Phố Đông Quan ở Dương Châu, nơi phía tây có biểu diễn trò tạp kỹ và ca hát ngẫu hứng, còn phía đông có biểu diễn kí khúc và bán hoa.
Đây là lần thứ hai Bùi Kiều về lại phố Đông Quan ở Dương Châu, hơn một trăm năm rồi, phong cách và cảnh tượng ở phố Đông Quan chưa hề thay đổi.
Nàng mang theo hai con Ngư Ưng, vừa đi quanh phố Đông Quan vừa suy nghĩ, đến trước tiệm son phấn Mỹ Nhân, nàng dừng bước, nhìn lướt qua bên trong. Trong tiệm không có người, nhưng trước tiệm có treo một biển gỗ, trên đó viết tỉ mỉ và nắn nót:
“Gặp gió tây Trân Châu dễ khô lại, qua mùa đông Ngọc Trâm không tỏa hương. Vậy nên, mỹ nhân phải thoa phấn Trân Châu vào mùa xuân hạ, thu đông lạnh hãy thoa phấn Ngọc Trâm.”
Phấn Trân Châu? Phấn Ngọc Trâm? Bùi Kiều không hiểu hàm ý trong đó, lấy từ trong áo ra một quyển sổ dày, một cây bút lông, ghi chép lại.
Trên một bãi đất trống cạnh tiệm son phấn có người biểu diễn trò tạp kỹ và ca hát ngẫu hứng, thỉnh thoảng trong đám đó sẽ có người hò reo khen hay.
Rất nhanh, Bùi Kiều đã bị những tiếng huyên náo kia thu hút, bỗng bước vội đến, tiến tới xem.
Trò tạp kỹ và ca hát ngẫu hứng này không phải do người bình thường bày ra, mà là do Ngoan Long Thương Trì ở Đông Hải và Cá Chép tinh Tiểu Hạc Tử.
Vào đầu mỗi tháng, bọn họ đều sẽ biểu diễn trò tạp kỹ và ca hát trào ngẫu hứng trên một bãi đất trống cạnh tiệm son phấn.
Chọn biểu diễn ở bên cạnh tiệm son phấn Mỹ Nhân là vì tiệm son phấn Mỹ Nhân làm ăn phát đạt, mỗi ngày số nhiều người ghé vào không sao đếm xuể, việc kiếm tiền ở đây rất nhanh đầy túi.
Ngoan Long có bản tính lười nhác, không thích việc làm mưa tạo phúc cho bách tính, mà lại thích trốn đông trốn tây khiến Lôi Thần tìm muốn sứt đầu mẻ trán, nhưng dù cho Ngoan Long có kém cỏi và lười nhác thì vào lúc kiếm tiền lại chẳng hề lười, dù là tiết trời nóng hay lạnh, mỗi tháng đều không ngừng nghỉ, vào đầu tháng sẽ dẫn theo muội muội Tiểu Hạc Tử đi đến phố Đông Quan kiếm tiền.
“Mọi người nói xem, điều gì được nói đến nhiều nhất trên thế gian?” Tiểu Hạc Tử cầm một chiếc trống lắc trong tay, đứng trên một tảng đá không cao không thấp nói.
Hai bên tảng đá, còn có hai con ếch xanh biếc nằm bò, một con ếch há miệng hét lên rằng là Đậu Cô Nhi, một con ếch khác cũng há miệng hét lên rằng là Qua Ca Nhi.
Con ếch tên Qua Ca Nhi thì gọi Đậu Cô Nhi, con ếch tên Đậu Cô Nhi thì gọi Qua Ca Nhi.
Hai con ếch này, đến giữa mùa hè chúng sẽ gọi tên nhau, từ ban ngày tới cả ban đêm, khiến người ta không tài nào ngủ được.
Nhưng Đậu Cô Nhi và Qua Ca Nhi vì cứu bách tính nên mới biến thành ếch, điều đó có nghĩa là người ở phố Đông Quan phải chịu đựng cảnh om sòm này đến hết cả mùa hạ rồi.
Tiểu Hạc Tử là một con Cá Chép tinh, sau khi lên bờ vẫn có thể sinh sống giống như người bình thường.
Thế nhưng vẫn sợ nóng, bây giờ là đầu tháng tám, lúc này đã oi bức, ánh nắng mới chiếu xuống trán tầm nửa phút, cả đầu đã bốc lên khí nóng, nàng ấy không thể chịu được sức nóng này, bèn che một chiếc lá sen chứa nước trên đỉnh đầu để tránh ánh sáng mặt trời.
Tiểu Hạc Tử chải thành một búi tóc cuộn tròn, quấn cuộn tóc nhô cao lên, nàng ấy khoét hai cái lỗ nhỏ trên lá sen, vừa đủ để có thể kẹp búi tóc cuộn tròn lên trên, như vậy dù đầu có lắc lư thế nào, lá sen cũng không thể rơi xuống đất.
Chiếc bóng đổ xuống dọc theo lá sen, vừa vặn dừng lại trên chóp mũi Tiểu Hạc Tử, làm một bên mặt êm dịu hẳn, mặt như bị chia làm hai mảng, từ mũi trở lên là phần mặt bị che khuất, từ mũi trở xuống là phần mặt lộ ra ngoài, phần mặt bị che để mắt người thường không thể nhìn rõ, cho nên lúc mọi người đến xem, chỉ trông thấy ở chỗ nào đó có một đôi môi nhỏ đang khép khép mở mở.
Tiểu Hạc Tử đưa ra một câu hỏi cho khán giả suy đoán, có người không suy nghĩ gì đã nói ngay: “Nói nhiều nhất, chỉ có phu thê.”
“Phu thê ở đâu ra, trên thế gian này nếu phu thê không nói lời nào với nhau mới dẫn đến cãi vã.” Có ai đó bỗng dưng đỏ mặt phản bác lại.
Người bị phản bác không phục, trừng mắt, hỏi ngược lại: “Thế ngươi nói thử xem đó là gì?”
“Tri kỉ thôi.” Người kia mày nhếch cao lên, kiêu ngạo đáp: “Có câu ‘hải nội tồn tri kỉ, thiên nhai nhược tỉ lân¹’. Nếu không phải tri kỉ nhắc nhiều nhất, thì sao ‘thiên nhai nhược tỉ lân’ được.”
[1] Câu này nghĩa là: Trong cõi đời này còn có người tri kỉ, thì dù ở chân trời góc bể vẫn như ở cạnh bên.
Nói cũng có lí, nhưng vẫn có người bác bỏ: “Ừm, nhưng ta nghĩ đó là nho sĩ.”
Đợi một hồi lâu cũng không đợi được đáp án mong muốn, Tiểu Hạc Tử liền buông ba tiếng thở dài, gỡ lá sen trên đầu xuống, để lộ ra toàn bộ khuôn mặt hồng hào, cầm lá sen trên tay để quạt mát: “Không phải thế, không phải tri kỉ, không phải vợ chồng, không phải nho sĩ, mà là nghèo.” ( truyện trên app T𝕪T )
Khán giả không hiểu, bọn họ đều đồng thanh nói: “Ơ... Sao lại là nghèo?”
“Đó là bởi vì, kẻ nghèo gặp phải nhau, sẽ vừa thấu hiểu vừa yêu thương nhau. Cho nên, nghèo là cách nghĩ đơn giản mà ở đây muốn nói đến.”
Tiểu Hạc Tử mở miệng nói đùa, nhảy xuống tảng đá, chỉnh lại vạt áo tung bay, giọng hát cất lên, bắt đầu khúc ca ngẫu hứng:
“Áo xanh khó vắt trên vai, về quê không người để ý.
Ba ngày răng chẳng dính cơm, toàn thân không còn sức lực.
Ai có ngờ đâu trên đường gặp phải bọn cướp, hung tợn đẩy ngã ta, cố lục soát trong bao.
Thấy trong bao có cái sàng rơi ra vài hạt đậu cho lừa ăn, hừ một tiếng, tức giận đá mấy cái vào lưng ta, đá mấy cái đây!
Nỗi đau dấy lên xương cốt ta, trong cơn hoảng sợ mặt ta tái xanh đi.
Ông trời đổ mưa xuống để cười chê, phong thái ung dung tiến lên phía trước, một bước đi đều gian nan.
Đời ta chưa làm gì để tích góp được, nghèo túng nhưng lòng trong sạch, theo lừa dẫn ngựa cũng bằng lòng, chỉ mong trong bụng chứa đầy cơm, chứa đầy cơm.”
Tiểu Hạc Tử hát về vị quan tốt đã trở về quê hương trong tình cảnh nghèo nàn, lời cuối cùng được kéo dài ra, thê thê lương lương, hát ba chữ “chứa đầy cơm” ba lần, người xem liền vỗ tay khen hay.(Ứng dụng TᎩT)
Tiểu Hạc Tử hát bài ca ngẫu hứng xong, Thương Trì ôm một con mèo béo từ trên cây nhảy xuống.
Con mèo nhảy xuống đất đi tới đi lui rồi nhanh chân chạy khỏi, không biết nó chạy đi đâu.
Thương Trì mặc một bộ Vũ Linh đạo bào màu trà xanh, chân mang tất lụa trắng, giày khảm đụn mây, khuôn mặt ấy lạnh như băng, khi chuẩn bị bắt đầu biểu diễn trò tạp kỹ thì khẽ gật đầu với khán giả, trước tiên hắn cho khán giả thấy cảnh lộn nhào năm lần, nhân lúc hai mắt khán giả lóe lên, miệng há ra, hắn phun một ngọn lửa cháy hừng hực.
Đúng lúc này, Tiểu Hạc Tử lấy từ trong tay áo ra một cái chậu sắt bị nứt, cúi người xuống đặt nó trên mặt đất: “Không chê ít, không chê ít, quan trọng nhất là đã đem lại niềm vui cho mọi người.”
Chậu sắt vẫn chưa đặt vững trên mặt đất, những đồng tiền này đã rơi vào trong như cơn mưa nặng hạt, đồng tiền đã đầy được nửa chậu rồi. Nghe thấy tiếng bạc rơi, Thương Trì bừng bừng khí thế, nhấc tảng đá mà lúc nãy Tiểu Hạc Tử đã đứng rồi đặt lên trên ngực, chọn cho mình một cái búa để nhấc lên, chẳng cần suy nghĩ gì đã bổ xuống.
Cái búa đó nặng mười cân, to như cái dùi gõ chuông trong chùa, một vài người nam nhân nhát gan che tay lên mắt, sợ hãi không dám nhìn thẳng, những nương tử yểu điệu khác thì kinh ngạc, miệng phát ra tiếng kêu the thé, họ rất sợ nhìn thấy cảnh tượng máu me.
Cái búa bổ xuống, đá trên ngực lập tức vỡ tan, Thương Trì thần sắc không đổi, thản nhiên nói: “Ta lộn nhào và phun lửa, đập vỡ tảng đá lớn và ca hát ngẫu hứng. Ta đốt cháy ngọn đuốc này, tiếp theo còn có cả múa giáo, chắc chắn không phải khoe khoang quá đà.”
Nói rồi trong miệng lại phun ra một ngọn lửa, mọi người trông thấy thì lập tức vỗ tay, tiền bằng đồng rơi xuống phát ra tiếng “lạch cạch”. Âm thanh vang lên không dứt bên tai.
Vào lúc Thương Trì phun lửa, Bùi Kiều hoảng sợ lùi về sau một bước, chân cố đứng vững, lần thứ hai lấy cuốn sổ từ trong túi ra, tiện tay lật một trang, cúi đầu xuống rồi không ngừng viết.
Nàng vừa viết vừa nghĩ: “Cha, mẹ, phố Đông Quan này có người nghèo với phong thái ung dung, bán tài năng phun lửa để kiếm tiền, con gái sợ lửa, không dám tới gần. Nhưng nhớ tới lời nói của cha mẹ, khi gặp kẻ nghèo yếu, phải ra tay giúp đỡ.”
Viết xong, nàng cất sổ và bút, lấy ra vật màu vàng và trắng trong cái hầu bao nặng trình trịch, để lại trong đó một con Ngư Ưng, bỏ vào bên trong chiếc chậu sắt đặt trên đất của Tiểu Hạc Tử.
Bùi Kiều không biết rằng hành động cho tiền thưởng lúc này đã bị tên ăn mày ở đây nhìn chằm chằm.
Hai mắt lóe lên, tên ăn mày mặc chỉnh tề, không ngừng dò xét Bùi Kiều, vừa nhìn vừa nảy ra một vài mưu kế trong đầu.
Bùi Kiều không biết bản thân bị người ta nhìn chằm chằm, cho tiền xong thì từ từ đi khỏi. Bỏ đi rồi, ở chỗ khi nãy liền phát ra tiếng gọi chứa đầy sự bất ngờ: “Thương Trì ca ca, hôm nay chúng ta gặp được đại quý nhân đấy!”
Bùi Kiều quay đầu lại, để tóc búi cao, cài hai đóa hoa tươi, thân trên mặc một bộ y phục thanh nhã, cổ áo trong làm bằng lụa trắng, mép áo ngoài mỏng, có bỉ giáp được dệt nổi bằng dải lụa màu tím nhạt, còn cổ tay áo của bỉ giáp, được điểm xuyết bằng một viên trân châu sáng loáng, thân dưới là váy cung sa màu tím nhạt, trên váy có thêu hình điệp luyến hoa bằng bốn sợi chỉ hồng vàng xanh trắng, bên hông có gắn một miếng ngọc bội màu trắng hình cá chép. Bàn chân ngọc thon thả, bước đi dịu dàng, không một tiếng động.
Hai tên ăn mày ở đó nhìn Bùi Kiều đầy khiếm nhã, vừa nhìn vừa đánh giá, khuôn mặt lớn, không giống người Dương Châu, thắt lưng bên phải có luồn một hầu bao nhỏ màu tím, trên hầu bao có thêu biểu tượng sư tử hí cầu.
Hầu bao này nặng trình trịch, đoán chừng bên trong có rất nhiều vật trắng và vàng kia.
Hai tên ăn mày đó nhìn nhau cười, cười trộm xong thì nhanh chóng đi theo sau Bùi Kiều.
Bùi Kiều không biết Dương Châu ngang dọc ra sao, nhiều lần dừng lại ở đầu đường, trông thấy mặt trời sắp lặn, nàng đứng tại chỗ mà lòng phiền não, nói: “Vảy rồng giá nghìn vàng, gân rồng giá vạn bạc, sừng rồng dùng làm thuốc, xương rồng có khả năng chữa bệnh cho người, thịt rồng làm tăng tuổi thọ, ăn xong trẻ thêm ra.”
Người ta nói rằng muốn làm chuyện lớn phải biết cách ăn nói, Bùi Kiều nhát gan, da mặt lại mỏng, không thể chủ động bắt chuyện với người khác trong trường hợp này.
Trong lòng phiền não, phía sau bỗng có người nào đến hỏi chuyện: “Này, cô nương muốn đến miếu Long Vương sao?”