Đêm ấy, Lâm Yên Nhiên cứ nghĩ mình sẽ thức trắng cả đêm nhưng không, chỉ một lúc cô đã chìm vào giấc ngủ.

Có thể là Tống Tranh đã bỏ thêm gì đó vào trong ly sữa.

Như thể lần nữa xem lại quyển sách KÍ ỨC khi bị Jonathan thôi miên, Lâm Yên Nhiên lại mơ thấy quá khứ của mình.

-----------------------------------T là dải phân cách giữa quá khứ và hiện tại-----------------------------------------

(từ giờ trở đi sẽ là phần viết về quá khứ)

Nhà họ Đỗ gốc ở Nam Kinh, chuyên kinh doanh đồ gỗ, từ thời Dân quốc đã xuất nhập khẩu gỗ và các mặt hàng liên quan sang tận nước Nga, nhưng trước khi cuộc thảm sát Nam Kinh* (đây là một sự kiện mang tính lịch sử của Trung Quốc diễn ra 13/12/1937, có ảnh hưởng đến tận ngày nay, một ví dụ cụ thể là trong mối quan hệ và cách nhìn nhận của người Tung Của đối với Nhật Bản. Mình được một chị bạn hơn tuổi nhưng cùng khoá với mình, từng đi học du học bên đại học Vũ Hán kể lại là vào 3 giờ chiều ngày 13/12, khi mà chị đang đi học thì tiếng chuông của trường vang lên. Và sau đó thì giáo viên của chị ấy bảo ngừng tiết học trong 5 phút, và tất cả bọn họ đứng lên chào cờ trong 5 phút để tưởng nhớ những nạn nhân đã chết trong thảm kịch này. Vì có liên quan đến yếu tố chính trị quốc tế nên ai muốn tìm hiểu thêm thì cứ lên GG gõ thảm sát Nam Kinh sẽ rõ nha) diễn ra, họ đã đánh hơi được vụ việc nên nhanh chóng di cư đến Hà Nam và an toàn thoát thân.

Nhưng đến thời kỳ bao cấp diễn ra, trong khi các tranh chấp chính trị với tư tưởng chống tư bản diễn ra, nhà họ Đỗ lại lần nữa trở thành đối tượng bị nòng súng của các thế lực chính trị nhắm tới, bị liệt vào thành phần tư bản chống phá đất nước.

Nhưng vốn là gia tộc kinh thương có thâm căn, nhà họ Đỗ lần nữa nhịn đau, quyết định tiêu tiền tiêu tai, cấp tốc di dời tài sản đến Mã Lai (về việc di dời tài sản thời kỳ này, theo tìm hiểu trên Baidu của t thì những gia tộc giàu có, những thế lực tư bản lúc này sẽ có ba hướng di dời tài sản chính là đến Âu- Mỹ, đến Đông Nam Á hoặc đến khu vực thuộc quyền quản lý của Tô giới bấy giờ là Hồng Kông, Ma Cao, còn di dời Đài Loan, Nhật Bản thuộc số ít nha. Trong số tài sản di dời đến Đông Nam Á thì Thái Lan, Tân Gia Ba (Singapo), Miến Điện (Myanmar), Phi Luật Tân (Philippines), Mã Lai (Malaysia) là ok nha, riêng Việt Nam cũng có nhưng ít vì VN cũng từng có thời kỳ bao cấp, một gia tộc nổi tiếng từng di dời đến Việt Nam là gia tộc họ Hà, sau này nổi danh có vua sòng bài Hà Hồng Sân, nữ tỷ phú Hà Siêu Quỳnh, đỉnh cấp học bá Hà Siêu Hân, vợ Đậu Kiêu- Hà Siêu Liên,…)

Nhưng sau này, sau khi đã qua thời kỳ đen tối ấy, ông nội của Đỗ Hiểu Phù, cũng là người nắm quyền của nhà họ Đỗ bấy giờ, đáp lại kỳ vọng của cha ông, không quên cố hương, muốn trở về.

Đầu năm 1980, 1 năm sau khi chính quyền Trung Quốc cho phép người dân được buôn bán, cho phép tư bản được phát triển thì phần lớn cơ ngơi nhà họ Đỗ lần nữa được chuyển về đại lục.

Quê hương cũng có nhiều thay đổi, địa điểm nhà họ Đỗ chọn di dời là Thâm Quyến- đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc vừa được thành lập và bắt đầu đi vào xây dựng từ năm ngoái.

Đỗ Hiểu Phù sinh năm 1972, ra đời trong sự trông mong và vui mừng của bốn thế hệ nhà họ Đỗ tại vùng đất Mã Lai. Sự ra đời của cô như một điềm lành của những con người nhà họ Đỗ, đến cả cụ tổ nhà họ Đỗ trước khi đi còn không quên khen cháu trai mình “Làm tốt lắm!”

Đến khi nhà họ Đỗ quay về Trung Quốc vào năm 1980, Đỗ Hiểu Phù cũng chỉ mới là cô nhóc mới 8 tuổi. Không giống những người anh em họ nghịch ngợm của mình, Đỗ Hiểu Phù đúng chuẩn con gái rượu, ngoan ngoãn, hiền lành.



Năm cô 18, sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 Thuận Hoá (đừng ai hỏi t sao không viết cấp 3 là cao trung nha, cao trung là Hán Việt, mà thấy có nhiều người dịch từ tiếng Trung sang cứ để cao trung, thấy tiếng Việt không sang bằng tiếng Trung hay không biết dịch vậy?), Đỗ Hiểu Phù thành công thi đậu vào đại học Trung Sơn lừng danh với điểm số chót vót.

Tuy cùng nằm trong một tỉnh nhưng để tiện cho con gái đi học nên bậc trưởng bối nhà họ Đỗ đã mua cho cô một căn bất động sản gần trường.

Bốn năm sinh viên kết thúc nhanh chóng, vậy mà không một dấu hiệu báo trước, ngay sau lễ tốt nghiệp, Đỗ Hiểu Phù đột ngột dẫn bạn trai về ra mắt gia đình.

Nhà họ Đỗ đều hết sức ngạc nhiên, đặc biệt là khi con/ cháu gái mình rất ngoan, hoàn toàn không có dấu hiệu “yêu sớm”, thế mà tuyên bố đã yêu đương được hai năm.

Đối với cậu trai này, mấy người nhà họ Đỗ bắt bẻ không thôi. Không chỉ là không hài lòng với hoàn cảnh một nghèo hai trắng tay của cậu, lại nhìn cái bản mặt con cháu nhà nông mà không khác gì thư sinh từ dòng dõi thư hương kia, thầm nghĩ không biết tên này đã dùng mưu hèn kế bẩn gì dụ dỗ em/ con/ cháu gái mình.

Trước mặt con/ cháu gái, người nhà họ Đỗ không hề phản đối, chỉ là tỏ vẻ khuyên nhủ Đỗ Hiểu Phù nên suy nghĩ kĩ càng hơn.

Thế nhưng sau lưng, ngay ngày hôm sau, mấy người anh họ đã tẩm cho Lâm Chính Minh, cũng tức là tên tiểu tử mà Đỗ Hiểu Phù đem về ra mắt một trận. Công ty mà Lâm Kính Minh mới thành công chuyển từ thực tập qua chính thức có vẻ như cũng bị đánh tiếng.

Tình cảnh của Lâm Chính Minh cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng hắn lại không hề hé một lời than trách với Đỗ Hiểu Phù.

Mà những vết thương trên người cũng chỉ nói là gặp phải cướp giật mà thôi. Đỗ Hiểu Phù cũng không nghi ngờ gì, vì thời kỳ đó, trị an của khu vực Quảng Đông không có tốt như sau này, mấy chuyện cướp bóc đánh nhau là chuyện thường ngày, đến Vương Tổ Hiền và Lưu Đức Hoa còn bị dí súng vào đầu bắt đóng phim, hay Lưu Gia Linh bị bắt cóc đều nhan nhản trên báo chí thì làm sao mà cuộc sống nơi đây yên ổn cho được.

Đến tận sau này, khi vô tình nghe thấy hai người anh họ còn thảo luận chuyện xử lí Lâm Chính Minh nếu hắn không chịu chia tay Đỗ Hiểu Phù mới biết được chuyện gì xảy ra.

Tác giả có lời muốn nói: Có thể một số độc giả sẽ cảm thấy truyện bị lạc đề hay đăng nhầm nội dung nhưng t đảm bảo ko phải nha, đều là mắt xích liên quan hết.

nhắc lại cho ai quên thì Lâm Chính Minh và Đỗ Hiểu Phù là tên của cha mẹ nu9.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play