Đại Dương Đen: Những Câu Chuyện Từ Thế Giới Của Trầm

Chương 22 TỰ VỆ VỚI CHÁNH NIỆM: LIỆU PHÁP NHẬN THỨC DỰA TRÊN CHÁNH NIỆM (MBCT)


1 năm

trướctiếp

Liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (mindfulness-based cognitive therapy - MBCT) là một phương pháp khá mới mẻ so với các trường phái trị liệu tâm lý được bàn tới ở các chương trước, dù nó được xây dựng dựa trên kỹ thuật thiền có lịch sử hàng ngàn năm của đạo Phật. Bắt đầu từ những nền tảng của Jon Kabat-Zinn và đồng nghiệp, dùng thiền để giảm đau kinh niên và căng thẳng, MBCT được nhóm các nhà nghiên cứu Segal, Williams và Teasdale thiết kế vào thập kỷ 1990 để ngăn chặn trầm cảm tái phát, và dựa trên ba lập luận. Thứ nhất, sau càng nhiều giai đoạn trầm cảm thì một giai đoạn mới càng dễ xảy ra mà không cần có một sự kiện gì lớn đi trước. Chỉ một tin xấu trên ti vi hay thời tiết u ám cũng có thể đẩy Hoa mấp mé tới bờ của trầm cảm. Nói một cách khác, sau mỗi giai đoạn trầm cảm, ngưỡng thần kinh sinh học để kích hoạt trầm cảm lại được hạ thấp xuống. Thứ hai, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi tâm trạng tụt dốc, những suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta đã bàn tới ở các chương trước có nguy cơ quay lại. Cái màu kính mà người có tiền sử trầm cảm đeo để nhìn bản thân và sự vật không bất biến, nó tối đi khi tâm trạng của họ đi xuống. Trong trạng thái phục hồi, khỏe mạnh, người ta suy nghĩ tích cực, cân bằng. Nhưng chỉ chờ cho tâm trạng đi xuống, những suy nghĩ méo mó, lệch lạc quay trở lại và khiến trầm cảm tái phát. Yếu tố thứ ba khiến trầm cảm lại xảy ra là phong cách suy nghĩ quẩn quanh mà ta đã nói tới. Người bị chìm đắm trong các suy nghĩ, “phân tích” không hồi kết cũng là người có rủi ro bị tái trầm cảm hơn, so với người có thể thoát ra ngoài chúng. Như vậy, người có nguy cơ cao hơn để rơi lại vào trầm cảm là người: a) đã trải qua nhiều giai đoạn trầm cảm hơn, khiến tâm trạng dễ tụt dốc mà chẳng cần lý do; b) khi tâm trạng tụt dốc thì dễ bị tấn công hơn bởi các suy nghĩ méo mó; c) dễ bị sa vào trạng thái suy nghĩ rối rắm quanh quẩn. MBCT không giải quyết được yếu tố đầu, nó không giảm được số lần trầm cảm đã xảy ra khi ai đó bắt đầu trị liệu, nhưng nó nhắm tới giải quyết hai yếu tố sau. Và nó làm việc này bằng cách giúp ta tách ra khỏi những suy nghĩ và cảm xúc của mình, ta không nhập vào chúng, không bị chúng cuốn đi. Ta “giãn cách” với những gì đang xảy ra trong ta, bước sang bên cạnh để chúng không ở trung tâm nữa (quá trình này được gọi là decentering). Nếu như ở CBT, việc giãn cách với những suy nghĩ tiêu cực và nhận diện chúng chỉ là phương tiện để sau đó thay đổi chúng, thì ở MBCT, việc tách khỏi chúng là mục đích. Ta không vật lộn với những suy nghĩ hay cảm xúc, không phân tích chúng, cũng không nhốt chúng lại hay cố gắng đuổi chúng đi. Ta có mặt ở khoảnh khắc hiện tại và quan sát chúng với sự tò mò, quan tâm và không ph

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp