Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Chương 26. TỰ HẠI


1 năm

trướctiếp

Uyên bắt đầu từ năm mười sáu tuổi. Hằng, Nhung, Thanh cũng có những giai đoạn như vậy. Họ tự hại. Cắt, rạch, lấy kim đâm, gây bỏng, cào cấu, giật tóc, giật băng ở vết thương ra, đập đầu vào tường, đấm vào kính, có vô cùng nhiều cách thức để người ta gây tổn thương cho chính mình. Có tự hại trực tiếp và tự hại gián tiếp. Trực tiếp là các hành vi kia, khi ý đồ làm đau và gây hại cho bản thân là rõ ràng. Uống rượu triền miên phá hủy gan, đi bộ trên cao tốc, phóng xe bạt mạng, đó là những hành vi tự hại gián tiếp. Tự hại xảy ra ở mọi lứa tuổi, dù nó tập trung nhiều hơn ở thanh thiếu niên. Ngôn ngữ của tự hại khác nhau với mỗi người và mỗi tình huống. Người ta có thể cắt khi lo sợ và tự làm bỏng khi giận dữ. Rạch khi tiếp cận được dao và cào, cấu, cắn khi không có gì trong tay. Nếu người trẻ cắt, rạch nhiều hơn thì người già hay khước từ ăn, tự đánh và dùng thuốc quá liều. Tự hại đầy mâu thuẫn và vô lý, nó đi ngược với mặc định của chúng ta rằng mọi sinh vật sống đều mong muốn bảo toàn bản thân, đều một cách tự nhiên tránh xa đau đớn và tìm tới yên ổn. Vậy tại sao nó lại xảy ra? Phổ biến nhất, nó là một phương thức để giảm căng thẳng, để thoát khỏi sự hoang mang, bất lực, giận dữ bao trùm, nhấn chìm. Trước cơn bão cảm xúc bên trong, đó là cách ứng phó duy nhất hiệu quả mà người tự hại biết. Tác giả Caroline Kettlewell viết về trải nghiệm của mình, “Khi tôi phát hiện ra con dao lam, tự hại trở thành một cử chỉ của hy vọng. Ở lần đầu, khi tôi mười hai tuổi, nó giống như một điều kỳ diệu, một sự soi rạng. Lưỡi dao trượt vào da tôi, dễ dàng, không đau đớn, như một con dao nóng đi qua bơ. Chớp nhoáng và tinh khiết như một tia chớp, nó tạo ra một đường biên tuyệt đối và nguyên khối giữa trước và sau. Toàn bộ sự hỗn loạn, âm thanh và cuồng nộ, cái bất định, rối rắm, tuyệt vọng, bốc hơi trong khoảnh khắc. Khi đó, tôi thấy mình chắc chắn, tiếp đất, mạch lạc và toàn vẹn.” Tự hại có mục đích tái thiết lập cân bằng cảm xúc, và nó hiệu quả, dù chỉ cho một thời gian ngắn. Bị tước đi lối thoát này, người tự hại có thể trở nên hoảng loạn và hỗn loạn. Mặt khác, khi tự hại không còn có tác dụng trị liệu nữa, người đau đớn sẽ không còn cách nào để làm dịu và kiểm soát nỗi đau của mình; bất lực và tuyệt vọng có thể sẽ dẫn họ tới cái chết. Do đó, người tự hại cũng là người có rủi ro tự sát cao hơn. Cần luôn luôn tìm hiểu mong muốn, ý định, kế hoạch tự sát của họ và cảnh giác khi họ thay đổi cách thức tự hại - có thể đó là dấu hiệu tự hại không còn hiệu quả với họ nữa. Ở thái cực ngược lại, người ta có thể tìm tới lưỡi dao lam hay cái bàn là nóng để ít nhất cảm thấy một cái gì đó. Bên trong họ là sự trống rỗng, tê liệt, trơ lì như gỗ hay cao su. Họ tồn tại trong trạng thái phân ly (dissociative), bị mất kết nối với các cảm xúc, trải nghiệm và cả những cảm giác cơ thể của mình, họ đã trở thành một cỗ máy hay một con zombie. Họ như là đứng ngoài nhìn vào chính mình. Phân ly là một trạng thái tự vệ khiến họ có thể tách rời khỏi bản thân và tạo khoảng cách với thực tại đau đớn của mình, nhưng nó cũng làm họ c

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp