Phân Tâm Học Nhập Môn

Những điều mơ hồ về phê bình


1 năm

trướctiếp

Tôi không muốn rời bỏ phạm vi giấc mơ mà không nói đến những điểm nghi ngờ và mơ hồ chính trong những quan niệm mới vừa được trình bày. Những bạn nào chăm chú theo tôi từ đầu hẳn biết rõ những điểm này.
1. Mặc dù chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật như thế nào chăng nữa, những kết quả thu lượm được cũng hãy còn mơ hồ đến nỗi người ta không thể đi ngược từ những ý tưởng tiềm tàng về giấc mơ rõ ràng. Có bạn cho rằng trước hết, người ta không biết phải hiểu một yếu tố nào đó theo nghĩa thông thường hay theo nghĩa tượng trưng vì những đồ dùng để tượng trưng vẫn có giá trị thực của chúng. Vì không có một tiêu chuẩn nào cả nên sự giải thích phải để tuỳ thuộc người giải thích. Ngoài ra vì có những điểm trái ngược nhau lẫn lộn trong công việc xây dựng, thành ra người ta không được hiểu theo nghĩa âm hay nghĩa dương, theo nghĩa trực tiếp hay nghĩa phản trái: đó cũng là một điểm tuỳ theo người giải thích. Điều thứ ba, vì trong giấc mơ có nhiều sự đảo ngược, người ta có thể coi bất cứ đoạn nào trong giấc mơ như một sự lộn ngược. Sau cùng, rất ít khi có trường hợp mà chỉ có một sự giải thích thôi: vì có nhiều lối giải thích cho nên khó biết lối nào đúng. Kết luận là giới hạn của sự võ đoán của người giải thích quá rộng không phù hợp với tính cách thiết thực của những kết quả. Và các bạn có thể cho rằng những lầm lẫn không hẳn đã từ giấc mơ mà ra nhưng có thể bắt nguồn ở chỗ lầm lẫn của chính những quan niệm của chúng ta.
Lý luận đó rất đúng nhưng tôi nghĩ là chúng phù hợp với những điều kết luận của các bạn, theo đó thì trong sự giải thích có nhiều điểm ước đoán và những điểm sai của phương pháp chúng ta đem dùng không thể làm cho chúng ta tin cậy được. Nhưng nếu thay vì nói đến những sự võ đoán vủa người giải thích, các bạn nói rằng sự giải thích tuỳ thuộc vào sự khéo léo, kinh nghiệm và sự thông minh của người giải thích thì tôi chịu ngay. Người ta không thể nào gạt bỏ yếu tố cá nhân ít nhất cũng trong trường hợp đứng trước một sự giải thích khó khăn như thế này. Người này giải thích đúng hơn, hay hợp lý hơn người khác là một điều không thể tránh được, cũng như trong mọi kỹ thuật khác. Trong sự giải thích giấc mơ điều gì có vẻ như võ đoán sẽ không còn là võ đoán nữa khi người ta có thể chọn trong những cách giải thích được đưa ra cách nào người ta coi là thoả đáng nhất, và vứt bỏ những cách giải thích khác, đưa vào những dây liên lạc giữa những ý tưởng trong giấc mơ, giữa giấc mơ và đời sống người nằm mơ và vào tình trạng tinh thần của giấc mơ. Sở dĩ trong vấn đề giải thích giấc mơ có những điểm chưa được hoàn hảo chính là vì tính chất của giấc mơ là một cái gì vô định và người ta có thể gắn cho giấc mơ bất cứ ý nghĩa nào người ta muốn.
Tôi đã nói là công việc xây dựng trong giấc mơ làm cho những ý tưởng tiềm tàng phát biểu ra dưới một hình thức cổ lỗ giống như lối viết tượng hình. Vậy mọi sự biểu thị theo lối cổ lỗ đều bất định, thường có hai nghĩa làm cho ta không thể quyết đoán nên theo nghĩa nào. Sự gặp gỡ của các điểm trái nhau trong công việc xây dựng cũng giống như những nghĩa phản trái nhau trong các ngôn ngữ cổ xưa. Nhà ngôn ngữ học R.Abel (1884) thường nói rằng, khi ta gặp trong các ngôn ngữ cổ những chữ có nhiều nghĩa, ta đừng cho rằng trong câu chuyện những tiếng đó bao giờ cũng có hai nghĩa. Giọng nói và cử chỉ của người nói chuyện đủ chỉ cho ta biết người đối thoại định dùng nghĩa nào trong các nghĩa đó. Trong chữ viết không thể dùng được cử chỉ, người ta thường ghép thêm vào bên cạnh chữ hình vẽ, không đọc lên ví dụ như hình một người ngồi xổm hay một người đứng thẳng bên cạnh chữ “ken” tuỳ theo chữ đó có nghĩa là yếu hay khoẻ. Do đó người ta tránh được những sự hiểu lầm mặc dù có rất nhiều nghĩa và dấu hiệu.
Trong những ngôn ngữ cổ xưa có nhiều điểm bất định không thể có mặt trong những ngôn ngữ hiện nay của chúng ta. Trong một vài ngôn ngữ Do Thái chẳng hạn, chúng chỉ có phụ âm mà không có nguyên âm. Người đọc hay người nghe phải chiếu theo câu nói hay chữ viết mà đoán ra những nguyên âm vắng mặt. Chữ viết cổ Ai Cập cũng thế vì chúng ta không biết tiếng cổ Ai Cập đọc ra sao. Chữ viết thiêng liêng của Ai Cập cũng có những điều bất định như thế. Người đọc cứ tự do xếp những hình ảnh từ phải sang trái hay từ trái sang phải tuỳ theo ý muốn. Muốn đọc phải tuỳ theo những hình ảnh của những con chim hay súc vật khác. Người viết cũng có thể viết từ trên xuống dưới tuỳ theo quan niệm về nghệ thuật. Điều khó chịu nhất trong chữ cổ Ai Cập là không hề viết chữ này xa chữ nọ. Những dấu hiệu cứ xuất hiện theo một khoảng cách đều đều khiến cho người ta không biết rõ một chữ thuộc chữ trên hay chữ dưới. Trong chữ viết Ba Tư trái lại giữa hai chữ có một chữ nghiêng chứng tỏ hai chữ khác nhau.
Chữ viết và ngôn ngữ Trung Hoa rất cổ hiện nay hãy còn dùng cho 400 triệu người. Các bạn đừng cho là tôi hiểu tiếng Trung Hoa. Tôi chỉ khảo cứu với hy vọng tìm thấy những điểm giống nhau như những điều vừa nói, và tôi đã không bị thất vọng. Ngôn ngữ Trung Hoa đầy rẫy những sự bất định như thế đủ làm chúng ta rùng mình. Ngôn ngữ đó gồm có nhiều vần có thể đọc riêng biệt hay cùng với những vần khác. Một trong các thổ ngữ Trung Hoa có tới 400 vần. Ngữ vựng gồm có 4000 chữ thành ra có chữ có tới 10 nghĩa, có chữ có ít hơn hay nhiều hơn. Vì toàn thể không giúp cho người nghe đoán được người nói định nói gì. Người ta đã đặt ra không biết bao nhiêu là phương sách để tránh sự hiểu lầm. Trong những phương sách đó có phương sách cần phải kể việc ghép hai vần thành một tiếng và đọc tiếng đó theo bốn thanh âm khác nhau. Ngôn ngữ đó không có văn phạm. Không phân biệt được trong một ngữ xem chữ đó là danh từ hay tính từ hay động từ, giống đực hay giống cái, số nhiều hay số ít. Thời gian nào hay thể nào. Ngôn ngữ chỉ có những nguyên liệu cũng như tiếng nói trừu tượng của chúng ta phân chia ra thành những nguyên liệu bằng cách xoá bỏ những sự biểu thị các dây liên lạc giữa những tiếng. Trong tiếng Trung Hoa mỗi khi có điều gì bất định, người nghe phải dựa vào toàn thể mà quyết định tuỳ theo trí thông minh của mình. Tôi ghi một câu tục ngữ Trung Hoa nói từng tiếng một như sau: ít, nhìn, nhiều, điều kỳ diệu.
Câu tục ngữ này không có gì khó hiểu: nó có thể có nghĩa là: càng trông ít bao nhiêu càng thấy nhiều điều kỳ diện bấy nhiêu, hay: đối với những người trồng càng ít, càng có nhiều điều kỳ diệu. Giữa hai bản dịch khác nhau chỉ khác nhau về văn phạm nay tất nhiên thực khó quyết định xem nên dùng bản nào. Vậy mà người ta thường nói rằng tiếng Trung Hoa là thứ tiếng tuyệt hảo trong công việc trao đổi tư tưởng. Vậy sự có nhiều nghĩa không hẳn đã đưa đến sự bất định trong ngôn ngữ.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp