Đèn đường mờ mịt, những côn trùng nhỏ không ngừng bay lượn xung quanh bóng đèn, bóng của hai người không ngừng lung lay dưới ánh đèn.
Buổi chiều mới vừa chơi bóng nên anh không có mang kính, thiếu mắt kính che đậy, ánh mắt thoạt nhìn không còn dịu dàng ôn hoà, ánh đèn đêm tối khiến đôi mắt càng thêm sâu thẳm, khó lường.
Diệp Giai Lan nói: “ Cha nhờ anh chăm sóc em…”
“ Tôi nhớ rằng.” Hứa Phán Hạ nhìn Diệp Giai Lan cắt lời “ Trước đây là anh nói với tôi.”
Ánh đèn tối mờ, yên tĩnh.
Diệp Giai Lan vô cảm.
“ Anh đã nói với tôi rằng, đời này anh sẽ không bao giờ coi em là em gái.” Hứa Phán Hạ nói
“ Anh còn nói…”
“ Anh sẽ không bao giờ thừa nhận bà ấy là mẹ.” Diệp Giai Lan cắt lời cô.
Bà ấy.
Người mà anh nói là mẹ cô, Hứa Nhan.
Tên thật của bà không phải Hứa Nhan, cái tên này chính là bà tự đặt cho mình, không ai biết tên thật của bà là gì. Bà sinh ra trong một gia đình gia trưởng nặng nề, phía trước bà là một người anh trai. Ở thời đại đó, cha mẹ bà chỉ muốn cho con gái đi làm sớm kiếm tiền chu cấp cho cậu con trai bảo bối. Khi đó, nhà máy Phúc Kiến đang cần nhân lực gấp, Hứa Nhan liền như vậy được đưa qua đi làm một nữ công nhân. Làm việc ngày đêm từ năm 15 đến 18 tuổi, trong tay không có được một chút tiền tích cóp, nhưng anh trai bà ở nhà lại là xây nhà, cưới vợ sinh con. Ngập tràn niềm vui.
Trở về nhà vào dịp tết, Hứa Nhan phải ngủ trong nhà kho chứa đồ cũ kĩ, rách nát, vào ban đêm mưa gió tạt vào bà lấy giấy báo cũ dán lên những ô cửa sổ bị dột. Gió lạnh khiến bà hắt xì, nhưng một cái hắt xì này khiến bà hoàn tỉnh ngộ.
Sau kỳ nghỉ tết bà vẫn tiếp đi làm tại nhà xưởng, nhưng không còn gửi tiền về nha nữa. Tích cóp đủ ba tháng tiền lương, bà đã rời Phúc Kiến đến Chiết Giang. Bà đã tự đổi tên mình thành Hứa Nhan, nghĩ cách làm chứng minh nhân dân. Không cẩn thận bà mang thai và sinh ra Hứa Phán Hạ.
Đây là những lời Hứa Nhan đã nói với Hứa Phán Hạ, cô không biết trong đó có bao nhiêu là giả, bao nhiêu là thật.
Cô chỉ biết về thơi thơ ấu của mình, đi theo mẹ từ Ôn Châu đến Đài Châu, rồi lại từ Đài Châu đến Hàng Châu… . Vốn Hứa Nhan muốn đưa con gái đến Tô Châu, dù sao thì “Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng”*, nhưng tiếc thay hộ khẩu của cô lại ở Hàng Châu, để giáo tốt cho con gái bà không thể không ở lại Hàng Châu định cư. Một bên đi một bên nghĩ cách dạy con gái.
Hứa Nhan lớn thực xinh đẹp, mắt đào hoa mặt trái xoan, làn da lại trắng hồng. Sử dụng kem dưỡng ẩm Dabao* hơn mười năm nhưng da còn đẹp hơn những quý bà thường xuyên chăm sóc. Bà thường thở dài rằng Hứa Phán Hạ không được thừa hưởng trí thông minh của bàn nhưng lại được thừa hưởng một làn da đẹp.
Nhưng đây cũng không phải là một chuyện tốt.
Người đẹp ngốc nghếch, sinh ra ở trong một gia đình nghèo, tướng mạo không phải là lợi thế.
Mặc dù vậy, Hứa Nhan vẫn như cũ yêu thương cô, yêu phiên bả thu nhỏ của chính mình. Hai người ra đường thường bị nhầm là hai chị em, dù sao thì cũng chỉ cách nhau 19 tuổi. Có con sớm là nỗi đau sâu sắc nhất trong lòng Hứa Nhan, bà thề rằng tuyệt đối sẽ không để con gái dẫm lên vết xe đổ của mình, cho nên liều mạng đưa Hứa Phán Hạ đến một ngôi trường tốt. Hứa Nhan đã sớm tiêu hết tiền của người đàn ông kia cho, nhưng lại không biết cha ruột của Hứa Phán Hạ là ai nên không thể yêu cầu tiền trợ cấp phí nuôi dưỡng. Bà đành phải làm nhiều công việc hơn, đến siêu thị làm nhân viên tiêu thụ hoặc làm nhân viên bán hàng. Ngần ấy năm, bà kiếm được tiền nhưng cũ bị lừa tiền, cứ thế mà đem Hứa Phán Hạ nuôi lớn.
Bất quá, tuỳ rằng cơm đủ ăn, áo đủ mặc, không phải chịu đói rét, những cũng chỉ trong giới hạn này.
Sơ trung còn tốt, thống nhất đồng phục, hai bộ thay phiên nhau. Trong trường mọi người đều ăn mặc giống nhau như đúc. Bất quá……
Hứa Phán Hạ đi bốn đôi giày thể thao trong năm, hai đôi dày và hai đôi thoáng khí, đôi giày đã lâu không được giặt rửa. Vóc dáng cô cũng mau lớn, khiến giày bị xé rách lộ ra một ít tất trắng.
Ngập ngừng đem chuyện này nói với Hứa Nhan, bà kinh ngạc nhìn đôi chân càng ngày càng lớn của cô, buồn rầu đem giày đi giặt, phơi nắng sạch sẽ, sau dùng chỉ trắng may lại cho cô.
“ Mẹ hiện tại đang để dành tiền đóng học phí cho con, cho nên không thể thay giày mới cho con được.” Hứa Nhan nói “ Con hãy kiên nhẫn đi tạm, khi nào có tiền mẹ sẽ mua đôi mới cho con.”
Hứa Phán Hạ thực nghe lời, cô tiếp tục đi giày thể thao chật này trong im lặng cho đến khi mùa đông đến. Bà chưa mua giày mới cho cô, nhưng giày cũ đã hỏng, có một chiếc đinh đã chọc thủng đế giày, mặc dù không đâm đến chân, những cũng khiến đôi giày bị phá nát. Vào mùa đông, Hàng Châu có một trận tuyết rơi hiếm hoi, trên đường đến trường, Hứa Phán hạ đi bộ suốt quãng đường khiến tuyết rơi hết vào giày, lúc đầu chân còn cóng và đau nhưng sau thì đã không còn cảm giác. Chờ buổi tối về đến nhà, cởi giày ra thì tất đã ướt, ngón chân sưng tấy phát tím lên vì lạnh, cảm giác như chạm vào cơ thể đó, tê cứng, xa lạ.
Cô ở sơ trung không có một người bạn.
Thành tích trung bình, tính cách trầm mặc, không thích cùng người khác nói chuyện phiến, không tham gia bất kỳ một hoạt động nào, cô như một cái bóng trong lớp.
Gần đây, trong trường có một nhân vật phong vân, là học trưởng của các cô, học sinh mới chuyển trường khác tới, nghe nói rằng được đặc cách chuyển vào học. Người phương bắc, vóc dáng đặc biệt cao, vừa anh tuấn lại trắng, học siêu giỏi. Vừa mới chuyển đến đây được một tuần, trùng với kỳ thi hàng tháng, học sinh chuyển trường này nghe nói đã nghỉ học 1 năm vì bệnh, tên cậu ta được xếp ở vị trí đầu tiên.
Trường học có truyền thống dán bảng vàng danh dự, mười người đứng đầu tiên của mỗi khối sẽ được dán ảnh và châm ngôn sống trước bảng thông báo trong toà nhà giảng dạy, để giáo viên và học sinh xem như khích lệ. Khi ảnh chụp Diệp Giai Lan lần đầu tiên được dán lên, thường xuyên có học sinh tụ tập xung quanh và ngước nhìn, bên ngoài là ngưỡng mộ thành tích trên nhưng thực tế là đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của anh. Hứa Phán Hạ trước nay đều không tham gia náo nhiệt, chỉ có thời điểm đến phiên cô trực nhật, Hứa Phán hạ cùng với một học sinh khác mang thùng rác hướng phòng học mà đi, đi ngang qua bảng thông báo, Hứa Phán Hạ liếc mắt.
Cùng một phông nền xanh, cùng một camera, cùng một kích cỡ ảnh, nhưng ảnh của Diệp Giai Lan trông da trắng vô cùng, lông mày và mắt như núi xa, đeo một cặp kính gọng kim loại mỏng, đẹp trai đến lạ thường.
Phía dưới là châm ngôn của anh, rất đơn giản.
“Ngàn dặm hành trình, bắt đầu từ một bước.”
Hứa Phán Hạ chợt nhớ ra, người này chính là người đã nhường chỗ cho cô trong lớp học tuần trước.
Không chỉ vậy, mẹ của Hứa Phán Hạ hiện đang mở một gian hàng giỏ, bán các món xiên rán ở chợ đêm như nấm kim châm, tỏi tây, bánh vừng chiên, xúc xích chiên… so với trước kia thì kiếm được nhiều tiền hơn, cũng càng vất vả hơn.
Hứa Phán Hạ sau khi tan học cũng sẽ tới hỗ trợ, chợ đêm nhiều người, nhưng cũng phức tạp, cô không giúp được gì nhiều, liền hỗ trợ đưa túi và thối tiền lẻ, điều này cũng giảm bớt áp lực cho mẹ.
Diệp Giai Lan là khách quen.
Bất quá anh thường đến mua bánh vừng chiên, hoặc đôi khi anh tự mang đồ đến và nhờ mẹ cô chiên, anh vẫn như cũ trả tiền, cũng rất hào phóng. Cho dù tự mình mang nguyên liệu đến thì anh cũng trả một nữa phần tiền.
Có một đêm nọ, công việc kinh doanh không được tốt lắm, điểm số của Hứa Phán Hạ cũng đi xuống, thứ hạng của cô cũng tụt xuống 10 hạng so với tháng trước. Hứa Nhan tâm tình bực bội, chỉ vào cô mà mắng cho đến khi mắt của Hứa Phán Hạ đỏ và sưng lên, xấu hổ đến mức cô hạn không thể quay đầu liên đi.
Vừa vặn Diệp Giai Lan đến mua đồ.
Anh yên lặng mà nghe Hứa Nhan xong, bỗng nhiên mở miệng: “ Dì, tiếng anh cũng không khó, chủ yếu là nghe nhiều, luyện nhiều… nếu dì yên tâm, về sau cháu sẽ dạy bù cho bạn học Hạ.”
Hứa Phán Hạ ngẩng đầu lên với đôi mắt ngấn lệ, cách chiếc xe thức ăn đang bốc khói , cô nhìn thấy Diệp Giai Lan trầm tĩnh mà đứng thẳng.
Đêm nay trăng sáng tròn vằng vặc, anh mặc áo thể thao màu xám chỉnh tề, đường quai hàm xinh đẹp nhẵn nhụi sạch sẽ, thậm chí còn trắng hơn cả của cô.
Ở đây khói lửa mịt mù, nơi nơi đều là dầu mỡ, nhìn thế nào cũng không hợp.
Hứa Nhan vui mừng khôn xiết.
Bà cũng biết được Diệp Giai Lan thường xuyên đến mua xiên chiên.
Diệp Giai Lan cũng sống trong một gia đình đơn thân, mẹ anh mất sớm, chỉ có anh và cha. Cha của anh Diệp Quang Thần bị điều đến Hàng Châu công tác, anh cũng đi theo, bất quá anh chỉ học ở đây 2 năm. Chờ đến khi cha anh công tác kết thúc, anh hẳn sẽ hồi về phương bắc.
Anh đến để mua xiên chiên, Hứa Nhan làm xiên chiên rất giống hương vị món ăn vặt của quê anh.
Hứa Nhan thích nhất người khác khen tay nghề của mình, bà thao thao bất tuyệt mà nói: “ Xiên của tôi ngon chủ yếu do nguyên liệu tốt, dầu ăn này một tuần tôi thay một lần, sạch sẽ và hợp về sinh …”
Hứa Phán Hạ nhìn mẹ, nhưng vẫn im lặng, nuốt lời nói thật xuống.
Vô luận như thế nào, thì Hứa Nhan cùng Diệp Giai Lan đã thoả thuận xong. Từ giờ trở đi, bà sẽ hoàn toàn miễn phí đồ ăn cho anh, và Diệp Giai Lan sẽ dạy kèm Hứa Phán Hạ học. Có đôi khi ở trường học, cô đôi khi trên chiếc bàn nhỏ cạnh quầy hàng, Diệp Giai Lan dạy cô toán và tiếng anh, thỉnh thoảng sẽ giảng trước về vật lý …
Kiểu hỗ trợ học bù này, kéo dài hơn 2 năm, dù mưa hay nắng. Hai năm sau, Diệp Giai Lan và cha cùng nhau trở về Phương Bắc, Hứa Nhan cũng bán xe nhỏ của minh, mang theo con gái, dứt khoát, kiên quyết cùng nhau lên phương bắc.
Hứa Phán Hạ không rõ mẹ vì cái gì mà làm như vậy.
Kỳ thi đại học ở Sơn Đông nổi tiếng là khó, không có lý gì mà từ bỏ thân phận học sinh Chiết Giang đến đó học tập. Chỉ nghe qua từ Sơn Đông bốn phương tám hướng tìm mọi cách đến các tỉnh khác thị đại học, nhưng chưa bao giờ nghe nói về bất kỳ ai sẽ chủ động đến trường trung học địa ngục Sơn Đông để tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, tranh giành cây cầu ván với hàng ngàn quân.
“ Sau này con sẽ hiểu.” Hứa Nhan thuê một gian phòng nhỏ, xoay người đối diện với Hứa Phán Hạ, nghiêm túc nói “ Con là con gái của mẹ, mẹ đương nhiên sẽ vì tương lai của con mà suy sét.”
Hứa Phán Hạ, người sắp học năm 3 trung học cơ sở, ốm yếu nói: “ Mẹ cảm thấy điểm số của con có thể ở Sơn Đông thi đại học sao?”
“ Sau này con sẽ hiểu.” Hứa Nhan chỉ lặp lại một câu này “ Mẹ là muốn tốt cho con.”
Sau đó…
Sau đó thì sao?
Chính là một năm sau đó.
Hứa Phán Hạ đến gặp bạn trai của Hứa Nhan, đi theo bà một đường vào Diệp gia.
Nhà của anh rộng rãi và sáng sủa hơn những gì cô tưởng tượng trước đó.
Diệp Giai Lan mặc áo len trắng và quần thể thao màu xám, lẳng lặng đứng trong phòng, dáng người cao, ánh mắt có chút chán ghét, không chút nào che giấu sự kháng cự, đây là lần đầu tiên anh lộ ra vẻ mặt thẳng thừng như vậy.
Cho dù Diệp Quang Thần nhẹ nhàng ôn hoà yêu cầu anh nói chuyện như thế nào, Diệp Giai Lan vẫn im lặng và chỉ lạnh lùng mà liếc nhìn Hứa Phán Hạ và mẹ cô.
Hứa Phán Hạ di chuyển đôi chân mang giày thể thao mới một cách khó khăn.
Cúi đầu, ảm đạm lim dim mắt.
Tác giả có lời muốn nói:
Nó đã được cập nhật!!!
Edit: * Người xưa có câu: "Trên có thiên đàng/ Dưới có Tô Hàng" (ý chỉ Hàng Châu, Tô Châu) nhằm ca ngợi cảnh đẹp của của vùng đất thơ mộng, lãng mạn bậc nhất đất nước tỷ dân.
** một hãng mỹ phẩm ở Trung Quốc.