọn đòi nợ gọi điện hù dọa tịch thu nhà đất.

Ngày Bạch Điền trở về, ông ấy không nhịn được mà đánh hắn, nhưng anh ta lại quay sang chửi mắng ông Bạch:

“Tiền tiền tiền! Trong mắt ông chỉ có thằng thứ hai và tiền thôi. Năm đó ông bán máu cho nó đi học, sau này lại cho nó một quả thận. Cha, tôi là con trưởng trong cái nhà này, sau này ông chết tất cả mọi thứ sẽ là của tôi. Ông cho thằng đó nhiều như thế, tôi nhờ ông thế chấp nhà đất giúp tôi xoay xở kiếm chút tiền mà ông làm sao thế? Tôi chẳng phải con ruột của ông hay sao?”

Ông Bạch tức đến nỗi không thể thở được, chỉ biết vỗ ngực thở hổn hển.

“Nghiệt tử, nghiệt tử mà!”

Bạch Điền cũng lợi dụng lúc này mà bỏ chạy, những lời nói của anh ta đã thành công khiến trưởng thôn cho anh ta ăn một bạt tai.

Tôi biết, đây là trưởng thôn thay mặt ông Bạch ra tay, giúp ông ấy nguôi ngoai, đồng thời làm tiêu tan những oán giận mà ông không chịu buông bỏ.

Bạch Điền tiếp tục quỳ lạy xin tha thứ, trưởng thôn nhìn tờ giấy đỏ trên mặt ông Bạch, cuối cùng cũng nói ra chân tướng về thân thế của anh ta.

Năm đó, mẹ của Bạch Điền chạy nạn từ một nơi rất xa, tám anh em nhà ông Bạch đều rất nghèo, căn bản là muốn kiếm một người vợ cũng rất khó.

Chẳng ai biết ông Bạch đã phải lòng người phụ nữ chạy nạn này từ bao giờ, nhưng mọi người trong nhà không ai đồng ý.

Cuối cùng người phụ nữ ấy ôm cái bụng lớn chạy đi, muốn ở bên cô ta thì phải chịu nuôi con của kẻ khác.

Vào thời điểm đến ăn còn không đủ no thì việc này đúng là không dễ dàng gì, nhưng ông Bạch chỉ chung tình với cô ta, thậm chí ngỏ lời muốn lấy cô ta, coi đứa con trong bụng cô ta như con ruột.

Bà Bạch vô cùng cảm động, nói không cần bất kỳ sính lễ nào bà cũng chịu gả, từ đấy hai người họ bắt đầu miễn cưỡng chung sống sinh hoạt cùng nhau.

Những năm sau đó, ông Bạch thật sự nuôi dạy Bạch Điền như con ruột của mình, không khác gì với Bạch Tô.

Về chuyện học hành, Bạch Điền đã bỏ học từ sớm, vay tiền ông Bạch để khởi nghiệp.

Đương nhiên là thất bại toàn tập, chỉ có thể đánh đổi tuổi trẻ đến công trường nai lưng ra làm việc để trả nợ. Trong khi ông Bạch lại hiến thận cho Bạch Tô.

Bạch Điền bắt đầu oán trách ông ấy và Bạch Tô, cảm thấy mình làm việc vất vả như trâu như chó mà không được cha coi trọng, tất cả nguồn lực của gia đình đều dồn cho thằng hai.

Sau này khi có thêm Bạch Nguyệt, ông Bạch lại càng thiên vị hơn, anh ta cho rằng ông ấy đã dùng hết số tiền riêng đã dành dụm cả đời để nuôi con gái.

Ông ấy thậm chí còn không suy nghĩ đến việc mua nhà cho thằng con trai lớn của mình.

Chỉ có điều mọi chuyện đều là do anh ta tự suy diễn mà thôi, theo như lời kể của trưởng thôn, món nợ của Bạch Điền năm đó căn bản anh ta không thể tự mình trả hết được.

Chính ông bà Bạch đã bí mật giúp anh ta trả số tiền ấy, do làm việc quá sức như vậy mới là nguyên nhân chính khiến bà Bạch mất sớm.

Bạch Điền nghe thế càng dập đầu mạnh hơn, từ góc độ của tôi có thể thấy một dòng nước mắt chảy ra từ mắt anh ta.

Có lẽ là ân hận, hoặc là sự hối hận muộn màng.

Chuyện vừa kết thúc, ông Bạch liền bất động, cánh tay buông thõng. Nhưng cơ thể ông ấy vẫn ngồi yên, không chịu nằm xuống.

“Ông ấy vẫn còn chuyện canh cánh trong lòng đó mà, ba anh em nhà họ Bạch vẫn còn thiếu Bạch Nguyệt đang ở trong bệnh viện nữa.”

Là chú Hai quay lại rồi, quần áo chú ấy dính đầy máu của Bạch Nguyệt.

“Ông bạn à, những tội ác mà đám bất hiếu ấy đã gây ra cho ông, ông trời đều nhìn thấy cả rồi, ông hãy yên tâm an nghỉ đi thôi.”

“Nhân quả luân hồi, ác giả ác báo.”

Chú Hai vừa lẩm bẩm vừa lại gần thắp đèn trường minh.

Tiện tay thắp một nắm hương cắm xung quanh thi thể ông ấy, rồi ghé sát vào đầu ông thì thầm vài câu.

Ấn nhẹ một chút, ông Bạch cuối cùng cũng từ từ nằm xuống.

Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm.

Tôi xem điện thoại thấy đã bốn giờ sáng, chúng tôi tiếp tục túc trực đến khi tiếng gà gáy vang lên.

Chú Hai nói mọi chuyện đã đâu vào đó rồi, bảo mẹ đưa tôi về đi.

Tiện miệng nhắc trước khi vào cửa nhớ đập một chút lá trà trộn muối vào lưng tôi.

Như vậy thì những thứ dơ bẩn sẽ không theo tôi về nhà, mẹ dìu tôi xuống tiệm tạp hóa mua trà và muối trước.

Làm xong chuyện chú Hai dặn, mẹ mới đỡ tôi vào phòng, giúp tôi thay quần áo để đi ngủ.

Cú sốc hôm qua quá lớn, mãi cho đến khi rời khỏi chỗ đó, cả người tôi mới có thể thả lỏng được.

Là nô lệ của tư bản, trước khi đi ngủ tôi nhắn wechat cho sếp xin nghỉ phép hôm nay.

Sau đó tôi không còn nhớ gì nữa, tôi nghe mẹ bảo lúc bà gọi tôi ra ăn tối thì tôi sốt rất cao, mẹ tính hạ nhiệt cho tôi trước rồi mới đưa tôi đi bệnh viện vào hôm sau.

Nhưng chập sáng hôm sau, cơn sốt của tôi bỗng dưng biến mất.

Khi tôi tỉnh dậy ông Bạch đã được chôn cất xong xuôi từ lâu, nghe nói Bạch Nguyệt đã hạ sinh một bé gái có vết bớt đỏ trên mặt.

Vợ của Bạch Điền sinh con trai, vài ngày sau đó vợ Bạch Tô cũng phát hiện mình có thai.

Tất cả đều diễn ra ngay sau khi chôn cất ông Bạch được vài ngày, mọi người nói ông Bạch đã đại nhân đại lượng tha thứ cho bọn họ rồi.

Nhưng tôi biết sự thật không phải như vậy, bởi vì tôi đã mơ thấy ông Bạch khi bị sốt.

Ông vô cùng áy náy khi mang đến rắc rối cho mẹ con tôi.

Những chiếc đinh dính máu chó ấy đã phá hồn ông ấy, khiến ông không thể đi đầu thai thành người được nữa, nhưng Diêm Vương đã cho ông ấy một cơ hội để đòi nợ ở kiếp sau.

Đợi ông ấy đòi đủ nợ, thu thập đủ các mảnh linh hồn sẽ được đầu thai.

Tôi mỉm cười và chào tạm biệt ông, vì tôi biết sớm muộn gì cũng sẽ gặp lại.

Mấy năm sau, khi tôi đã thành gia lập nghiệp, vô tình gặp lại Bạch Điền, Bạch Tô, và Bạch Nguyệt về quê tảo mộ.

Tôi nhìn thấy nốt ruồi trên cổ con trai của Bạch Tô, cùng một chỗ với cái đinh đóng trên cổ của ông Bạch.

Nhìn thấy tôi, đứa bé mỉm cười cầm một quả mận chạy về phía tôi:

“Cô ơi, cô ăn mận không ạ? Ông nội cháu đã trồng nó đó, rất ngọt đấy ạ.”

Lần này tôi không cự tuyệt như năm đó tôi đã từ chối ông Bạch nữa mà vui vẻ đón lấy: “Cám ơn bé con, mận ông nội con trồng lúc nào cũng ngọt nhất”.

Vừa quay đầu, tôi đã nhìn thấy con gái của Bạch Nguyệt đẩy cô ta cùng con trai ngã xuống cầu thang.

Cả người Bạch Nguyệt bắt đầu chảy má.u đầm đìa y hệt như trong tang lễ của ông Bạch.

Những gì chú Hai nói khi ấy lại vang vọng trong tâm trí tôi.

“Nhân quả luân hồi, ác giả ác báo”.

[Hoàn]

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play