Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Chương 24. CHẤN THƯƠNG TÂM LÝ VÀ TRẦM CẢM


1 năm

trướctiếp

Trong những chương trước, chúng ta đã nhiều lần nói tới stress, và đây là lúc chúng ta bàn sâu hơn về nó. Stress vốn là một khái niệm trong xây dựng, liên quan tới tác động của một tải trọng lên trên một bề mặt. Vào thập kỷ 1940, Hans Selye, một nhà nghiên cứu Hungary - Canada chuyên về lĩnh vực nội tiết học và là “cha đẻ của stress”, bắt đầu dùng khái niệm vật lý này để chỉ những khó khăn và căng thẳng mà một sinh vật trải qua khi nó ứng phó với những thay đổi trong môi trường sống. Nghiên cứu về vai trò và tác động của stress trở thành một lĩnh vực nền tảng trong tâm lý học. Stress là phản ứng của một cá nhân trước một yếu tố ngoại cảnh gây bất an, stressor. Với cùng một yếu tố tạo stress, như một vụ ly hôn, tùy thuộc vào nhiều điều, như khả năng thích ứng, người thân hỗ trợ, những cá nhân khác nhau sẽ cảm thấy mức độ căng thẳng khác nhau. Stress có thể tới từ một sự kiện tiêu cực, như ly hôn, nhưng một sự kiện tích cực, như một đám cưới, cũng có thể tạo ra stress. Khi nó vượt ngưỡng mà một cá nhân có thể chịu đựng được và phá vỡ cảm giác an toàn của họ, nó gây ra chấn thương tâm lý. Chấn thương tâm lý có thể tới từ việc đột ngột mất người thân, như trong trường hợp của Hương, bị xâm hại tình dục, như ở Hằng hay Xuân Thủy, từ môi trường du học gây quá tải, như ở Thùy Dương, hay từ việc chứng kiến người cha bạo lực trong gia đình, như ở Uyên. Nó cũng có thể tới từ một tai nạn giao thông, từ thiên tai, hay một căn bệnh hiểm nghèo. Bất cứ hoàn cảnh nào khiến người ta cảm thấy choáng ngợp, sợ hãi, sốc và bất lực đều có thể gây chấn thương tâm lý. Hoàn cảnh càng đáng sợ, tổn thất nó gây ra càng lớn thì chấn thương cũng càng lớn. Khi nguồn cơn tạo ra chấn thương tâm lý là một sự kiện đơn lẻ, một vụ cướp giật, một đổ vỡ tình cảm đột ngột, cái chết của người nhà, người ta nói tới chấn thương cấp tính (acute trauma). Nếu yếu tố tạo chấn thương kéo dài và lặp đi lặp lại, như trong trường hợp bị bắt nạt ở trường, tuổi thơ bị ngược đãi hoặc chứng kiến bạo lực gia đình trong nhiều năm, người ta nói tới chấn thương kinh niên hay chấn thương phức tạp. Theo một nghiên cứu, có tới hai phần ba người Mỹ một lúc nào đó trong đời sẽ có một trải nghiệm mang tính chấn thương tâm lý. Đa số vượt qua được, trải nghiệm đó không để

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp