Sóng Ở Đáy Sông

Chương 8


11 tháng

trướctiếp

Suy cho cùng ông cũng không phải là người tàn nhẫn độc ác đến thế và hắn là kẻ bị ruồng bỏ vô cớ mà bà con chung quanh không ai đến đấu tranh góp ý. Bây giờ thì người ta quá lơ là với nhau. Còn thời ấy, dường như con người sinh ra là để lo cho nhau. Không có việc gì mà tập thể không lo cho, không tham gia góp ý! Sự góp ý được thường trực cả ngày, cả đêm, hai tư trên hai tư tiếng đồng hồ. Bất cứ việc to, việc nhỏ, việc đúng, việc sai, ở đâu "ới" một tiếng là bà con sẵn sàng tham gia góp ý. Góp ý như là mục đích, như là đạo đức, như là nhu cầu và như là một trò chơi hấp dẫn, một tuần không được góp ý với ai lần nào thì buồn lắm. Nhưng góp ý mãi vẫn kông lay chuyển, vẫn trơ ra thì cũng chán lắm. Bố con nhà này đã trơ ra mất rồi. Ông bố làm việc gì cũng tỏ ra mình là người có nghĩ ngợi, có tính toán trước. Cái gì cũng biết trước một cách hâm, gàn. Cái đó khi đã trở thành ấn tượng của mọi người thì nó vừa như một đức tính xấu không mấy ai ưa. Lại như một cái "mộc" che đỡ chắc chắn cho những việc làm sai trái của ông. "Ôi, cái ông gàn dở, hâm hâm ấy chấp làm gì".
Còn hắn? Từ khi đi sơ tán, bố mẹ một nơi, con cái một nơi, bố phó mặc cho họ hàng. Họ hàng "rất quan tâm" đến các cháu nhưng lại không ai biết các cháu làm gì, nghĩ gì. Mà có biết cũng thật khó dạy bảo. Không phải con nhà mình đẻ ra. Các cháu lại là người thành phố, cậu mợ là người nhà quê. Biết bảo ban cháu như thế nào. Không cẩn thận, các bác sẽ nghĩ không muốn cho các cháu ở nhờ, mới hay sinh chuyện. Cứ người nọ trông vào người kia, người nọ sợ người kia hiểu nhầm, thành thử ai cũng quan tâm đến chúng mà thực ra chúng chả được ai quan tâm. Đó là một khoảng trống lớn. Cho dù hắn là một đứ trẻ thông minh, học giỏi, thương yêu các em, nhưng quyền hành của một ông chủ gia đình được phó mặc cho hắn, hắn có quyền quát nạt sai bảo, cấm đoán, có quyền làm gì thì làm, có quyền buông thả mình, bỏ các em hai ngày, hai đêm liền với một cân rưỡi gạo để đi "ăn ở" giữa bờ bụi, xó xỉnh với cô Hiền. Không ai để ý đến, kể cả cha hắn và người cậu ruột của hắn, nơi hắn đang ở. Tất cả những điều đó mới là chính, nhưng bà con dân phố, cậu mợ hắn, cha hắn lại nhìn nhận hắn như một kẻ tội lỗi là do hắn lừa dối cha hắn khi bỏ học đi bốc vác ở ga và chuyện dám yêu người cô bằng vai với mẹ hắn. (Chứ không phải là hắn đã để lại trong cô một đứa con). Thành ra, cái chính lại hóa phụ, cái phụ lại thành chính.
Duy chỉ có chuyện này, rất nhỏ, đã lâu rồi, từ hai năm trước sơ tán. Hôm ấy, ông và mẹ hắn lai gạo lên cho anh em hắn. Mẹ hắn còn lặc lè dắt xe ngoài bờ ruộng, ông đến đầu xóm, dựng xe vào bụi tre để quay ra đón vợ. Ông thấy hắn đang nói chuyện gì với bà chủ nhà. Khi bà ấy quay đi, nhanh như chớp, hắn bứt môt quả chanh cho vào túi quần và nói: "Cháu về bà nhé" – "Ừ hôm nào rỗi cháu lại sang chơi". Tự nhiên ông lặng người. Cái ý định gọi hắn ra đỡ cho mẹ nó, ông không thực hiện. Chuyện nhỏ nhoi của trẻ con sẽ được quên đi nếu nó là một người lớn hoàn hảo. Nhưng nó trở nên sâu cay khi ông nhận giấy báo lên công an huyện An Dương cùng với tin đồn: Thằng Núi ăn cắp bị bắt. Ông biết mà, nó là thằng có tính lưu manh gian giảo từ lâu rồi, đâu phải đến bây giờ.
Trong hồ sơ của bản án đầu tiên hắn khai: Vào một đêm mưa rào, bố hắn đuổi hắn ra khỏi nhà trong lúc cột điện và cây cối đổ ầm ầm. Thành phố mất điện. Nước mưa đen như mực Cửu Long. Hắn chạy lao vào một nhà để xe, chui xuống gầm ô tô ngủ. Sáng ra mới biết là nhà để xe cứu hỏa. Từ sáng hôm ấy, hắn đi lang thang nhưng chưa dám móc túi. Hành động đầu tiên là ăn cắp cái bánh mì ở sọt, của cô mậu dịch viên lúc đông khách. Sau vài hôm là đôi dép nhựa Tiền phong màu trắng. Rồi áo mưa bộ đội. Rồi mũ cối. Rồi ba lô con cóc. Rồi... Rồi... Rồi đến một ngày của tháng bảy năm 1972, vào lúc giữa trưa, trên đườn Lãn Ông, hắn thấy một chị để tiền sắt miệng túi xách treo ở xe đạp. Hắn móc và đem ra chỗ bán quần áo. Đếm được sáu năm đồng. Đang mua một cái quần, cầm ở tay, chưa kịp giả tiền chị ta đã túm lấy tay hắn kêu: "Thằng ăn cắp. Nó ăn cắp của tôi..." Mọi người xô đến như vồ lấy hắn. Người túm tóc, người lôi tay đưa hắn vào đồn công an. Lúc tạm giam ở khu, hai đứa em hắn đến thăm hắn bảo: " Anh có giấy gọi của Phòng lao động đi làm ở nhà máy Cá Hộp". Hắn nhìn các em trân trân, hai hàng nước mắt chảy dàn xuống má. Hắn nói: "Ngày kia anh ra tòa rồi".
Bẩy tháng sau, ra tù (hắn được giảm hai tháng so với bản án) hắn gầy và xanh như tàu lá, ghẻ và hắc lào khắp người. Hắn lại có hộ tịch ở nhà nên bố hắn không đuổi được hắn. ông lấy giấy dầu và gỗ dán vốn là cái chuồng gà quây lại trước hiên nhà, cho hắn một cái giát giường và một chiếc chiếu con. Nằm ở đấy nó vừa tự do mà cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ai. Ông bảo hắn thế. Ông cũng cho hắn một cái xô hỏng quai, một cái chậu đã bong men ở miệng và đáy để ra máy nước công cộng mà tắm rửa, giặt giũ. Những cửa sổ và cửa ra ra vào đều khép lại, được đóng chốt cẩn thận để khi ông đi vắng "nội bất xuất..." không được tiếp tế hoặc cho mượn những dụng cụ ngoài những cái ông đã cho. Được gần mười ngày, chắc là không chịu nổi cảnh ở nhà mình, hắn nói với các em trong khi không nhìn thấy mặt nhau.
- Anh đi nhé. Cứ cố mà chịu đựng. Đời anh thế là vứt. Anh mong các em chịu khó mà học hành.
- Đừng đi anh ơi. Sắp tết rồi. Anh ở nhà với chúng em. Chúng em mua bánh chưng cho anh.
Nhưng hắn đã bỏ lại cả xô chậu, giường chiếu, lặng lẽ ra đi, mặc cho hai đứa em khóc như gào lên, đập cửa thình thình gọi anh quay lại.
Hắn lên Hà Nội tìm được bạn tù, rủ nhau lên Hà Bắc buôn củi và rượu lậu. Ba ngày đi buôn củi, vừa mệt vừa không kiếm được, hắn xoay ra buôn rượu lậu. Nhưng công an, dân quân đang lùng sục bắt rượu lậu rất gay gắt. Thôi, quen tay, hai thằng lại rủ nhau đi móc túi, đi trai gái và đi đánh nhau. Lại tù 1 án ba năm. Ở trại Văn Hoà Thường Tín. Tháng chín năm 1975, vừa tròn hai năm rưỡi, hắn được hết hạn. Nghĩa là, có được giảm án do cải tạo tốt. Hắn về chỗ em gái đang học đại học sư phạm năm thứ hai ở Mai Dịch Hà Nội. Bằng tiêu chuẩn của sinh viên, cô em gái nuôi anh cả tháng trời. Thế là, đã từng định đi làm để nuôi em ăn học, bây giờ em gái vừa ăn học, vừa nuôi anh mới ở trại tù ra. Nghĩ nhục. Nhưng em gái khuyên hắn tu chí làm ăn, đi trộm cắp nhục các em lắm.

......(Còn tiếp ...)

Vui lòng đăng nhập để đọc tiếp.
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp