Phân Tâm Học Nhập Môn

Tính cách tượng trưng trong giấc mơ (2)


1 năm

trướctiếp

Về rừng, chúng ta sẽ không hiểu tại sao rừng lại được dùng tượng trưng cho đàn bà nếu chúng ta không cầu cứu môn ngôn ngữ học só sánh. Tiếng Đức Holz (gỗ) cũng cùng một gốc rễ với tiếng Hy lạp có nghĩa là vật chất, nguyên liệu. Có nhiều khi một tiếng chung dùng để chỉ một vật riêng. Trong Đại tây dương có một hòn đảo tên Maderia vì đảo đó toàn rừng, Maderia tiếng Bồ đào nha có nghĩa là rừng. Tiếng Maderia gốc từ tiếng La tinh Materiasa thành Matiére của pháp. Chữ materia gốc ở chữ master nghĩa là người mẹ. Vậy matiére, vật chất của một vật gì chính là mẹ của vật đó. Chính quan niệm cũ kỹ này đã phát sinh ra ký hiệu tượng trưng gỗ, rừng trở thành người mẹ, người đàn bà.
Trong giấc mơ, sự sinh sản thường được tượng trưng bằng những nước, nhảy xuống nước hay từ dưới nước đi lên tức là sinh ra hay ra đời. Gốc của sự tượng trưng này là do thuyết tiến hoá: một đằng, mọi vật trên cạn, trong đó phải kể cả tổ tiên loài người, đều bắt nguồn từ những vật sống dưới nước (quan niệm này quá cũ), đằng khác, bất cứ một loài có vú, một người nào trước khi ra đời cũng nằm mơ trong nước nghĩa là nước trong tử cung người mẹ, và sinh ra tức là trong nước đi ra. Tôi không nói rằng người nằm mơ biết những điều đó. Nhưng tôi cho rằng anh ta không cần biết đến điều đó. Người nằm mơ có thể biết những điều được kể cho nghe hồi còn nhỏ, nhưng dù anh ta có biết chăng nữa cũng chẳng liên quan gì đến sự hình thành của ký hiệu tượng trưng. Ngày xưa người ta kể cho chúng ta nghe rằng chính những con cò đem trẻ con đến. Nhưng có thể đứa trẻ con ở đâu, thì ở dưới sông dưới giếng, nghĩa là ở dưới nước chứ còn đâu nữa? Một thân chủ của tôi, hồi còn nhỏ đã được nghe kể câu chuyện đó đã biến mất cả buổi chiều. Mãi sau người ta mới tìm ra chú bé đang cúi đầu xuống nước để xem có đứa trẻ con nào trong đó không?
Trong những huyền thoại về sự ra đời của những anh hùng, mà O.Rank đã khảo cứu (việc cũ nhất là sự ra đời của Sargon, ở Agade năm 2800 trước T.C) việc dìm trong nước hay từ trong nước đi ra giữ một vai trò quan trọng hàng đầu. Rank cho rằng đó là những hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sống như trong giấc mơ. Khi trong giấc mơ chúng tự cứu được một người nào đó khỏi chết đuối, chúng ta thường coi người đó như mẹ mình: trong những huyền thoại một người cứu được một đứa bé khỏi chết đuối chính là mẹ đứa bé. Trong một câu chuyện người ta kể lại rằng: người ta hỏi một đứa bé Do thái thông minh là: “Ai là mẹ của Moise?”. Thằng bé trả lời không ngập ngừng: “Đó là công chúa”. Nhưng người ta bảo: “Không đúng. Bà Công chúa chỉ là người cứu Moise khỏi chết đuối thôi”. Đứa bé trả lời: “Thì bà ta bảo thế”. chứng tỏ rằng nó cũng biết ý nghĩa đúng của câu chuyện huyền thoại.
Trong giấc mơ cái chết thường được tượng trưng bằng sự ra đi. Khi một đứa bé hỏi về một người đã lâu không gặp, thực ra đã chết, người lớn thường trả lời là người đó đi du lịch. Ngay ở đây tôi cũng cho rằng sự tượng trưng này không liên can gì đến sự giải thích cho trẻ con nghe. Nhà thi sĩ cũng dùng hình ảnh đó để chỉ suối vàng như một miền xa xôi mà không một du khách nào đến đó mà có thể trở về được. Ngay trong câu chuyện hàng ngày chúng ta cũng nói đến những chuyến du hành cuối cùng. Tôn giáo cổ xưa của xứ Ai cập cũng nói đến cuộc du hành qua cõi chết. Còn nhiều bản của cuốn sách, ví dụ như cuốn Baedekre đi theo xác ướp trong cuộc du hành. Từ khi nghĩa địa được tách rời những nơi có nhà ở, cuộc du hành cuối cùng về cõi chết đã trở thành hiện thực.
Sự tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà cũng không phải chỉ có trong giấc mơ. Trong đời sống hàng ngày nhiều khi bạn gọi một phụ nữ là “một cái hộp cũ kỹ” mà không hề biết rằng mình đã dùng chữ đó tượng trưng cho cơ quan đàn bà. Trong  Tân ước  có nói: người đàn bà là một cái bình yếu. Những sách kinh của người Do thái có lối hành văn rất thú vị, đầy rẫy những thành ngữ mượn của sự tượng trưng tình dục, thường không dễ hiểu tí nào và gây ra nhiều sự hiểu lầm ví dụ như trong cuốn Thánh ca của các thánh ca. Trong sách vở Do thái sau đó luôn luôn có đoạn nói đến người đàn bà như một cái nhà và cái cửa như cái cửa mình. Ví dụ như người chồng lấy vợ mất trinh thường phàn nàn là mình thấy cửa để ngỏ. Người đàn bà nói về chồng mình như sau: Tôi dọn bàn sẵn cho anh nhưng anh lật đổ bàn. Vì người chồng lật ngược bàn nên con cái mới què quặt. Những tài liệu này đều trích trong cuốn Sự tượng trưng tình dục trong kinh thánh Giato và thánh kinh Hồi giáo, của M.L.Levy, Brunn.
Chính các nhà ngữ nguyên học đưa ra hình dung người đàn bà tượng trưng bằng cái tàu thuỷ: danh từ Schiff (tàu thuỷ) lúc đầu dùng để chỉ một cái bình bằng đất sét bắt nguồn bằng chữ Schaff (cái chảo). Chữ lò tượng trưng cho người đàn bà và cái tử cung, đó là điều đọc thấy trong huyền thoại Hy lạp liên can đến Péreanderu ở Corinthe và vợ là Mélissa. Theo chuyện do Hérodote kể lại thì sau khi giết vợ mình vì ghe tuông, tên hôn quân yêu cầu bóng mình cho biết tin tức về người vợ yêu quý, người chết liền cho anh ta biết mình có mặt bằng cách nhắc cho Péreanderu biết là anh ta đã để cho bánh mỳ trong lò lạnh ngắt, thành ngữ này có mục đích ám chỉ đến những cử chỉ mà không một ai biết ngoài hai vợ chồng. Trong cuốn Anthropophyteia của Kraus thường được coi như một cuốn sách rất dồi dào về đời sống tình dục của các dân tộc, người ta đọc thấy rằng trong một vài miền ở Đức khi nói đến người đàn bà vừa sinh xong người ta thường nói rằng chị ta bị vỡ lò. Sự đốt lửa cũng có ý nghĩa tượng trưng: ngọn lửa ví như cơ quan sinh dục đàn ông: còn lò lửa là cơ quan của đàn bà.
Nếu ngạc nhiên không hiểu vì sao nhưng phong cảnh lại luôn luôn tượng trưng cho cơ quan sinh dục của đàn bà, bạn hãy đọc những sách về thần thoại trong đó đất lành nuôi sống con người giữ một vai trò như thế nào trong các dân tộc cổ xưa, và quan niệm về canh nông đã ảnh hưởng rất nhiều trong việc tượng trưng này. Thường ngày người đàn bà Đức chẳng hay hình dung căn phòng của người đàn bà để chỉ chính người đàn bà đó sao, thay thế con người bằng chỗ ở của đàn bà. Chúng ta cũng dùng chữ “Cánh cửa thiêng liêng” để chỉ Đức vua và chính phủ. Chữ Pharaon dùng để chỉ vua Ai cập có nghĩa là “sân to” (ở miền đông xưa giữa hai cửa thành thường có sân dùng làm nơi họp chẳng khác những cái chợ trong thời cổ). Tuy nhiên tôi thấy nguồn gốc này có vẻ hời hợt . Tôi cho rằng sở dĩ cái phòng trở thành tượng trưng cho người đàn bà; thần thoại và thi ca chẳng nhắc luôn đến những chữ dùng tượng trưng cho người đàn bà đó sao? Đó là những chữ: toà lâu đài , thành quách , thành phố. Sở dĩ có người nghi ngờ về điểm này thì chỉ là vì người đó không biết tiếng Đức nên không hiểu chúng ta nói thôi. Nhưng trong mấy năm gần đây tôi có chữa cho nhiều người ngoại quốc và trong giấc mơ của họ, họ cũng nói đến những cái phòng để chỉ người đàn bà. Còn nhiều lý do để chứng minh rằng sự tượng trưng này đã vượt quá biên giới của ngôn ngữ và sự kiện này đã được nhà đoán mộng Schubert công nhận. Dù sao cũng cần phải cho rằng không một thân chủ nào của tôi lại không biết tí gì về tiếng Đức cả, vì thế tôi chờ đợi những nhà phân tâm học tại các nước khác trên thế giới hiến cho những tài liệu đối với những người nói cùng một thứ tiếng.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp