Phân Tâm Học Nhập Môn

Sự lo sợ phập phồng (1)


1 năm

trướctiếp

Những điều tôi trình bày trong phần trên về tinh thần bất an chung cho mọi người có thể làm cho bài trình bày trở thành không đầy đủ. Tôi biết thế và điều làm bạn ngạc nhiên hẳn là việc tại sao tôi không nói một câu nào về vấn đề lo sợ phập phồng cả trong khi nó chính là một triệu chứng mà mọi người tinh thần bất an đều phàn nàn cả, có người còn cho là chính sự lo sợ đã làm cho họ đau khổ ghê gớm nhất, có người cho rằng chính nỗi lo sợ đã đạt tới một cường độ ghê gớm nhất thúc đẩy họ làm những hành vi vô lý nhất. Tôi không hề có ý muốn trốn tránh vấn đề, trái lại tôi lại muốn đem mổ xẻ vấn đề tới những chi tiết thực nhỏ.
Tôi không cần giới thiệu với các bạn về sự lo sợ; mỗi người các bạn ít nhất trong đời mình cũng đã một lần cảm thấy cái cảm giác đó hay nói đúng hơn trạng thái tình cảm đó. Có lẽ chưa ai tự hỏi tại sao chính những người tinh thần bất an lại là những người đau khổ vì lo sợ người khác? Người ta thấy sự đó hết sức tự nhiên, người ta chả đã lẫn lộn hai chữ “bất an” và “lo sợ” đấy sao? Có vẻ như hai thứ chỉ là một. Người ta lầm vì có nhiều người lo sợ mà tinh thần không bất an và những người tinh thần bất an có đủ mọi triệu chứng trừ triệu chứng lo sợ.
Dù sao thì vấn đề lo sợ cũng là nơi mà mọi vấn đề quan trọng nhất, linh tinh nhất đều hướng về, một điều bí ẩn nếu được giải ra sẽ đưa lại không biết bao nhiêu ánh sáng soi tỏ đời sống tinh thần. Tôi không bảo rằng tôi sẽ đem lại cho các bạn một giải pháp hoàn hảo, nhưng các bạn cũng thấy trước rằng phân tâm học sẽ nghiên cứu vấn đề đó bằng những phương pháp khác hẳn phương pháp y khoa cổ điển. Y khoa cổ điển quan tâm nhất đến vấn đề xem nỗi lo sợ có căn bản giải phẫu nào trong cơ thể không? Họ cho đó là một sự kích thích tuỷ hành và người bệnh được biết họ bị bệnh thần kinh của mơ hồ. Tuỷ hành hay tuỷ dài là một vấn đề rất đứng đắn, rất đẹp. Tôi nhớ lại là ngày xưa tôi đã tốn bao nhiêu thì giờ và khó nhọc để học cơ quan đó. Nhưng ngày nay tôi đã thú nhận trong sự việc nghiên cứu nỗi lo sợ chả có gì làm cho tôi lơ là hơn là sự tìm hiểu con đường mà sự kích động thần kinh đi từ tuỷ hành xuống theo.
Trước hết chúng ta có thể nói rất lâu đến sự lo sợ mà không cần nói đến bệnh thần kinh bất an nói chung. Các bạn sẽ hiểu mà không cần giải thích gì thêm khi thấy tôi gọi nỗi lo sợ thực sự ngược lại với nỗi lo trong bệnh thần kinh. Nỗi lo sợ thực sự là một cái gì dễ hiểu và hợp lẽ phải. Đó là phản ứng với ý nghĩ là mình sắp gặp một sự nguy hiểm từ bên ngoài, một sự nguy hiểm mà mình chờ đợi, biết trước, liên kết với ý tưởng bỏ trống phải được coi như sự phát triển của bản năng tự bảo vệ. Lo sợ thường xảy ra trước đối tượng và trong tình trạng nào? Điều đó phụ thuộc vào mức độ hiểu biết và quyền lực của mình đối với thế giới bên ngoài. Người mọi rợ sợ một khẩu đại bác để trước mặt hay khi thấy có nhật thực, trong khi một người da trắng biết điều khiển đại bác và biết trước là có nhật thực sẽ không sợ hãi gì. Nhiều khi chính vì hiểu biết quá nhiều mà người ta lo sợ vì biết trước sự nguy hiểm quá sớm. Một người mọi rợ quen sống trong rừng trông thấy một con đường mòn mở ra trước mắt là sợ rồi vì biết đó là đường đi của một dã thú, trong khi người văn minh không quen sống trong rừng không sợ gì cả vì không rõ mình đang ở cạnh một con vật nguy hiểm. Một người thủy thủ đầy kinh nghiệm sợ hãi nhìn một làn mây nhỏ trên trời vì biết rằng đám mây đó báo trước một cơn giông tố sắp tới trong khi người đi trên tàu vẫn thản nhiên vì không biết điều đó.
Suy nghĩ kỹ chúng ta sẽ thấy là chúng ta cần xét lại ý kiến cho rằng nỗi lo sợ thực sự là điều hợp lẽ phải và thích ứng vào một mục đích nào đó. Thái độ hợp lẽ phải nhất khi mình đứng trước một mối nguy hiểm nào là liệu xem sức mình có thể chống lại sự nguy hiểm đó không, rồi sẽ quyết định xem nên chạy trốn, nên chống cự lại hay nên tấn công trước. Nhưng trong thái độ đó không có chỗ cho sự lo sợ: dù có lo sợ cũng không giải quyết được gì, sự gì đến vẫn đến và có khi không lo sợ sự việc sẽ tốt đẹp hơn chưa biết chừng. Như vậy khi nỗi lo sợ lên quá mạnh, nó sẽ làm tê liệt mọi hoạt động và có khi tê liệt cả ý muốn chạy trốn nữa. Thường thường phản ứng chống lại sự nguy hiểm là sự dung hòa lòng lo sợ với hành vi tự vệ. Khi một con vật lo sợ, bỏ chạy, chỉ có thái độ bỏ chạy mới hợp lý còn sự lo sợ không đáp ứng một mục tiêu nào cả.
Vì vậy, người ta có thể cho rằng sự lo sợ không bao giờ hợp lý hết. Nhưng chúng ta nên phân tích thực kỹ càng tình trạng do sự lo sợ tạo nên nếu chúng ta muốn có một ý niệm đúng đắn về điều đó. Trước hết đương sự đã sửa soạn đón nhận nguy hiểm vì thế nên mới tỏ ý lo ngại và tinh thần cùng cảm giác mới căng thẳng. Tình trạng chờ đợi và sửa soạn này là một tình trạng tốt vì nếu không đương sự sẽ gặp nhiều mối nguy hiểm to lớn. Do tình trạng đó mà có hành động cơ năng: hoặc chạy trốn hoặc tự bảo vệ tích cực; rồi sau đó mới có lo ngại. Sự lo sợ càng phát triển giới hạn bao nhiêu, càng tỏ ra là một dấu hiệu bấy nhiêu, và sự diễn tiến biến đổi tình trạng sửa soạn lo ngại phập phồng thành hành vi càng xảy ra càng nhanh và hợp lý bấy nhiêu. Vì thế cho nên trong sự lo sợ phập phồng chỉ có sự sửa soạn đón nhận nguy hiểm mới là yếu tố có ích, còn sự lo sợ có vẻ như trái với mục tiêu.
Tôi bỏ qua vấn đề xem xét trong tiếng nói thường này những chữ lo âu, sợ hãi, kinh hoàng có chỉ dùng một thứ hay nhiều thứ khác nhau không. Tôi cho rằng sự lo sợ đều có liên quan đến trạng thái con người chứ không liên can đến đối tượng trong khi trong sự sợ hãi, đương sự thường chú ý đến đối tượng gây sợ hãi hơn. Sự kinh hoàng đối với tôi có một ý nghĩa đặc biệt chỉ một hành vi chống lại một sự nguy hiểm mà người ta không chờ đợi và không được biết trước. Người ta có thể cho rằng người ta dùng lo sợ để chống lại sự kinh hoàng.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp